Những mưu đồ nguy hiểm đằng sau giàn khoan 981
Hồng Thủy
(GDVN)
- Dường như Trung Quốc muốn gây sức ép với Việt Nam: Chấp nhận
"trạng thái bình thường mới" ở Biển Đông; Không quá gần Mỹ;
Không được kiện.
Tối
3/4, giàn khoan 981 Trung Quốc di chuyển vào khu vực cửa vịnh
Bắc Bộ, nơi Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang trong quá trình đàm
phán phân giới để tác nghiệp bất hợp pháp. Ngày 7/4, người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lê Hải Bình tuyên bố:
"Việt
Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch khoan
giếng và rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này, không có
thêm các hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình và có những
đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông".
Ông
Lê Hải Bình lưu ý, Việt Nam bảo lưu tất cả các quyền và lợi ích pháp
lý đối với khu vực này bằng tất cả các biện pháp hòa bình được luật
pháp quốc tế cho phép để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp đó.
Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: The Iran Project.
Tuy
nhiên ngày 8/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng
Lỗi tuyên bố Trung Quốc sẽ không rút giàn khoan 981 khỏi vị trí
đang hạ đặt hiện nay. Hồng Lỗi tuyên bố vị trí hạ đặt 981
hiện tại thuộc cái gọi là "chủ quyền không tranh cãi" của
Trung Quốc.
3 cái bẫy pháp lý nhằm vào Việt Nam
Vị
trí Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 ở khu vực
cửa vịnh Bắc Bộ nơi Việt Nam và Trung Quốc còn đang đàm phán,
chưa phân định ranh giới biển hiện nay rất gần với vị trí Trung
Quốc hạ đặt 981 từ ngày 17/5 đến 7/7 năm ngoái. Tính chất và
thủ đoạn 2 sự kiện này tương tự nhau.
Tiến
sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã có
bài phân tích chi tiết trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về
cái bẫy pháp lý trong vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép 981 ở
vùng chồng lấn chưa phân định, toàn bộ nội dung bài viết TẠI ĐÂY. Chúng tôi xin lược lại có 3 cái bẫy chính.
Thứ
nhất, tạo cảm giác "mặc nhiên thừa nhận" cái gọi là đường
trung tuyến giả định để dư luận tin rằng, nhìn bằng mắt thường
thì vị trí Trung Quốc hạ đặt 981 năm nay nằm lệch về phía
Đông đường này, theo suy luận thông thường là khu vực đó "thuộc
về Trung Quốc".
Trong
khi trên thực tế dường như hai bên vẫn chưa thống nhất nguyên
tắc lấy phương pháp đường trung tuyến để xác định ranh giới.
Mặt khác, nếu khiến đối phương mặc nhiên hiểu rằng tồn tại
một cái gọi là "đương trung tuyến giả định", Trung Quốc sẽ rất
có lợi khi đàm phán.
Còn
theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982
(UNCLOS), không có bất cứ quy định nào nói đến đường trung
tuyến theo nghĩa được coi là giới hạn tạm thời để phân biệt
vùng biển của bên này hay bên kia.
Điều
15 UNCLOS chỉ quy định về đường trung tuyến trong hoạch định
ranh giới giữa LÃNH HẢI hai nước có bờ biển liền kề hoặc đối
diện, chứ không phải dành cho vùng đặc quyền kinh tế.
Thứ
hai là vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Phát biểu của
Hồng Lỗi rất lập lờ hòng giăng bẫy chúng ta khi nói, vị trí
hạ đặt giàn khoan 981 nằm trong "vùng biển do Trung Quốc quản
lý hoàn toàn không có tranh chấp". Vấn đề mập mờ nằm ở khái
niệm "vùng biển do Trung Quốc quản lý".
Nếu
Việt Nam không phản đối, sau này rất có thể Trung Quốc sẽ lật
ngược vấn đề, vị trí hạ đặt giàn khoan 981 là nằm trong
"vùng đặc quyền kinh tế Tây Sa", tức quần đảo Hoàng Sa của
Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp, mà Việt
Nam không phản đối là Trung Quốc coi như nghiễm nhiên thừa nhận
Hoàng Sa thuộc chủ quyền của họ.
Cũng
với âm mưu mập mờ khái niệm này để lừa Việt Nam thừa nhận
cái gọi là "vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý" của Hoàng Sa,
mà theo UNCLOS, cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa không thể có 200 hải
lý vùng đặc quyền kinh tế.
Trung
Quốc đã tìm cách bóp méo UNCLOS bằng cách áp đặt Điều 47 cho
cả Hoàng Sa và Trường Sa hòng hiện thực hóa đường lưỡi bò.
Đó là cái bẫy thứ 3.
Vị
trí Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 943 và giàn
khoan 981 ngoài vùng chồng lấn cửa vịnh Bắc Bộ có thể là một
cái bẫy pháp lý. Ảnh đồ họa: Học gia Song Phan từ Sydney, Úc.
