2016/11/07

VỀ “TÁC DỤNG PHỤ” THEO CÁI ĐẦU ĐẶC BÊ TÔNG CỦA ÔNG CỐNG

Đông La 


GS Nguyễn Đình Cống (Nguồn: Internet). 

Ông GS Nguyễn Đình Cống lại quăng lên mạng bài “Tác dụng phụ hay tai họa tất yếu sinh ra từ Cộng Sản”, trong đó ông ta viết: “Trong bài “Đại bi kịch Việt nam” tôi có viết: “Công nhận rằng những tai họa do sự phá nát, sự hủy hoại này (truyền thống văn hóa, đạo đức, môi trường, đất nước, dân tộc) không phải là ý đồ tự giác của CS, họ không cố tình làm những việc đó, nhưng nó là kết quả tất yếu của đấu tranh giai cấp, của vô sản chuyên chính, của công hữu hóa tư liệu sản xuất, của nền độc tài đảng trị. Những tai họa tất yếu này ban đầu những người CS chưa nhận thấy, đến khi nó bộc lộ rõ thì cố tinh bưng bít, che giấu, ngụy biện để đổ vấy cho các thế lực thù địch”; “Thế tác dụng phụ của CS là những thứ gì? Đó là những độc hại chứa đựng trong bản thể của nó. Một cách ngắn gọn và cụ thể, đó là những thứ tệ nạn, tai họa mọi mặt mà bạn thấy trong xã hội Việt Nam hiện nay do sự lãnh đạo và quản lý của ĐCS mang lại”.

Xin nhắc lại, Nguyễn Đình Cống, U80, nguyên dạy tại Trường Đại học Xây dựng, được giới thiệu là “chuyên gia về bê tông”. 1969-1972, nghiên cứu sinh tại trường Đại học Xây dựng Khác-cốp, Liên Xô.

Bài viết trên ông Cống tỏ ra đã “lên tay” trong “sự nghiệp” viết lách khi về hưu chống phá thể chế. Ông ta đã tỏ ra khôn ngoan, thâm độc hơn, cho những tệ nạn của xã hội VN hôm nay là tất yếu do bản chất của nền tảng lý luận của thể chế. Mượn từ chuyên môn Y khoa, ông ta gọi đó là cái “tác dụng phụ”. Ông ta không ngô nghê như những bài đầu mà bạn đọc chuyển cho tôi. Trong một bài tôi đã viết:“… không ngờ một GS, từng là trưởng khoa tại một trường đại học “dưới chế độ XHCN”, lại có một lý sự kỳ quái như thế này: “Thực chất là chế độ Diệm đàn áp cộng sản nhưng người ta lại dùng cách đánh tráo khái niệm để ngụy biện thành “Đàn áp những người yêu nước, đàn áp nhân dân”. Đánh tráo như vậy nhằm kích động hận thù dân tộc”.

Thật là khùng điên khi cho chế độ của Ngô Đình Diệm chỉ “đàn áp cộng sản” chứ không phải đàn áp “người yêu nước”, cho cái ý “người cộng sản là người yêu nước” là “đánh tráo khái niệm để ngụy biện”, để “nhằm kích động hận thù dân tộc”. Chỉ là một kẻ thù điên cuồng của chế độ mới có một sự phân chia thù địch như vậy.

Trước bao linh hồn của các chiến sĩ cộng sản hy sinh trong tù ngục thời cách mạng còn trứng nước, trước bao linh hồn các chiến sĩ hy sinh trong hai cuộc kháng chiến khốc liệt để có được ngày hòa bình hôm nay, trong đó có đồng đội của tôi, tôi không chửi Nguyễn Đình Cống là một “thằng già láo” thì tôi không còn là tôi nữa!

“Thằng già” này cần phải biết về Ngô Đình Diệm. Ngày 8 tháng 3 năm 1949Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập Quốc gia Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại, thực chất là con bài giúp Pháp thuyết phục Mỹ viện trợ kinh tế và quân sự để có thể tiếp tục đứng chân tại Đông Dương. Rồi đến khi Pháp thua tại Điện Biên Phủ, Eisenhower muốn có một chính phủ mở rộng hơn là chính phủ của một ông Vua bù nhìn để làm giảm sự hấp dẫn của Hồ Chí Minh. Ngô Đình Diệm đã được Mỹ chọn là quân bài giúp Mỹ thế chân Pháp. Bảo Đại đã phải cho Diệm một chức vụ Thủ tướng. Ý thức được rằng mình đang ném ngai vàng đi, Bảo Đại đã bắt Diệm phải thề trung thành. Diệm đã quỳ xuống trước Hoàng Hậu Nam Phương thề là sẽ làm hết sức để giữ ngai vàng cho Hoàng Tử Bảo Long. Nhưng chỉ hơn 1 năm sau, Diệm đã dùng tiền của CIA tổ chức cuộc Trưng Cầu Dân Ý gian lận để phế bỏ Bảo Đại và lên làm Tổng Thống. (http://www.sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls06.php)

Ấy vậy mà đến tận giờ vẫn không ít người tôn thờ Ngô Đình Diệm và tính chính nghĩa của “Nền Đệ nhất Cộng hòa”. Hãy xem đoạn văn dưới đây gởi những quan thầy Pháp của Ngô Đình Thục, anh ruột Ngô Đình Diệm, người đã dựa vào thế lực công giáo, giúp em mình đoạt quyền từ Bảo Đại, để xem rõ hơn cái tính “chính nghĩa” đó: "...Với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi (Ngô Đình Khả) cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tịnh.
Có thể tôi lầm, tuy nhiên, thưa Đô Đốc, tôi xin thú thực là không tin – cho đến khi được chứng minh ngược lại – rằng các em tôi đã phản lại truyền thống của gia đình chúng tôi đến như thế, một gia đình đã tự mình gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan lại bây giờ hầu hết đều chống lại Pháp...." (http://www.sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls06.php)

Vậy có lẽ nào những người cộng sản chống Ngô Đình Diệm lại không phải là “người yêu nước” như cái nhìn thù địch của Nguyễn Đình Cống?”
***
Về cái ý của Nguyễn Đình Cống: “… những tai họa do sự phá nát, sự hủy hoại này (truyền thống văn hóa, đạo đức, môi trường, đất nước, dân tộc) không phải là ý đồ tự giác của CS, họ không cố tình làm những việc đó, nhưng nó là kết quả tất yếu của đấu tranh giai cấp, của vô sản chuyên chính…” tôi cũng đã viết: “Trong lịch sử phát triển, con người vốn còn phần “con” của dã thú nên đã tham ác trong cuộc đấu tranh sinh tồn, kẻ mạnh, kẻ ác sẽ thắng kẻ yếu, kẻ hiền. Đó là bản chất của chủ nghĩa tư bản hoang dã mà chúng ta được xem nhiều qua văn chương và phim ảnh. Vì thế mà loài người thấy cần có một sự công bằng, đó chính là tính chất cơ bản nhất của CNXH. John Ball, một trong những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Anh vào năm 1381, được coi là người có tư tưởng chủ nghĩa xã hội đầu tiên, đã nói câu nói nổi tiếng: "When Adam delved and Eve span, Who was then the gentleman?" (Khi Adam đào đất, và Eve quay sợi, Thì ai là chủ [để họ phải trả tiền cho] đây?) Suốt thời kỳ Khai sáng trong thế kỷ 18, sự phê bình về bất bình đẳng đã xuất hiện trong tác phẩm của những nhà lý luận như Jean Jacques Rousseau ở Pháp, tác phẩm Du contrat social (Hợp đồng xã hội) của ông bắt đầu với "Con người được sinh ra tự do, và đâu đâu anh ta cũng ở trong xiềng xích". Trong thế kỷ 19, cụm từ "chủ nghĩa xã hội" thường được các nhà phê bình xã hội châu Âu nói chung dùng để phê phán chủ nghĩa tư bản. Cứ thế dần dần các nhà tư tưởng đã khái quát lại thành hệ thống lý luận của chủ nghĩa xã hội, đấu tranh cho một xã hội công bằng. Những người theo Chủ nghĩa Xã hội đã tự hình thành nhiều nhánh khác nhau, riêng chủ nghĩa Mác- Lênin thì cho Chủ nghĩa Xã hội là giai đoạn nằm giữa quá trình từ Chủ nghĩa Tư bản tiến lên Chủ nghĩa Cộng Sản. Một số trường phái Chủ nghĩa Xã hội vẫn chấp nhận đa nguyên về kinh tế và chính trị nhưng vẫn tạo ra sự bình đẳng xã hội bằng chính sách thuế và an sinh xã hội.

Như vậy, Chế độ XHCN phải tốt đẹp hơn Chế độ Tư Bản CN, là sự phát triển tất yếu của nền văn minh. Chủ nghĩa Tư Bản hoang dã đã phát triển vô độ thành Chủ nghĩa Đế quốc, gây ra hai cuộc Đại chiến Thế giới I và II. Khi chiến tranh chấm dứt, những nước chiến thắng lại chia phe, Mỹ đứng đầu một bên và Liên Xô đứng đầu một bên. Vì bị chính trị hóa, các “phe” thường tự nhận, tự gán cho nhau những khái nhiệm chế độ không hoàn toàn đúng với bản chất đích thực của nó. Thực tế đến nay không có nước nào tuyệt đối là một chế độ theo đúng định nghĩa của lý thuyết. Đến Liên Xô từng coi mình là “Thành trì XHCN” nhưng thực tế cơ chế vận hành xã hội còn mang nhiều tính chất của xã hội phong kiến. Như thời Brezhnev khi là TBT đã củng cố vị trí bằng cách buộc Podgorny nghỉ hưu để đồng thời làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô, tương đương với chức vụ của một tổng thống, là người thống trị ban lãnh đạo từ năm 1977 trở về sau. Ông ta tự phong mình làm Nguyên soái Liên Xô và được nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô tới 4 lần. Như vậy Brezhnev đúng là một ông vua kiểu mới và như một số sự phê phán, thực chất nhà nước Liên Xô là nhà nước mang hình hài XHCN nhưng máu chảy trong đó còn là máu phong kiến. Cũng chính vì thế mà nó đã vỡ tan tành. Còn Mỹ và các nước phương Tây thực ra là “được” phe XHCN gán cho theo CNTB. Nhưng thực tế, để tồn tại và phát triển, nhiều tính chất xấu xa của Chủ nghĩa Tư Bản hoang dã đã chết đi. Như Wikipedia viết: “Lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản là đối trọng để chủ nghĩa tư bản trở nên tốt đẹp hơn để được xã hội loài người chấp nhận”. Nhiều chính sách an sinh xã hội tại Mỹ và các nước phương Tây hướng về cộng đồng rõ ràng là mang tính chất của CNXH mà thời CNTB hoang dã không thể có. Cùng với nền tảng phát triển sẵn có, họ đã là “phe” thắng thế, được thế giới gọi là các nước phát triển, còn họ thì tự coi mình là thế giới tự do, dân chủ. Nhưng dù vậy tính chất của xã hội tư bản vẫn còn nhiều. Vẫn còn nguyên đó sự bất công trong hưởng thụ thành quả lao động, vì thế mới có Phong trào biểu tình “Chiếm Phố Wall”. Phong trào của những người “đại diện cho 99% dân lao động” chống lại “1% giới tư bản”, cái “hệ thống được dựng lên để 1% những người giàu nhất nhận 40% chiếc bánh”.

Còn nước ta, với thực trạng mất nước, một chế độ phong kiến nô lệ, thì coi XHCN là “lý tưởng tốt đẹp” là điều tất nhiên, sao ông Cống cho “phán đoán Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là vô cùng tốt đẹp” chỉ là cở sở để “suy luận ngụy biện”?””

Chính do “đấu tranh giai cấp”, “chuyên chính vô sản”, từ một nước vua bị bắt đi đầy, tên nước bị xóa, 1945 2 triệu người chết đói, Việt Nam có được cuộc sống thanh bình hôm nay, mức sống người dân nói chung hơn nhiều lần ngày xưa, vị thế VN đã “sánh vai” các cường quốc khắp 5 châu, đó chính là cái "tác dụng chính". Còn những tệ nạn, xấu xa của xã hội VN hôm nay mà ông Cống gọi là “tác dụng phụ”, nhìn thiển cận thì thấy đúng là rất bức xúc, nhưng so với “cái tác dụng chính” vĩ đại mà “đấu tranh giai cấp” mang lại nói trên thì đúng chỉ là những chuyện vặt. Mắt ông Cống bị sao hay do tâm ông đen mà không nhìn thấy tương quan đó?

Còn cái “tác dụng phụ” mà ông Cống nói đúng là có thật, nhưng thực tế tôi thấy các vị lãnh đạo đã chẩn bệnh đúng và đưa ra toa thuốc phù hợp, cái chính là quá trình điều trị có thực hành nghiêm chỉnh hay không mà thôi. Còn chẩn bệnh và theo “toa” thuốc của loại đầu “đặc bê tông” như ông Cống thì xã hội VN sẽ chỉ có loạn !

No comments: