2016/11/08

Nguyễn Quang A: Còn thất bại nào đau đớn hơn!

Chiềng Chạ


Theo Võ Khánh Linh, "Truyền thông Chính phủ Hà Lan vừa đưa tin, người nhận giải Tulip nhân quyền trị giá 100 ngàn Euros năm 2016 lại rơi vào ứng viên người Pakistan, bà Nighat Dad bất kể bà này có số phiếu bình chọn thấp hơn ông Nguyễn Quang A và đã từng nhận giải thưởng này vào năm 2013!" (Nguồn: https://www.government.nl/latest/news/2016/11/06/nighat-dad-recipient-of-2016-human-rights-tulip). 


Nguồn tin từ Võ Khánh Linh cho chúng ta thấy rõ 2 sự thua thiệt mà Tiến sỹ Nguyễn Quang A đang gặp phải trong giải thưởng Nhân quyền Hoa Tuylip năm 2016. Cụ thể:

(1). Ông A có số phiếu bình chọn cao hơn ứng viên người Pakistan, bà Nighat Dad, người vừa được trao giải thưởng Tulip nhân quyền trị giá 100 ngàn Euros tại lễ trao giải vừa qua.

(2). Năm 2013, bà Nighat Dad đã từng nhận giải thưởng này với thành tích "đấu tranh cho tự do Internet và tự do ngôn luận từ năm 2012 bất chấp “đàn áp” từ Chính phủ Pakistan".

Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao Ban Tổ chức Giải thưởng lại có một động thái thiên vị giành cho bà Nighat Dad và không quan tâm tới ưu thế số phiếu bình chọn của Tiến sỹ Nguyễn Quang A để gạt vị Tiến sỹ của chúng ta ra khỏi một cuộc chơi có giải thưởng này? Hay đâu là căn nguyên khiến Ban Tổ chức giải thưởng bỏ qua yếu tố "khoa học”, “khách quan” và có “giá trị” cổ súy cho nhân quyền để loại bỏ Tiến sỹ Nguyễn Quang A? 
Bà Nighat Dad (Pakistan) chủ nhân giải thưởng Nhân quyền Hoa Tuylip năm 2013, 2016 (Nguồn: Internet). 

Có người đã nói rằng, có thể giới chức Việt Nam đã mạnh tay can thiệp qua đường ngoại giao để Bộ Ngoại Giao Hà Lan, cơ quan đứng ra tổ chức Giải thưởng bất chấp quy định đặt ra ban đầu để từ chối trao giải thưởng "lẽ ra" thuộc về ứng cử viên đến từ Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Quang A mà thà trao giải thưởng này lần 2 cho bà Nighat Dad! Tuy nhiên, xem chừng lí do này không thể thuyết phục. Bởi, đây là một giải thưởng mà không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, trong đó có Pakistan, quê hương của bà Nighat Dad (chủ nhân giải thưởng này vào năm 2013) đã nhiều lần đứng ra phản đối. Và bất chấp mối quan hệ đang tiến triển khá tốt trên nhiều mặt với Pakistan, Bộ Ngoại giao Hà Lan vẫn giữ quan điểm khá cứng rắn trong việc xét chọn chủ nhân giải thưởng này hàng năm!

Cũng xin nói thêm, mặc dù Bộ Ngoại Giao Hà Lan đứng ra chủ trì xét tặng Giải thưởng nhưng trên thực tế, chủ thể đứng đằng sau giải thưởng này là Ủy ban nhân quyền của Liên minh Châu Âu EU. Vì lẽ này nên Bộ ngoại giao Hà Lan có cớ, động cơ để khước từ những áp lực từ đường ngoại giao (nếu có).
Vậy đâu là nguyên nhân? 
Giải thích về điều này, Mõ rất tâm đắc với Võ Khánh Linh trong đoạn: "Đánh giá tương quan 3 ứng viên này sẽ cho thấy, mọi nỗ lực của “phong trào dân chủ Việt” bị thất bại thảm hại như thế nào, cho dù họ đã không từ bất cứ thủ đoạn, cách thức truyền thông bất lương nào để đánh bóng và vận động bỏ phiếu cho ông Nguyễn Quang A với hy vọng, sẽ tạo bước ngoặt cho “lực lượng chính trị đối lập Việt Nam”. Họ hy vọng rằng, số phiếu và bối cảnh này gần như chắc chắn giải thưởng năm nay sẽ rơi vào tay ông Nguyễn Quang A nên đã từng bừng chúc mừng ông A khi có thông báo lọt vào top 3 vòng chung kết với số phiếu cao nhất, bỏ xa người phiếu thứ 3 và các ứng viên còn lại". Hay nói cách khác, tiêu chí để Ban Tổ chức Giải thưởng Hoa Tuylip (không chỉ riêng năm 2016) không đơn thuần chỉ là căn cứ vào số phiếu bình chọn mà các ứng viên có được. Quan trọng hơn, ứng viên đó phải chứng minh được sự ảnh hưởng của cá nhân cũng như những đóng góp tích cực của cá nhân đó trong tổng thể cái phong trào chung mà ứng viên đó là một thành viên.

