Hoàng Nguyên Vũ
Nữ sinh Hà Vi trong ngày xuất viện. Ảnh: Zing.vn
"Tôi
không phát ngôn ngớ ngẩn và vô cảm như thế!", ông Doãn Hữu Long, GĐ Sở Y
tế Đăk Lăk bức xúc khi một bài báo đưa quan điểm của ông về vụ trả viện
phí cho nữ sinh bị cưa chân.
Lê Thị Hà Vi, "nữ sinh bị cưa chân" gây bức xúc dư luận thời gian qua hiện đã xuất viện. Ngành y tế đã trả toàn bộ số viện phí như đã hứa.
Điều
đáng nói, khi có thông tin gia đình nữ sinh phải ứng viện phí cho bệnh
viện, trên một tờ báo, ông Doãn Hữu Long, Giám đốc Sở Y tế Đăk Lăk phát
ngôn rằng, việc trả viện phí là "trách nhiệm của gia đình, không phải
của bệnh viện".
Phát
ngôn ấy đã gây ra một sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận, với cách xử lý
hậu quả của đại diện ngành y tế địa phương, nơi tắc trách dẫn đến sự cố
đáng tiếc cho bệnh nhân; đồng thời khiến người dân nghĩ đến sự "nuốt
lời" như những gì đã hứa, của họ.
Sự
thật như thế nào? Và bệnh nhân Vi có thực sự bị "bỏ mặc" để rồi "nhờ dư
luận lên tiếng" mới được trả viện phí hay không? Chúng tôi đã có một
cuộc trao đổi thẳng thắn với người đã từng xuất hiện trên báo với "phát
ngôn gây bão" này.
Ông Doãn Hữu Long
Tôi không phát ngôn ngớ ngẩn như thế!
Thưa
ông, nhìn lại vụ việc về nữ sinh bị cưa chân thời gian qua, nhiều người
có định kiến rằng đó là "một tai nạn trong những tai nạn...bình thường"
của ngành y tế ở ta. Ông nghĩ gì về điều này?
Tôi
không hiểu chữ "bình thường" ở đây là theo nghĩa nào. Một con người mất
đi một cái chân là bình thường? Hay là tai nạn đó là bình thường? Thì
cả hai điều này, không có điều nào là "bình thường" cả.
"Bình
thường" sao được khi bệnh nhân gặp một tai nạn chấn thương đầu gối thì
lẽ ra phải phục hồi hoàn toàn, nhưng trong trường hợp này lại dẫn đến
hậu quả phải cưa chân?
Đặc
biệt khi theo nhận định ban đầu, nguyên nhân dẫn đến sự việc đáng tiếc
này là do tắc trách, không theo dõi sát bệnh nhân, tiên lượng bệnh chưa
tốt, thậm chí người nhà xin chuyển viện 2 lần nhưng bệnh viện không cho
đi...
Mặt khác, nếu xem đó là một "tai nạn trong những tai nạn... bình thường" của ngành y tế thì liệu có thoả đáng không?
Nếu
chúng ta nhìn nhận đúng mực về trách nhiệm lớn lao cũng như những tiến
bộ, thành quả đạt được của ngành y tế trong hoạt động khám chữa bệnh cho
nhân dân trong thời gian qua thì không thể nói đây là một tai nạn trong
những tai nạn bình thường được.
Mà
chúng ta phải khẳng định, đây là một sự cố y khoa nghiêm trọng. Cụ thể,
sự việc đã xảy đối với bệnh nhân Lê Thị Hà Vi tại BVĐK huyện Cư Kuin là
sai sót ngoài ý muốn gây hậu quả rất nghiêm trọng cho người bệnh..
Tai
biến y khoa là điều mà không ai muốn xảy ra. Bản thân nhân viên y tế và
các cơ sở y tế để xảy ra sự cố này cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến
uy tín và niềm tin của bệnh nhân.
Sau
sự việc tại BVĐK huyện Cư Kuin, ngành Y tế đã tăng cường chỉ đạo nâng
cao chất lượng điều trị, tinh thần trách nhiệm, kiểm tra giám sát...
trong công tác khám chữa bệnh.
Đồng
thời, Ngành Y tế đã và đang quan tâm giải quyết một cách thoả đáng nhất
có thể các nội dung mà gia đình Bệnh nhân Lê Thị Hà Vi yêu cầu.
Và
thưa ông, giữa lúc "dầu sôi lửa bỏng", ông có nghĩ mình lại "tiếp thêm
dầu" khi trả lời một tờ báo rằng việc chi trả viện phí là của gia đình,
không phải là của bệnh viện?
Tôi khẳng định, ở cương vị, trình độ, cũng như nhân cách của mình, tôi không phát ngôn một câu nói ngớ ngẩn và vô cảm như thế!
Và
bài báo đó cũng đã không phản ánh đúng nội dung cuộc phỏng vấn, dẫn đến
hiểu lầm tai hại về thái độ, trách nhiệm của lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk
và của Bệnh viện Cư Kuin trong việc thực hiện lời hứa đối với bệnh nhân
Lê Thị Hà Vi.
Tôi không hề nói rằng "chi trả viện phí là của gia đình, không phải là của Bệnh viện".
Tôi
khẳng định nhà báo đó đã chủ ý bịa đặt, cắt ghép và bóp méo nội dung
cuộc phỏng vấn thành một câu chuyện sai lệch hoàn toàn với thực tế.
Trước
khi phỏng vấn, tôi đã đề nghị nhà báo ghi âm cuộc phỏng vấn và hiện tôi
vẫn giữ file ghi âm. Tôi mong muốn đăng công khai nguyên văn toàn bộ
nội dung cuộc phỏng vấn đó để dư luận có căn cứ đánh giá.
Mặt
khác, bài báo đó cũng nêu lên sự bức xúc của Luật sư Đỗ Hải Bình. Cá
nhân tôi chưa được biết Luật sư Đỗ Hải Bình là ai và công tác ở đâu.
Luật
sư Đỗ Hải Bình cũng chưa có bất kỳ một sự liên hệ nào với Sở Y tế Đắk
Lắk để có thêm thông tin khách quan. Như vậy, có thể hiểu sự bức xúc của
Luật sư Đỗ Hải Bình là hoàn toàn dựa trên những thông tin bị bóp méo do
nhà báo kia cung cấp!
Nhưng
nhìn nhận từ thực tế, để người nhà tự trả viện phí trong trường hợp
này, ông có nghĩ rằng, ngành y tế địa phương đã không gần gũi bệnh nhân
trong thời gian em chữa trị ở Sài Gòn?
Đó cũng là một vấn đề gây hiểu lầm đáng tiếc khi mà thực tế, chúng tôi không hề vô tâm.
Ngày
14/03/2016, Giám đốc Bệnh viện Cư Kuin đã cử Bs. Lê Quang Nghĩa - Phó
giám đốc bệnh viện vào thăm cháu Hà Vi tại Bệnh Viện Chợ Rẫy và đã hỗ
trợ cho gia đình cháu là 20.000.000đ.
Ngoài
ra, Sở Y tế Đắk Lắk đã cử đồng chí Phó GĐ Sở trực tiếp xuống thăm cháu
Hà Vi tại Bệnh Viện Chợ Rẫy và đã hỗ trợ cho gia đình cháu là
5.000.000đ.
Ngày
06/04/2016, Bác sĩ Nguyễn Văn Tâm - Giám đốc Bệnh viện Cư Kuin trực
tiếp vào thăm cháu Hà Vi tại Bệnh Viện Chỉnh hình phục hồi chức năng
Thành phố Hồ Chí Minh và đã hỗ trợ tiếp cho gia đình cháu là
20.000.000đ.
Như vậy, bước đầu bệnh viện Cư Kuin và Sở Y tế Đắk Lắk đã hỗ trợ cho gia đình cháu tổng cộng số tiền là 45.000.000đ.
Đồng
thời, sau khi nghe tin Bệnh viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng có
thông báo ứng tiền viện phí thì GĐ BV Cư Kuin đã trao đổi với GĐ BV
Chỉnh hình chuyển trả số tiền 23.000.000đ. Gia đình cháu Hà Vi hoàn toàn
không phải đóng một khoản viện phí nào.
Nhưng để xảy ra lùm xùm như vừa rồi thì sự chưa sát sao không phải là điều không có thật, thưa ông?
Tôi đồng ý với nhận định này. Mọi việc không kịp thời âu cũng là không sát sao.
Nguyên
nhân thông tin về việc cháu Hạ Vi đóng tiền ứng viện phí (3 000.000 đ)
mà BV Cư Kuin không biết để trực tiếp đóng cho cháu xuất phát từ việc
các BV tuyến trung ương miễn viện phí hoàn toàn theo sự chỉ đạo của Bộ
trưởng Bộ Y tế.
Hơn
nữa, cũng có một chút chủ quan khi mà lãnh đạo BV Cư Kuin cũng vừa
xuống thăm cháu khoảng 1 tuần và có hỗ trợ tiền cho cháu Vi.
Người giúp người thì không có gì sai
Được
biết, vừa qua Sở Y tế Đăk Lăk có công văn kêu gọi quyên góp hỗ trợ bệnh
nhân này. Về bản chất là hoạt động thiện nguyện, nhưng việc kêu gọi như
thế có đúng nguyên tắc không, thưa ông?
Điều
này tôi cũng xin thẳng thắn là việc một bác sĩ cứu người trong bất cứ
một hoàn cảnh nào, không thể cho là sai nguyên tắc. Cũng như, góp phần
hỗ trợ một bệnh nhân nghèo, cũng không nên hiểu đó là sai nguyên tắc.
Lần
kêu gọi này, chúng tôi thực hiện theo Công văn số 1923/UBND - KGVN ngày
21.3.2016 của UBND tỉnh, đề nghị ngành Y tế có trách nhiệm thăm hỏi,
động viên, hỗ trợ kinh phí để giảm bớt nỗi đau và khó khăn về tài chính
cho gia đình cháu Vi.
Ban
Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Công đoàn Ngành, Ban Thường vụ Đảng uỷ, lãnh
đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ Sở Y tế đã họp và thống nhất động
viên tinh thần tương thân tương ái của cán bộ nhân viên trong ngành ủng
hộ cháu.
Đợt
vận động kéo dài từ ngày 07/4/2016 đến ngày 30/4/2016. Số tiền có được
sẽ mua sổ tiết kiệm cho cháu (hiện nay đã huy động được 153 triệu đồng),
để lo một phần về tương lai cho cháu. Việc làm này hoàn toàn công khai,
dân chủ.
Người giúp người lúc khó khăn thì không có gì sai cả.
Bệnh
nhân đã xuất viện. Vấn đề bây giờ là xử lý kiểm điểm các cá nhân, tập
thể liên quan đến trường hợp đáng tiếc dẫn đến bệnh nhân bị cưa chân,
hiện nay đã đến đâu rồi, thưa ông?
Sau
khi sự cố y khoa xẩy ra đối với cháu Vi, Bệnh viện đã tổ chức họp kiểm
điểm trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan và Bệnh viện đã kiểm
điểm phê bình tập thể khoa Ngoại, đình chỉ công tác chuyên môn 4 cán bộ
liên quan.
Hình
thức xử lý tiếp theo là sau khi có Kết luận của Hội đồng chuyên môn và
Kết luận của Đoàn Thanh tra để xác định rõ lỗi của các nhân và tập thể
vi phạm mà có hình thức xử lý đúng quy định pháp luật.
Quan điểm của Sở Y tế là sẽ xử lý nghiêm khắc theo đúng qui định và tuyệt đối không có chuyện bao che.
Xin cảm ơn ông!
Theo Trí Thức Trẻ
No comments:
Post a Comment