Thời điểm nhạy cảm
Nếu
như năm ngoái, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 trong vùng chồng
lấn chưa phân định ở cửa vịnh Bắc Bộ đúng thời điểm trước
chuyến thăm chính thức đầu tiên của Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng sang Hoa Kỳ khoảng 1 tuần, thì năm nay Trung Quốc chọn
đúng lúc chuyển giao vị trí lãnh đạo chủ chốt ở Việt Nam, và
Tổng thống Mỹ sắp sang thăm Việt Nam để kéo giàn khoan ra gây
sự chú ý.
Đa
Chiều, tờ báo tuyên truyền của Trung Quốc ở hải ngoại ngày
8/4 cũng lưu ý điều này, Bắc Kinh đã chọn đúng lúc chuyển giao
lãnh đạo ở Việt Nam để kéo 981 ra cửa vịnh Bắc Bộ. Đa Chiều
dẫn nguồn The Washington Post nhận định, động thái này của Bắc
Kinh là dấu hiệu mới cho thấy quan hệ Trung - Việt trên Biển
Đông đang tiếp tục xấu đi.
Tờ
báo cũng dẫn bình luận của Reuters nhấn mạnh, đây là lần thứ
2 trong năm 2016 Trung Quốc kéo giàn khoan 981 ra cửa vịnh Bắc
Bộ đúng thời điểm Việt Nam chuyển giao lãnh đạo, trong khi các
nhà lãnh đạo mới của Việt Nam đều tuyên bố cam kết bảo vệ
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
BBC
được Đa Chiều thuật lại, cho rằng lập trường và chiến lược
của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông sẽ không có gì thay đổi sau
khi có bộ máy lãnh đạo mới. Những tiếng nói lo ngại đặc
biệt trước hành vi leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông đang
ngày càng nhiều ở Việt Nam.
Âm mưu chính trị đằng sau vỏ bọc hoạt động "kinh tế"
Người
viết cho rằng giàn khoan 981 hiện đang được Trung Quốc sử dụng
như một công cụ chính trị thay vì hoạt động khai thác kinh tế
ở Biển Đông với nhiều mục đích khác nhau như nghi binh, gài bẫy
pháp lý, chuyển tải thông điệp răn đe, nắn gân đối phương...
Ngoài
tính thời điểm và vị trí hạ đặt như đã phân tích ở trên,
thì mục đích và hiệu quả hoạt động kinh tế của 981 gần như
không được Trung Quốc quan tâm nhiều, nhất là trong bối cảnh giá
dầu xuống thấp như hiện nay.
Nếu
như tháng 5/2014, giàn khoan 981 được Trung Quốc sử dụng làm con
cờ gây hấn, thu hút chú ý của dư luận để nghi binh cho các
hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp ở
Trường Sa thì tháng 7 năm ngoái là nhằm chuyển tải "thông điệp
nào đó" đến Việt Nam trong quan hệ với Hoa Kỳ trước thềm
chuyến thăm có tính lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Còn
năm nay, Trung Quốc chọn thời điểm này để kéo giàn khoan ra khu
vực chồng lấn có lẽ nhắm tới 3 sự kiện: Chuyển giao lãnh
đạo cấp cao ở Việt Nam, Tổng thống Mỹ sắp thăm Việt Nam và
Tòa Trọng tài Thường trực PCA sắp ra phán quyết vụ kiện đường
lưỡi bò.
Người
viết cho rằng, qua động thái này dường như Trung Quốc muốn gây
sức ép với Việt Nam: Chấp nhận "trạng thái bình thường mới"
ở Biển Đông; Không quá gần Mỹ; Không được kiện Trung Quốc như
Philippines đã làm.
Ngoài
ra Trung Quốc còn ý đồ, thông điệp nào khác trong động thái
này, có phải nghi binh cho các hoạt động khác leo thang ở Biển
Đông hay không là cái người Việt cần hết sức tỉnh táo, theo
dõi chặt chẽ tình hình và có phản ứng phù hợp.
Sau
khi kéo một loạt vũ khí bao gồm tên lửa phòng không HQ-9, tên
lửa chống hạm YJ-62, chiến đấu cơ JH-7, J-11 ra bố trí bất hợp
pháp ở Phú Lâm, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam và lắp đặt ra đa
quân sự cao tần ở Châu Viên, Trường Sa, rất có thể 981 lại làm
một nhiệm vụ nghi binh, thu hút cho động thái leo thang mới.
Đã
có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị sẵn sàng đắp
đảo nhân tạo ở Scarborough. Còn Đa Chiều ngày 8/4 lưu ý, phán
quyết của PCA đang đến gần. Nếu PCA ra phán quyết bất lợi, Bắc
Kinh có thể tuyên bố áp đặt đơn phương vùng nhận diện phòng
không ở Biển Đông.
Điều
này nếu xảy ra sẽ là bước leo thang mới, tuy không dọa được
Hoa Kỳ, nhưng lại tạo ra nhiều khó khăn, gây nhiều phiền phức
cho các nước khác trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam và
Philippines.
Hồng Thủy
No comments:
Post a Comment