Đối chiếu tiêu chuẩn giải thưởng này thì Tiến sỹ Nguyễn Quang A lại thiếu mất một tiêu chí. Theo đó, đối với "phong trào Dân chủ" trong nước, ông vừa không đảm bảo được vai trò của người đứng đầu, người lĩnh xướng hoạt động của Phong trào. Bản thân ông cũng như tổng thể của phong trào đang thực hiện theo cái đường hướng "mạnh ai nấy làm", "mạnh ai người ấy hành động".... Và tất nhiên, với một cách hành động có tính đơn lẽ, nặng nề chuyện đồng tiền, thu vén lợi ích cho cá nhân như thế nên thật dễ hiểu "phong trào Dân chủ trong nước" vẫn không có bất cứ điểm gì khác biệt theo hướng tiêu cực. Thậm chí, càng hoạt động "phong trào Dân chủ trong nước" càng bộc lộ không ít những điểm yếu, tiêu cực. Nhất là trong chuyện ăn chia và những mối quan hệ ngoài luồng kiểu "già nhân ngãi, non vợ chồng".

Đây chính là điểm yếu để những thành viên Ban tổ chức xét chọn giải thưởng có cớ để cho rằng, việc ông Nguyễn Quang A có số phiếu bình chọn cao chưa nói lên sự ảnh hưởng của ông ta đối với "phong trào Dân chủ trong nước". Việc vinh danh Tiến sỹ A dù dưới hình thức nào vì thế sẽ không đảm bảo được rằng giải thưởng sẽ thúc đẩy những thứ giá trị được hướng đến! Hay nói cách khác, những hiệu ứng tích cực nếu có từ giải thưởng nếu trao cho bà Nighat Dad sẽ hơn trao tặng cho Tiến sỹ Nguyễn Quang A.

Cái lí khiến Ban tổ chức giải thưởng Nhân quyền Hoa Tuylip mạnh dạn trao tặng giải thưởng lần 2 cho bà Nighat Dad là vì thế!


Vậy nên, sẽ không ngoa nếu nói rằng, sự thất bại đau đớn này không đơn thuần là của Tiến sỹ Nguyễn Quang A mà còn của cả "Phong trào Dân chủ Việt Nam". Đó cũng ví dụ cho thấy, không phải dễ dàng gì có thể lấy được tiền từ trong túi những người đang nắm giữ quyền bình chọn giải thưởng Nhân quyền Hoa Tuylip này! 

Ông Nguyễn Quang A đã trượt giải nhân quyền Tulip

Loa Phường

Cô Nighat Dad - người giành giải thưởng
 Ngày 7/11/2016, trên trang tin chính thức của Giải thưởng nhân quyền Hoa Tulip Hà Lan đã thông báo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Lan đã quyết định trao giải thưởng Nhân quyền Hoa Tulip năm 2016 cho ứng viên Pakistan Nighat Dad, gương mặt từng được báo Time suy tôn Thế hệ lãnh đạo trẻ cho đấu tranh tự do Internet và bảo vệ phụ nữ chống khủng bố trên mạng, đối thủ theo sát Nguyễn Quang A về số phiếu bầu chọn. Còn ông Nguyễn Quang A, người được cả phong trào zân chủ mạng huy động tổng lực vận động bỏ phiếu đứng đầu trong top 3 ứng cử viên lọt vào vòng chung kết, những tưởng nắm trong tay thắng lợi, đã thất bại.

