Nguyễn Hoài An (dịch từ New York Times)
Ở Mỹ, trong hơn 40 năm trở lại đây, trung bình cứ ba tháng lại có một tử tù được minh oan.
Có ít nhất 4% số án tử hình ở Mỹ là oan sai. Ảnh: AP
Những
người vô tội này phải chịu án tử hình vì nhiều lý do. Có người bị nhận
dạng nhầm, có người bị ép cung phải nhận tội. Nhưng nguyên nhân chủ yếu
được cho là do những sai sót trong quá trình tố tụng. Cuộc tranh cãi về
việc nên hay không nên áp dụng án tử hình có lẽ sẽ vẫn còn rất căng
thẳng, nhưng con số 152 người vô tội bị đánh dấu phải chết quả thật là
con số báo động. Không một xã hội văn minh nào có thể chịu được cái giá
của việc xử tử oan một người vô tội, hay cướp đi của họ bao nhiêu năm
cuộc đời sau song sắt nhà tù.
Dù
bất đồng đến đâu về tính đạo đức của bản án tử hình, song có một điều
chắc chắn là không người Mỹ nào muốn nhìn thấy một người vô tội bị xử
tử.
Thế
nhưng, rất thường xuyên, nhiều người rốt cuộc lại phải ngồi trong xà
lim tử tù sau khi bị kết án cho những tội ác kinh khủng mà họ không hề
phạm phải. Những người may mắn là người được minh oan khi vẫn đang còn
sống - đó là câu lạc bộ tử tù với quân số đã tăng lên tới 152 thành viên
kể từ năm 1973.
Số
còn lại chịu cảnh giam cầm cả đời trong những xà lim có kích thước bằng
một chiếc tủ đồ. Một số chết vì những nguyên nhân tự nhiên; song có ít
nhất hai trường hợp được ghi nhận, đã bị thi hành án tử dù gần như đã
chắc chắn là vô tội.
Còn
bao nhiêu người vô tội nữa phải chịu, hay đang chờ đợi số phận tượng
tự? Có lẽ sẽ chẳng bao giờ có ai biết được. Trong 42 năm qua, trung bình
cứ ba tháng lại có một người bị kết án tử hình được minh oan. Theo một
nghiên cứu, có ít nhất 4% những người chịu án tử hình ở Mỹ bị kết án
oan. Tần suất quá đỗi thường xuyên như thế thừa đủ để dẫn ta đến kết
luận rằng án tử hình - bên cạnh tính độc ác, vô đạo đức, và thiếu hiệu
quả trong việc hạn chế tội phạm - dễ xảy ra sai sót đến độ không một
quốc gia văn minh nào có thể chịu được cái giá của việc sử dụng nó.
Những
người vô tội bị kết án vì nhiều lý do, người thì do luật sư đại diện
không bào chữa tốt, người thì bị nhận dạng nhầm, người thì phải nhận tội
do bị ép cung. Tuy nhiên, khi những tiến bộ trong công nghệ phân tích
ADN đẩy nhanh tốc độ minh oan, mọi sự cũng trở nên rõ ràng rằng những
sai trái trong quá trình tố tụng mới là tâm chấn gây ra con số đáng báo
động của những vụ oan sai như vậy.
Chỉ
riêng trong năm ngoái, năm 2014, chín người bị kết án tử hình đã được
trả tự do - và trừ một trường hợp, còn lại đa phần, chính việc làm sai
trái của công tố viên mới đóng vai trò chủ chốt.
Người được trả tự do gần đây nhất là Anthony Ray Hinton.
Ngày 3/4 vừa qua, Hinton bước ra khỏi nhà tù Alabama nơi ông thụ án gần
30 năm, nửa đời mình, với bản án tử hình treo lơ lửng. Hinton bị kết
tội gây ra hai vụ giết người chủ yếu là do chứng cứ sai lệch cho thấy
những viên đạn là từ khẩu súng của ông. Công tố viên khi đó, một người
cũng biết Hinton, nói rằng chỉ cần nhìn Hinton cũng biết ông ta có tội
và là kẻ “độc ác”. Sau đó các công tố viên khăng khăng tuyên bố ông có
tội dù chuyên gia làm chứng đã có phản bác rõ ràng.
Tại
sao chuyện này lại tiếp tục xảy ra? Trong một lá thư đáng chú ý gửi
biên tập viên được đăng hồi tháng ba trên tạp chí The Shreveport Times,
A.M. Stroud III, cựu công tố viên của giáo xứ Caddo ở Louisiana, đưa ra
câu trả lời thẳng thắn đến ớn lạnh: “Chiến thắng trở thành tất cả”.
Năm
1984, ông Stroud đã thuyết phục bồi thẩm đoàn kết án Glenn Ford và
tuyên án tử hình ông này vì tội giết người. Tuy nhiên, giờ đây ông
Stroud thừa nhận, khi đó mình tập trung vào chiến thắng hơn là tìm kiếm
công lý. Dù có nguồn tin về chứng cứ mới, song ông này đã không xác định
và đưa chứng cứ này ra trước tòa.
“Tôi
đã sai hoàn toàn”, ông Stroud viết, và nói lời xin lỗi ông Ford - người
đã ngồi tù 30 năm, với 26 năm mang bản án tử hình - gia đình ông Ford,
thẩm phán, bồi thẩm đoàn, và gia đình nạn nhân.
Lá
thư này không an ủi được ông Ford. Ông được trả tự do năm 2014, nhưng
giờ đây lại đang nằm chờ chết vì bệnh ung thư phổi đã phát triển, và
không được chữa trị trong suốt những năm tháng phí hoài trong nhà tù.
(Cũng trong tháng 3, thẩm phán ở Louisiana đã từ chối bồi thường cho ông
Ford ngoài chiếc thẻ tín dụng 20 đô-la mà ông nhận được sau khi được
trả tự do). Tuy nhiên, thông điệp mạnh mẽ của ông Stroud là một sự thừa
nhận hiếm hoi về hành động ngạo ngược của bên công tố và cái giá quá cao
mà nhiều người phải trả cho nó.
Đáng
tiếc một điều, thông điệp này không gây được sự chú ý ở những nơi cần
nghe nó nhất - chẳng hạn, ở chính giáo xứ Caddo, nơi có mức kết án tử
hình bình quân đầu người cao hơn bất kỳ nơi nào khác trên đất Mỹ. Đáp
lại sự thành thật trong lá thư của ông Stroud, Phó Trưởng phòng Công tố
quận Dale Cox, cũng đưa ra sự thẳng thắn của riêng mình: “Tôi là người
tin rằng án tử hình phục vụ lợi ích trả thù của xã hội”, ông Cox phát
biểu với tờ Shreveport Times. “Tôi nghĩ chúng ta cần xử tử thêm nhiều kẻ
nữa”.
Não
trạng quá đỗi phổ biến là phải chiến thắng bằng mọi giá đã dẫn đến việc
thi hành án tử hình với những người vô tội như Cameron Todd Willingham
hay Carlos DeLuna. Và não trạng này cũng dẫn tới bản án oan cho những
người như Hinton và Ford, những người đã phải ngồi tù suốt nửa đời người
với bản án tử hình treo lơ lửng trên đầu.
Nếu
không phải vì những nỗ lực tuyệt vời của các luật sư, các nhà điều tra,
hay chỉ đơn thuần là nhờ may mắn, những người này sẽ phải chết, và ông
Cox hay bất kỳ ai khác cũng chẳng thể biết được nỗi oan ức này.
Dịch từ: 152 innocents, marked for death (New York Times)
No comments:
Post a Comment