Ít nhất đã có tới 2 lần, Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam chia sẻ về ý tưởng sẽ xin ý kiến Hội nhà văn để tổ chức hội nghị hòa hợp văn học dân tộc với sự tham gia của các nhà văn trong nước và sự trở về của các nhà văn Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài.
Lần thứ nhất là tại Hội nghị văn học 2016 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ở Hà Nội ngày 16-12 (Xem thêm: Tại đây). Theo đó, ngoài nói lên những khó khăn mà Hội nhà văn đang gặp phải trong bối cảnh tiền ngân sách nhà nước phân bổ về Hội nhà văn đang eo hẹp, giảm so với các năm trước đây và việc Hội nhà văn tính đến phương án "liên kết với doanh nghiệp phá bỏ hoàn toàn trụ sở hiện nay (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội) để xây nhà hàng, khách sạn" nếu Nhà nước khó khăn không cấp kinh phí nữa thì ông Thỉnh cũng tiếp tục đề cập đến ý tưởng này.
Lần thứ hai là nhân sự kiện lễ trao giải thưởng văn học 2016, nhân dịp giỗ tổ Hùng Vương 10/3/2017. Tại đây, ông Thỉnh đã nêu ý tưởng này và dự kiến sẽ mời các nhà văn người Việt đang sinh sống ở hải ngoại, bất kể trước 1975 họ đã cầm bút phục vụ chế độ cũ (Việt Nam Cộng hòa) về giao lưu với tinh thần hòa hợp dân tộc...
Lí do được ông Thỉnh đưa ra là: “Cho đến nay, việc hòa hợp dân tộc trong lĩnh vực văn nghệ vẫn dè dặt và lạc hậu nhất so với các lĩnh vực khác”.
Ý tưởng được ông Thỉnh nói ra ngay lập tức gặp phải không ít sự nghi ngại từ những người nghe. Đa phần họ cho rằng, Hội nhà văn sẽ khó lòng mà thu hút được các nhà văn từ bên ngoài về tham gia và đối với những người đã từng cầm bút phục vụ chế độ cũ (Việt Nam Cộng hòa) thì lại càng khó hơn. Tính khả thi của ý tưởng này vì thế đang bị nghi ngờ...
Cũng có ý kiến cho rằng, Hội nhà văn và bản thân ông Chủ tịch Hội Hữu Thỉnh đang làm màu nhằm thu hút tiền từ Nhà nước trong bối cảnh ngân sách dành cho Hội này hoạt động đang có xu hướng giảm sút... Đây cũng là nội dung để không ít người thiếu thiện cảm với Hội này sử dụng để công kích và thóa mạ. Và tất nhiên, trong đó không thể thiếu những nhân vật cựu trào, đầu lĩnh của Hội nhà văn độc lập với tư cách là một tổ chức hội vô thừa nhận.
Câu hỏi đặt ra là liệu ý tưởng của Hội nhà văn có khả thi không? việc tổ chức hội nghị hòa hợp văn học dân tộc với sự tham gia của các nhà văn trong nước và sự trở về của các nhà văn Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài liệu có phải là động thái "làm màu" không? Về hai câu hỏi này xin được nói đôi điều như sau:
Về câu hỏi thứ nhất: Mặc dù việc tổ chức hội nghị hòa hợp văn học dân tộc với sự tham gia của các nhà văn trong nước và sự trở về của các nhà văn Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài đang chỉ là ý tưởng và đó có thể là ý tưởng riêng của ông Chủ tịch - Nhà thơ Hữu Thỉnh. Để được thực hiện nó phải được Hội nhà văn đồng ý và cho phép. Sẽ là quá sớm để đặt vấn đề thành bại hay khả thi của ý tưởng này. Điều đáng nói và đáng khen từ ý tưởng này chính là sự mạnh bạo trong nhận thức của người đứng đầu Hội này trước những vấn đề, nội dung chưa thực hiện được.
Cho nên, khi tiếp cận ý tưởng này, chúng ta nên đánh giá sự tích cực thay vì đặt nặng những yếu tố liên quan, bởi với bất cứ ý tưởng nào cũng sẽ thực hiện được, vấn đề chỉ là thực hiện bao giờ mà thôi.
Hội nhà văn nhận thức được điểm yếu của mình cũng có nghĩa đó sẽ là một ưu tiên, hướng đi trong tương lai. Và để tồn tại, họ sẽ không có cách nào khác ngoài cố gắng thực hiện nó. Rất có thể, bước đi đầu tiên của Hội nhà văn trong vấn đề này sẽ là thiết lập các mối quan hệ với những nhà văn ở bên ngoài. Một khi chiếc cầu nối này được vững chắc thì tin chắc rằng, ý tưởng về tổ chức Hội nghị hòa hợp dân tộc này sẽ được thực hiện trong nay mai.
Về câu hỏi thứ hai: Đúng là Hội nhà văn đang khó khăn do thiếu kinh phí hoạt động. Nhưng quả thực sẽ không dễ dàng gì có thể tìm được mối liên hệ giữa vấn đề mà Hội nhà văn đang gặp phải với tưởng của chính họ. Ngược lại, do khó khăn về tài chính, để có lợi cho mình, Hội nhà văn sẽ tìm cách thu hẹp diện hoạt động, sẵn sàng cắt bỏ những nội dung không bản chất, hình thức để đầu tư có trọng điểm. Việc ai đó nói Hội nhà văn Việt Nam đang làm màu để thu tiếng tăm và dễ bề xin kinh phí là chuyện hết sức ảo tưởng và phi lý. Nó chỉ có thể là thứ trò mèo mà những kẻ ghen ghét Hội nhà văn bày ra hòng bôi xấu hội này!
Hãy chờ xem Hội nhà văn sẽ làm gì với ý tưởng táo bạo và cần thiết này!
An Chiến
Ít nhất đã có tới 2 lần, Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam chia sẻ về ý tưởng sẽ xin ý kiến Hội nhà văn để tổ chức hội nghị hòa hợp văn học dân tộc với sự tham gia của các nhà văn trong nước và sự trở về của các nhà văn Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài.
Lần thứ nhất là tại Hội nghị văn học 2016 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ở Hà Nội ngày 16-12 (Xem thêm: Tại đây). Theo đó, ngoài nói lên những khó khăn mà Hội nhà văn đang gặp phải trong bối cảnh tiền ngân sách nhà nước phân bổ về Hội nhà văn đang eo hẹp, giảm so với các năm trước đây và việc Hội nhà văn tính đến phương án "liên kết với doanh nghiệp phá bỏ hoàn toàn trụ sở hiện nay (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội) để xây nhà hàng, khách sạn" nếu Nhà nước khó khăn không cấp kinh phí nữa thì ông Thỉnh cũng tiếp tục đề cập đến ý tưởng này.
Lần thứ hai là nhân sự kiện lễ trao giải thưởng văn học 2016, nhân dịp giỗ tổ Hùng Vương 10/3/2017. Tại đây, ông Thỉnh đã nêu ý tưởng này và dự kiến sẽ mời các nhà văn người Việt đang sinh sống ở hải ngoại, bất kể trước 1975 họ đã cầm bút phục vụ chế độ cũ (Việt Nam Cộng hòa) về giao lưu với tinh thần hòa hợp dân tộc...
Lí do được ông Thỉnh đưa ra là: “Cho đến nay, việc hòa hợp dân tộc trong lĩnh vực văn nghệ vẫn dè dặt và lạc hậu nhất so với các lĩnh vực khác”.
Ý tưởng được ông Thỉnh nói ra ngay lập tức gặp phải không ít sự nghi ngại từ những người nghe. Đa phần họ cho rằng, Hội nhà văn sẽ khó lòng mà thu hút được các nhà văn từ bên ngoài về tham gia và đối với những người đã từng cầm bút phục vụ chế độ cũ (Việt Nam Cộng hòa) thì lại càng khó hơn. Tính khả thi của ý tưởng này vì thế đang bị nghi ngờ...
Cũng có ý kiến cho rằng, Hội nhà văn và bản thân ông Chủ tịch Hội Hữu Thỉnh đang làm màu nhằm thu hút tiền từ Nhà nước trong bối cảnh ngân sách dành cho Hội này hoạt động đang có xu hướng giảm sút... Đây cũng là nội dung để không ít người thiếu thiện cảm với Hội này sử dụng để công kích và thóa mạ. Và tất nhiên, trong đó không thể thiếu những nhân vật cựu trào, đầu lĩnh của Hội nhà văn độc lập với tư cách là một tổ chức hội vô thừa nhận.
Câu hỏi đặt ra là liệu ý tưởng của Hội nhà văn có khả thi không? việc tổ chức hội nghị hòa hợp văn học dân tộc với sự tham gia của các nhà văn trong nước và sự trở về của các nhà văn Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài liệu có phải là động thái "làm màu" không? Về hai câu hỏi này xin được nói đôi điều như sau:
Về câu hỏi thứ nhất: Mặc dù việc tổ chức hội nghị hòa hợp văn học dân tộc với sự tham gia của các nhà văn trong nước và sự trở về của các nhà văn Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài đang chỉ là ý tưởng và đó có thể là ý tưởng riêng của ông Chủ tịch - Nhà thơ Hữu Thỉnh. Để được thực hiện nó phải được Hội nhà văn đồng ý và cho phép. Sẽ là quá sớm để đặt vấn đề thành bại hay khả thi của ý tưởng này. Điều đáng nói và đáng khen từ ý tưởng này chính là sự mạnh bạo trong nhận thức của người đứng đầu Hội này trước những vấn đề, nội dung chưa thực hiện được.
Cho nên, khi tiếp cận ý tưởng này, chúng ta nên đánh giá sự tích cực thay vì đặt nặng những yếu tố liên quan, bởi với bất cứ ý tưởng nào cũng sẽ thực hiện được, vấn đề chỉ là thực hiện bao giờ mà thôi.
Hội nhà văn nhận thức được điểm yếu của mình cũng có nghĩa đó sẽ là một ưu tiên, hướng đi trong tương lai. Và để tồn tại, họ sẽ không có cách nào khác ngoài cố gắng thực hiện nó. Rất có thể, bước đi đầu tiên của Hội nhà văn trong vấn đề này sẽ là thiết lập các mối quan hệ với những nhà văn ở bên ngoài. Một khi chiếc cầu nối này được vững chắc thì tin chắc rằng, ý tưởng về tổ chức Hội nghị hòa hợp dân tộc này sẽ được thực hiện trong nay mai.
Về câu hỏi thứ hai: Đúng là Hội nhà văn đang khó khăn do thiếu kinh phí hoạt động. Nhưng quả thực sẽ không dễ dàng gì có thể tìm được mối liên hệ giữa vấn đề mà Hội nhà văn đang gặp phải với tưởng của chính họ. Ngược lại, do khó khăn về tài chính, để có lợi cho mình, Hội nhà văn sẽ tìm cách thu hẹp diện hoạt động, sẵn sàng cắt bỏ những nội dung không bản chất, hình thức để đầu tư có trọng điểm. Việc ai đó nói Hội nhà văn Việt Nam đang làm màu để thu tiếng tăm và dễ bề xin kinh phí là chuyện hết sức ảo tưởng và phi lý. Nó chỉ có thể là thứ trò mèo mà những kẻ ghen ghét Hội nhà văn bày ra hòng bôi xấu hội này!
Hãy chờ xem Hội nhà văn sẽ làm gì với ý tưởng táo bạo và cần thiết này!
An Chiến
No comments:
Post a Comment