A Nguyen Quang's Profile Photo
Ông Quang A 
Như điều lệ của cuộc thi, cuộc bỏ phiếu chọn ra 3 ứng viên cao phiếu nhất vào vòng chung kết thì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Lan sẽ là người quyết định trao giải thưởng trị giá 100 ngàn Euros này cho ứng viên nào.
 Trong giới thiệu đề của ông Nguyễn Quang A của Ban tổ chức giải đã cho rằng, ông A là người có sáng kiến/phát động phong trào ứng cử vào Quốc hội – nơi mà ông ta thấy vấn đề phi dân chủ giữa nội dung trong Hiến pháp và thực tế. Blogger Võ Khánh Linh từng nhận định “Đọc những dòng giới thiệu này đủ hiểu, người đề cử ông Nguyễn Quang A không hiểu gì về chính trị/nhân quyền Việt Nam. Bởi vấn đề tự ứng cử, bất cứ kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND nào trước đây cũng có sự kêu gọi và tham gia của thành phần “đấu tranh dân chủ”. Năm 2016 vừa qua, ông Quang A thành công hơn các nhân vật trước đó ở chỗ, ông kêu gọi được nhiều người ứng cử từ thành phần “zân chủ cuội” hơn mà thôi. Tuy nhiên “Cách thức/động cơ phát động ứng cử của ông Quang A không xuất phát từ mục đích “đấu tranh dân chủ” mà xuất phát từ hằn học, đáp trả lại câu nói của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng ở Việt Nam đã có “dân chủ đến thế là cùng”! Thực tế ông ta đã thất bại và cả “phong trào zân chủ cuội tự ứng cử” do ông ta cổ súy cũng thất bại thảm hại như mọi lần trước đây, khi bị chính dân chúng lật tẩy những chiêu trò, thủ đoạn vận động ủng hộ bất lương, tư cách đạo đức thấp kém, nhận thức chính trị cực đoan, …mà tiêu biểu nhiều scandal nhất lại rơi vào chính ông Nguyễn Quang A. Ông Nguyễn Quang A bị chính họ hàng ruột thịt, hàng xóm sát vách lên án tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú và phải lôi kéo đồng bọn đến phá rối, tẩy chay hội nghị, xúc phạm, khủng bố cử tri của mình để vớt vát danh dự bản thân”. Bởi vậy, với điểm nhấn “thành tích” để xét giải nhân quyền kia nếu ông Nguyễn Quang A thành công thì xem ra Bộ Ngoại giao và Chính phủ Hà Lan sẽ ê mặt khi những “thành tích” kia được hiển hiện rõ nét hoàn toàn đối nghịch với kết quả bị tô vẽ và bóp méo

Một cây viết từ phía “phong trào No-U” do ông Nguyễn Quang A chủ xướng, bình luận “sự thất bại này của TS Nguyễn Quang A chưa chắc đã là tin buồn đối với ông, khi ta thử tưởng tượng ông nhận giải trị giá 100 ngàn Euros, gấp đôi blogger Mẹ Nấm gấu thì tương lai và rủi ro ông nhận được sẽ nhân đôi! Cứ nhìn vào cuộc bút chiến nhằm vào blogger Mẹ Nấm Gấu đủ thấy , ông sẽ là tâm điểm của truyền thông...ném đá, không chỉ từ phía truyền thông Nhà nước, từ "dư luân viên mạng", mà đáng sợ nhất là từ chính "đồng đội" của ông nếu như ông không làm họ "thỏa mãn" và không chịu "chia sẻ" niềm vui ấy!”
 Mặc dù, thông tin về quyết định trao giải đã đến cách đây 2 ngày từ trang web Chính phủ Hà Lan, chính thức lên trang tin của BTC giải Tulip cách đây 1 ngày, nhưng hài thay, hệ thống truyền thông zân chủ vốn rất nhạy bén với những tin tức từ nước ngoài đưa về các nhân vật, phong trào trong nước lại im thin thít, không mảy may một dòng tin, cho dù mới đây thôi, họ rầm rộ đưa tin kiểu “TS Nguyễn Quang A được đề cử giải thưởng “, “Vì sao TS. Nguyễn Quang A xứng đáng nhận “bông hoa tulip về nhân quyền”, … cùng hướng dẫn tỉ mỉ về cách thức vote cho ông A và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giành được giải thưởng với phong trào dân chủ Việt. Khi ông A lọt vào top 3, thì đám truyền thông này dậy sóng, đồng loạt xuất hiện bài đưa tin những tưởng giải thưởng 100 ngàn Euros kia đã gần như về tay ông tiến xỹ, cùng lời chúc tụng ngập facebook của ông này và trên các diễn đàn của giới trí thức zâm chủ như Bauxite, Dân Quyền, Ba Sàm…, kiểu Nguyễn Quang A đã lọt vào top 3 ứng viên giải Tulip Hà Lan với 100 nghìn Euros … Cây viết truyền thông chuyên nghiệp cho VOICE, người tích cực nhất làm truyền thông PR cho ông Nguyễn Quang A kể từ ngày ông này “đồng hành cùng VOICE” và cùng nhau hát bài “thúc đẩy phong trào xã hội dân sự” là cựu nhà báo Đoan Trang cũng im lặng lạ thường. Phải chăng cô này đang bí vốn lập luận cứu vớt thể diện mặt cho “thủ lĩnh tinh thần” của cô ta và VOICE cũng như giới trí thức zâm chủ Việt trước tin sốc này.
 Chắc chắn nhiều chuyện hay ở phía trước. Như đồng bọn của ông A đã đánh giá “điều này cũng cho thấy, không chỉ TS Nguyễn Quang A chưa đủ ảnh hưởng quốc tế để nhận giải thưởng Nhân quyền khủng này mà Việt Nam chưa lọt vào tầm ngắm, khiến giới chính trị gia phương Tây quan tâm, khích lệ bằng các quốc gia khác” và “Hy vọng rằng các truyền thông gia làng dân chủ nên dè dặt và đừng phán xét gì nơi trao giải đã không công bằng, đã bỏ rơi và bất công với ứng viên Việt Nam cao phiếu nhất hay vu cho họ bị "cộng sản" gây áp lực...sẽ càng làm xấu hình ảnh những nhà đấu tranh xứ Việt trong mắt bạn bè quốc tế”. Lời nhắn nhủ “tâm huyết” dành cho những hội nhóm, nhà nọ nhà kia đang bu vào làm truyền thông, đẩy ông Nguyễn Quang A lên tuyến đầu cho chúng diễn trò đằng sau, xem ra không hề thừa nếu như nhìn toàn cảnh bộ mặt nhơ nhớp, động cơ vụ lợi, tầm nhìn hạn hẹp, lối hành xử chợ búa, cực đoan …đã thành quy luật của làng zâm chủ này.

