2016/11/06

HAI PHÓNG VIÊN BỊ "DÂN" ĐÁNH

Ong Bắp Cày



Hehe, mình thử viết theo kiểu của các anh chị phóng viên, xem phản ứng thế nào. Các anh chị ấy hay lạm dụng từ "dân" lắm. Lưu manh, ăn vạ, quậy phá, kẻ chống người thì hành công vụ, các anh chị PV cũng gọi là "dân".

Thông thường, cứ có vụ những người vi phạm pháp luật, bị công an, dân phòng, hay lực lượng cưỡng chế ra tay thì các anh chị báo chí lại viết "công an, dân phòng đánh dân" thay vì viết "công an, dân phòng cưỡng chế người vi phạm pháp luật". 

Giật tiêu đề như thế để nhằm mục đích gì, thì chỉ có anh chị phóng viên mới hiểu. Đương nhiên, dân đen thì không hiểu.

Rất nhiều trường hợp, lũ du côn đường phố chống lại CSGT, và khi các anh áp dụng pháp luật, báo chí bèn đưa: "CSGT đánh dân". "Dân" nào thế?

Rất nhiều trường hợp lũ thảo khấu chính trịgây rối trật tự công cộng và bị lực lượng chức năng trấn áp, báo chí viết: "chính quyền đánh dân". "Dân" này là ai vậy?

Rõ ràng từ "Dân" chiếm được tình cảm ghê, thậm chí còn đảo ngược được tình thế. Thánh thật.

Anh chị hãy thử gõ "đánh dân" vào ô tìm kiếm của Google search để thấy tôi nói đúng như hình dưới:

Hôm nay, báo VOV viết: "Phóng viên VTC1 cùng đồng nghiệp bị hành hung khi đang tác nghiệp". Xem link dưới:

http://vov.vn/tin-nong/phong-vien-vtc1-cung-dong-nghiep-bi-hanh-hung-khi-dang-tac-nghiep-566847.vov

Chưa biết ai đúng ai sai thế nào, nhưng cứ đánh người là sai, là tôi chê. Bài báo mới phản ánh thông tin từ phía anh Tùng mà chưa có người chứng kiến, nên nó mới chỉ là tin một chiều. Tin một chiều thì chưa tin được.

Tôi thử viết theo cách các anh chị phóng viên hay viết nhé. 

Đầu tiên là tiêu đề: "Hai phóng viên bị dân đánh". Nếu thêm chữ "Nóng" hay "Khẩn cấp" vào đầu tiêu đề thì sẽ có nhiều người đọc hơn. 

Giờ đến nội dung bài:

Sáng 6/11, PV Nguyễn Tùng tác nghiệp tại một khu giết mổ động vật tập trung tại huyện Thanh Oai (Hà Nội) thì bị một số người dân đánh phải nhập viện cấp cứu. 

Hiện chưa rõ lý do vì sao anh Tùng và đồng nghiệp lại bị đánh đến mức phải nhập viện.

Qua quan sát những hình ảnh đầu tiên mà báo chí đăng, có lẽ anh bị xước nhẹ phần trán. HiệnPV Nguyễn Tùng (Đài truyền hình kỹ thuật số VTC) đang được nằm nghỉ tại tại bệnh viện Bạch Mai. 

Hiện tại, công an huyện Thanh Oai, Hà Nội cũng đang có mặt tại bệnh viện để ghi lại lời khai của anh Tùng, phục vụ cho việc điều tra làm rõ bản chất vụ việc.

Thông tin ban đầu cho hay, vào đêm 5, rạng sáng ngày 6/11/2016, PV Nguyễn Tùng và đồng nghiệp Phạm Hiển (phóng viên của chuyên trang truyền thông pháp luật - Pháp Luật Plus của báo Pháp luật Việt Nam) đã bí mật đột nhập vào một khu giết mổ động vật tập trung tại huyện Thanh Oai. Khi bị lộ, anh và đồng nghiệp bị những người dân đang làm việc ở đây đánh.

Được biết, những người dân làm việc tại lò mổ này đều là những người có hoàn cảnh rất khó khăn, bố mẹ đau yếu, bệnh tật....bla...bla....

***

Có 1 số câu hỏi đặt ra:

Anh Tùng và "đồng nghiệp" đi tác nghiệp có xuất trình giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật?

Anh Tùng và "đồng nghiệp" đã xin phép chủ cơ sở này chưa?

Anh Tùng và "đồng nghiệp"có được phép vào khu vực thuộc sở hữu tư nhân khi người chủ cơ sở chưa đồng ý? nếu anh bí mật đột nhập thì có vi phạm pháp luật không?

Nếu anh và "đồng nghiệp" tự ý chụp ảnh cảnh giết mổ và ghi hình những người đang làm việc ở đây khi họ không đồng ý thì anh có vi phạm điều 31 Bộ Luật Dân sự 2005 về quyền cá nhân đối với hình ảnh?

Vì sao anh Tùng bị đánh mà "đồng nghiệp" của anh lại không bị đánh?

Người dân đánh anh Tùng vì nghi anh là trộm thì anh lý giải sao về chuyện này?

Thông thường, không tự nhiên người dân lại đánh người khác. Liệu có điều gì về thái độ ứng xử của anh Tùng (thiếu chuẩn) mà làm người dân bực tức nên đánh anh?

Và, cuối cùng, như bài báo viết "vào thời điểm diễn ra vụ việc, có nhiều người chứng kiến và lực lược chức năng cũng đang thực hiện nhiệm vụ". Xin hỏi: Lực lượng chức năng nào vậy thưa anh Tùng?

No comments: