Viễn
Lê Văn Luân cũng là một luật sư. Tuy nhiên, cũng giống như đàn anh Võ An Đôn, chàng luật sư này tài thì ít mà tật thì nhiều. Và cũng có thể xem anh ta là một dạng đàn em của Võ An Đôn, luật sư biến thái. Điều này thể hiện trong rất nhiều hành động, bài viêt của anh ta. Bài viết có tên Cần Bộ Công an điều tra độc lập mà anh ta vừa đăng tải trên trang Ba Sàm xuyên tạc về cái chết của nha Phạm Đăng Toàn Bình Định là một ví dụ điển hình.
Ngay đầu bài viết, Lê Văn Luân đã đưa ra một nhận định hết sức chủ quan nhằm hướng lái tư tưởng người đọc rằng:
“Người thanh niên này không thể chạy một cách liên tục tới 42.6km như ông Marathon năm xưa khi đưa thư báo tin chiến thắng quân Ba Tư mà lăn ra chết tức tưởi như thế được.
Tính mạng con người đâu phải như cái kim sợi chỉ hay loài vật để mà vội vàng kết luận chỉ trong một vài tiếng đồng hồ với lý do chạy quá sức dẫn đến tử vong?”
Như vậy với câu này, Lê Văn Luân cố tình bác bỏ kết luận của cơ quan pháp y rằng Phạm Đăng Toàn bị chết do do chạy quá sức. Ngược lại ý Luân là người thanh niên này bị chết do Công an đánh.
Tuy nhiên, cần phải khẳng định với Lê Văn Luân rằng, là một luật sư anh phải hiểu hơn ai hết là việc kết luận nguyên nhân chết của một người phải bằng khám nghiệm tử thi, bằng pháp y chứ không thể bằng lời kết luận hồ đồ như của Luân. Sau khi sự việc xayra, cơ quan pháp y Bình Định đã tiến hành khám nghiệm tử thi và kết luận Toàn chết do chạy quá sức, có thể do trạng thái biến tốc đột ngột của anh ta dẫn đến phù não, phù phổi do thiếu o xy nên dẫn đến tử vong. Việc tiến hành pháp y này theo đúng trình tự, thủ tục luật định chứ không phải chỉ là vài tiếng đồng hồ cỏn con như Luân nói.
Mặt khác, một điều hiển nhiên rằng, nếu Phạm Đăng Toàn chết do bị Công an đánh thì thế nào cũng có dấu vết đánh trên người, và người thân của Toàn cũng như các người khác xung quanh hoàn toàn có thể phát hiện ra vì nếu chết do đánh thì các tác động và vết thương đó phải rất lớn. Đằng này không hề có dấu vết bị đánh nào, pháp y cũng kết luận không có tác động ngoại lực, sao lại cứ đổi cho Công an đánh.
Thật ra ai cũng biết đây là sự xuyên tạc của Lê Văn Luận để rồi anh ta phục vụ cho ý đồ tiếp theo đó là nêu ra yêu sách đòi hỏi cần phải có tòa án, Công an độc lập, phi đảng phái, cần phải phi chính trị hóa Công an, cần đa nguyên đa đảng…
Anh ta viết:
“Nếu chúng ta có lực lượng nhà báo điều tra độc lập, lực lượng thám tử hay thanh tra, lực lượng cảnh sát quốc gia không đảng phái thì đây chính là lúc phát huy giá trị của họ.
Luật pháp muốn được thượng tôn thì bắt buộc phải có những cơ chế/thiết chế độc lập với đảng phái để giám sát và thực thi nghiêm minh trên thực tế. Công an và quân đội đã thề luôn trung thành với tôn chỉ “còn đảng còn mình”, mà đảng thì lại với cương vị lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội, không một cơ quan quyền lực, truyền thông hay hội đoàn nào độc lập với đảng, thì chính điều đó đã làm cho những thiết chế đang tồn tại trở nên khó lòng mà khách quan trong nhiệm vụ và chức trách của mình.”
Một sự việc đã rõ rành rành như vậy nhưng Lê Văn Luân vẫn cố tình xuyên tạc để rồi đưa ra luận điểm: do vì Công an, Quân đội thề trung thành với Đảng, do không có Công an, Quân đội trung lập về chính trị. Rõ thật là buồn cười cho cái kiểu qui kết chủ quan, duy ý chí của Lê Văn Luân.
Có thể Lê Văn Luân muốn đòi hỏi đa đảng, đòi phi chính trị hóa Công an, Quân đội. Thế nhưng vin vào việc của Phạm Đăng Toàn để đưa ra đòi hỏi này thì quả thực là phi lý bởi nó chẳng liên quan đến nhau. Nói như Lê Văn Luân thì việc này khuất tất là do vai trò lãnh đạo của Đảng?
Tóm lại, những kẻ như Võ An Đôn hay Lê Văn Luân càng nói, càng viết thì càng chứng tỏ bản chất non kém về trình độ pháp luật và sự lệch lạc, biến thái trong nhận thức chính trị của mình.
Nghĩ mà buồn cho những kẻ luôn vỗ ngực tự xưng luật sư.
No comments:
Post a Comment