Hà Lan thà trao lại giải Tulip 100 ngàn Euros cho Nighat Dad thay vì Nguyễn Quang A?

Truyền thông Chính phủ Hà Lan vừa đưa tin, người nhận giải Tulip nhân quyền trị giá 100 ngàn Euros năm 2016 lại rơi vào ứng viên người Pakistan, bà Nighat Dad bất kể bà này có số phiếu bình chọn thấp hơn ông Nguyễn Quang A và đã từng nhận giải thưởng này vào năm 2013!


Xem hình ảnh Nighat Dad nhận giải Tulip năm 2013: http://www.humanrightstulip.nl/latest/photos


Thông báo này không nhắc lại việc bà này từng nhận giải năm 2013, nhưng tiếp tục ghi nhận lý do bà này được nhận giải vì đã đấu tranh cho tự do Internet và tự do ngôn luận từ năm 2012 bất chấp “đàn áp” từ Chính phủ Pakistan, điều đã đem lạ giải thưởng Tulip năm 2013 cho bà này.

Việc trao giải liên tiếp cho một ứng viên xem ra không “khoa học”, “khách quan” và có “giá trị” cổ súy cho nhân quyền lắm, nhất là một giải thưởng có giá trị cao – đồng nghĩa với đem lại tiếng tăm và ảnh hưởng cho nhà hoạt động như Tulip. Bởi vậy, chỉ có thể đánh giá rằng, Chính phủ Hà Lan thà trao giải thưởng lần 2 cho bà Nighat Dad còn hơn là trao nó cho ông Nguyễn Quang A, dù ông ta cao phiếu bầu chọn nhất và bị đặt vào tình thế “bất lợi” cho ban tổ chức giải. 

Đánh giá tương quan 3 ứng viên này sẽ cho thấy, mọi nỗ lực của “phong trào dân chủ Việt” bị thất bại thảm hại như thế nào, cho dù họ đã không từ bất cứ thủ đoạn, cách thức truyền thông bất lương nào để đánh bóng và vận động bỏ phiếu cho ông Nguyễn Quang A với hy vọng, sẽ tạo bước ngoặt cho “lực lượng chính trị đối lập Việt Nam”. Họ hy vọng rằng, số phiếu và bối cảnh này gần như chắc chắn giải thưởng năm nay sẽ rơi vào tay ông Nguyễn Quang A nên đã từng bừng chúc mừng ông A khi có thông báo lọt vào top 3 vòng chung kết với số phiếu cao nhất, bỏ xa người phiếu thứ 3 và các ứng viên còn lại


Và hình ảnh quảng bá, vận động cho ông A 

Xem ra đây không chỉ là thất bại của ông Nguyễn Quang A mà còn là thất bại của cả phong trào zâm chủ mạng này. Đúng như tôi từng nhận định, nếu đại diện Chính phủ Hà Lan ở Việt Nam tìm hiểu thì họ sẽ được thưởng thức thủ đoạn, tư cách đạo đức bị dân chúng lột trần của ông Nguyễn Quang A và đồng bọn qua “thành tích” ứng cử Đại biểu Quốc hội vừa qua. Giải thưởng sẽ bị đem ra quốc tế làm trò cười nếu “thành tích” kia thực ra là nhơ nhớp, bẩn thỉu, mất tư cách của các nhà zâm chủ và phong trào bá láp trên mạng này. Do có thời gian dài cân nhắc, nên phải chăng quyết định trao lại giải thưởng khủng cho bà Nighat Dad vẫn còn đỡ thảm hại hơn cho ông Nguyễn Quang A vì chính họ đã mua dây buộc mình khi đề ra cái thể lệ “bỏ phiếu” chọn khôi nguyên nằm trong top 3 ứng viên qua mạng kia .



No comments: