"TUYÊN BỐ TỪ BỎ QUỐC TỊCH
Thưa toàn thể người dân quốc nội và hải ngoại, các tổ chức nhân quyền, bảo vệ quyền con người và các quốc gia thừa nhận quyền chính trị; các tổ chức đấu tranh xóa bỏ độc tài, các hình thức thể chế, chế độ chủ nô, nô lệ mới trên thế giới hiện nay.
Hôm nay, tôi chính thức tuyên bố từ bỏ quốc tịch nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, quốc tịch của đất nước do đảng cộng sản cầm quyền.
Với tôi, sau thông báo này, tôi chính thức từ bỏ quốc tịch nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nghĩa là: Không thừa nhận quốc tịch do đảng csvn, nhà nước csvn quản lý, điều hành, chỉ đạo và làm chủ. Không chấp nhận làm công dân của một thể chế chủ nô, đàn áp, nô dịch, kìm hãm và đày đọa con người, tức là không cam chịu thân phận nô lệ.
Mỗi người sinh ra và lớn lên trên một vùng đất, gắn bó và yêu quý nơi chốn đó. Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại của đất nước Việt Nam, nếu vẫn thừa nhận và chấp nhận chế độ độc đảng, toàn trị thì thật là ấu trĩ.
Năm 2016, tôi đã công khai việc đấu tranh cho tự do, dân chủ, cho đa nguyên, đa đảng để chấm dứt sự độc tôn của đảng csvn. Và tôi tuyên bố tẩy chay, không thừa nhận vai trò, vị trí, quyền đại diện thay cho nhân dân quyết định tất cả mọi vấn đề của đảng csvn; không thừa nhận quốc hội, nhà nước và chính phủ do đảng csvn lập nên và chi phối.
Đó là những hành động thể hiện việc cần thiết phải từ bỏ tất cả những gì do đảng csvn nắm giữ, chi phối, quyết định.
Từ bỏ quốc tịch cũng vậy, và tôi sẽ tiếp tục cuộc tranh đấu cho tôi, nhân dân tôi có một quốc tịch mới, quốc tịch của công dân tự do, làm chủ; quốc tịch của một đất nước mà chính thể do dân bầu cử, đề đạt. Đất nước đó không thể do đảng csvn lãnh đạo hay điều hành.
Ngô Xuân Phúc
08g00p, ngày 17/01/2017.
Trích yếu:
H&T: Ngô Xuân Phúc
NS: 29/07/1980
QT hiện tại và nay từ bỏ: Việt Nam.
QQ: Nhân Thành - Yên Thành – Nghệ An.
TT: K6, P. Quán Bàu, tp. Vinh, N.A, vnm".
Ngô Xuân Phúc, kẻ từng tự nhận là tác giả bài thơ được phổ nhạc "Tổ quốc gọi tên mình" và kiện tụng với nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai đã tuyên bố như thế. Toàn văn tuyên bố được Phúc đăng tải trên FB cá nhân từ Thái Lan.
Đây là tuyên bố thứ hai liên quan trực tiếp đến cá nhân Phúc. Trước đó, sau thất bại trong quá trình tự ứng cử đại biểu quốc hội tại tỉnh Nghệ An, Phúc đã tuyên bố ra khỏi Đảng. Và theo quan sát, sau động thái xin ra khỏi đảng của mình, Ngô Xuân Phúc tưởng sẽ gây ra một hiệu ứng gì đó lớn lao, kiểu như Quốc hội sẽ bỏ qua mọi quy định để mời Phúc làm đại biểu Quốc hội để mong gã tiếp tục giữ cái thẻ đảng của mình và hủy bỏ tuyên bố ra khỏi đảng.
Ai dè, dù đã cố công chờ đợi nhưng không thèm ai đếm xỉa gì. Và đến nay, dù chưa phải là tất cả nhưng, đấy cũng là một trong những nguyên do Phúc tự ý ở lại Thái Lan sau chuyến du lịch và nộp hồ sơ xin "tị nạn chính trị" tại Thái Lan từ đó đến nay.
Cái đáng nói hơn cả là dù đã có mặt tại Thái Lan hơn nửa năm (từ tháng 06/2016) đến nay nhưng Phúc vẫn chưa thể tìm được đích đến nước Mỹ, nơi Phúc xin tị nạn và định cư lâu dài mặc cho UNHCR đã hứa hẹn với Phúc không ít điều ngoài việc RFA đã có một cuộc phỏng vấn riêng với Phúc.
Mọi thứ với Phúc đang dẫm chân tại chỗ. Nhưng đó chưa phải là những khó khăn duy nhất Phúc gặp phải. Ngoài việc bị kiểm duyệt gắt gao quá trình sử dụng Internet trên đất Thái, Phúc đã nhận không ít trái đắng như bị một người bạn đồng hương Việt Nam lừa, trộm đồ... Những khó khăn về điều kiện sống khác cũng khiến Phúc trở nên chán chường và tất nhiên đã có lúc gã thể hiện mong muốn được quay về quê hương.
Sau tất cả mọi thứ, dư luận chờ đợi ở Phúc sự thay đổi để quay trở về quê hưởng, bản xứ...
Nhưng tuyên bố từ bỏ Quốc tịch Việt Nam mới đây nhất của Phúc có thể xem là câu trả lời cuối cùng của Phúc về chuyện có hay không quay trở về Việt Nam?
Phúc tuyên bố bỏ Quốc tịch Việt Nam cũng có nghĩa từ nay trở đi Phúc sẽ không còn quốc tịch Việt Nam, mối liên hệ giữa Phúc với tổ quốc Việt Nam. Và dù Phúc chưa thực hiện các thủ tục thôi Quốc tịch theo quy định nhưng chính tuyên bố nói trên đã thay tất cả những gì cần thực hiện. Cho nên, sẽ không sai nếu nói rằng, sau tuyên bố từ bỏ Quốc tịch nói trên, Phúc đã đoạn tuyệt, tự cấm hẳn đường về quê hương, bản quán của mình!
Trước Phúc cũng có một người từng có những phát ngôn không hay về vấn đề Quốc tịch/hộ chiếu. Đó là ông Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội. Ông Kiệt đã phát biểu trước UBND TP Hà Nội ngày 20/9/2008 như sau: "Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ !”
Sau khi nội dung phát biểu này được đăng tải trên báo chí và những luồng phản ứng gay gắt từ dư luận, Tòa thánh Vatican với tư cách là "thượng cấp" của ông Kiệt đã buộc ông Kiệt nghỉ hưu sớm dù chưa đến tuổi. Đó cũng có thể xem là một cái giá mà những kẻ đang tâm chối bỏ Tổ quốc, dân tộc phải lãnh nhận. Nhưng xem chừng, so với ông Kiệt thì Ngô Xuân Phúc còn éo le và thê lương hơn. Với ông Kiệt, sau vạ miệng ông còn chỗ để về là Dòng Châu Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, còn riêng với Phúc thì gã sẽ mãi mãi là một kẻ lưu vong, không Tổ quốc mà thôi!
Cái giá Phúc lãnh nhận vì thế sẽ lớn hơn nhiều những gì mà ông Kiệt đã nhận trong quá khứ.
Nhưng tuyên bố từ bỏ Quốc tịch Việt Nam mới đây nhất của Phúc có thể xem là câu trả lời cuối cùng của Phúc về chuyện có hay không quay trở về Việt Nam?
Phúc tuyên bố bỏ Quốc tịch Việt Nam cũng có nghĩa từ nay trở đi Phúc sẽ không còn quốc tịch Việt Nam, mối liên hệ giữa Phúc với tổ quốc Việt Nam. Và dù Phúc chưa thực hiện các thủ tục thôi Quốc tịch theo quy định nhưng chính tuyên bố nói trên đã thay tất cả những gì cần thực hiện. Cho nên, sẽ không sai nếu nói rằng, sau tuyên bố từ bỏ Quốc tịch nói trên, Phúc đã đoạn tuyệt, tự cấm hẳn đường về quê hương, bản quán của mình!
Trước Phúc cũng có một người từng có những phát ngôn không hay về vấn đề Quốc tịch/hộ chiếu. Đó là ông Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội. Ông Kiệt đã phát biểu trước UBND TP Hà Nội ngày 20/9/2008 như sau: "Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ !”
Sau khi nội dung phát biểu này được đăng tải trên báo chí và những luồng phản ứng gay gắt từ dư luận, Tòa thánh Vatican với tư cách là "thượng cấp" của ông Kiệt đã buộc ông Kiệt nghỉ hưu sớm dù chưa đến tuổi. Đó cũng có thể xem là một cái giá mà những kẻ đang tâm chối bỏ Tổ quốc, dân tộc phải lãnh nhận. Nhưng xem chừng, so với ông Kiệt thì Ngô Xuân Phúc còn éo le và thê lương hơn. Với ông Kiệt, sau vạ miệng ông còn chỗ để về là Dòng Châu Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, còn riêng với Phúc thì gã sẽ mãi mãi là một kẻ lưu vong, không Tổ quốc mà thôi!
Cái giá Phúc lãnh nhận vì thế sẽ lớn hơn nhiều những gì mà ông Kiệt đã nhận trong quá khứ.
An Chiến
No comments:
Post a Comment