Chiềng Chạ
Không quá quan tâm tới chuyện ai đứng đằng sau những lời kêu gọi xuống đường tuần hành vì môi trường vào 09h ngày 01/5 tới tại Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước. Nhưng dưới đây là những lí do mà bạn hay bất cứ ai hãy nói không với tuần hành sắp tới. Im lặng và tiếp tục chờ đợi là cách ứng xử thông minh nhất mà một người yêu nước có thể thực hiện bởi khi đó thiệt hại về mặt lợi ích cho đất nước cũng là ít nhất!
1. Trước hết xin được quay trở lại những cuộc biểu tình đã từng xảy ra trước đây. Mặc dù có sự khác biệt về mặt lí do giữa các cuộc biểu tình quy mô lớn có sự tham gia của nhiều giai tầng trong xã hội trước đây và cuộc biểu tình sắp nổ ra sắp tới (dự kiến là ngày 01/5). Sự lo lắng cho vận mệnh, tương lai của dân tộc là nguyên nhân chính để khiến đông đảo người dân xuống đường tuần hành trong ôn hòa. Tuy nhiên, sự ôn hòa như đã cam kết trước đó đã bị phá vỡ bởi hành động của một số kẻ cực đoan và tâm lý đám đông. Và thay vì thể hiện sức mạnh số đông qua những băng rôn, biểu ngữ thì đám đông người có mặt đã chọn các mục tiêu liên quan để tấn công và đe dọa như một cách tối ưu nhất để giải quyết vấn đề.
Biểu tình từ sự kiện Hải Dương 981 (Nguồn: Internet).
Trong vụ giàn khoan Hải Dương 981, các doanh nghiệp, nhà xưởng có vốn đầu tư từ Trung Quốc và người Trung Quốc vì thế đã trở thành những mục tiêu tấn công bất đắc dĩ mặc dù đây là hành động của các nhà chức trách Trung Quốc. Và nên nhớ rằng việc Trung Quốc rút giàn khoan HD981 không vì cuộc biểu tình hay hành động đánh đập, tấn công người Trung Quốc... mà là do dư luận, sức ép từ quốc tế mà chúng ta tranh thủ được. Vậy nên có dám chắc rằng cuộc tuần hành được cam kết lần này sẽ diễn ra trong ôn hòa và không xảy ra những điều tương tự như lần trước? Và có ai đảm bảo được rằng tập đoàn Formosa và người Trung Quốc sẽ an toàn nếu cuộc biều tình xảy ra?
Mặt khác, nếu điều tương tự từng diễn ra cách đây 04 năm xảy ra, đương nhiên những người liên quan sẽ khó tránh khỏi việc bị bắt và xử lý.
Chưa hết, căng thẳng trên Biển Đông tiếp tục gia tăng. Phía Trung Quốc không chỉ đang đẩy mạnh các hoạt động xây dựng, hình thành các khu quân sự trên 02 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa (của Việt Nam) mà họ đang phát đi những tuyên bố quyết liệt hơn trong việc tranh giành chủ quyền lãnh hải với Việt Nam và các nước liên quan. Và chỉ cần một cái cớ, kiểu như công dân, các doanh nghiệp của Trung Quốc bị đánh đập, tấn công hoặc chỉ bị đe dọa thôi thì họ sẽ bất chấp luật pháp để tiến hành các hoạt động phi pháp và xâm lược.
Và khi đó, ai đảm bảo được rằng, một số người Trung Quốc có mặt tại Việt Nam sẽ không chen lấn, hòa chung vào đoàn người trên để gây rối trật tự, bạo động thậm chí có thể ném chất nổ vào ĐSQ trung quốc, kích động bạo lực với du khách Trung Quốc mặc cho người tham gia tuần hành hết sức ôn hòa, kẻ xấu trong nước cũng không lợi dụng cuộc tuần hành đang xảy ra để làm phức tạp tình hình? Tôi tin chắc khi đó, Trung Quốc sẽ nhanh chóng hoàn thành xong cái thuyết "đường lưỡi bò chín đoạn" mà dư luận quốc tế sẽ không có bất cứ một động thái ủng hộ Việt Nam hay lên án Trung Quốc nào. Chúng ta sẽ bị cô lập và đơn độc trong việc buộc Trung Quốc phải trả lại chủ quyền lãnh hải trên biển cho mình. Mà kinh nghiệm cho thấy, một khi Trung Quốc đã xác lập được cái gì đó mà dư luận quốc tế không phản ứng thì đương nhiên sẽ rất khó đòi lại.
Và xin thưa rằng, tham gia vào một sự kiện mà nó có thể biến tướng trở thành một cuộc bạo loạn, gây rối về an ninh, trật tự trên quy mô lớn; thậm chí cá nhân bạn có thể bị bắt, xử lý và cuộc chiến giành lại chủ quyền trên Biển Đông vì thế cũng trở nên khó khăn hơn thì nên chăng bạn nên suy nghĩ thật sự kỹ lưỡng trước khi thực hiện kẻo chuốc họa vào thân.
Còn nếu bạn cho rằng sự hi sinh của riêng bạn sẽ giải quyết được vấn đề (làm cho cá không chết và môi trường trong sạch hơn) thì xin hãy tiếp cận điều được nói tới sau đây.
2. Cuộc tuần hành sẽ diễn ra hết sức vô vị, và vô nghĩa lý nếu nó chỉ dựa trên những tiếng chửi đổng đơn thuần. Điều chúng ta cần nhất lúc này bên cạnh sức ép số đông từ dư luận chính là các căn cứ pháp lý đủ mạnh và các chế tài đủ sức có thể kiểm soát tình hình, đảm bảo rằng nó sẽ không gây thêm những tai họa cho môi trường/ hoặc nếu vẫn tiếp tục duy trì phương thức cũ (xả nước thải ra biển) thì họ sẽ bị xử lý thích đáng! Cách tiếp cận vấn đề sau đây của Hoàng Anh Minh sẽ cho thấy rõ hơn về cái việc cần làm nhất lúc này thay vì kêu gọi, hò hét nhau xuống đường tuần hành để rồi không giải quyết được gì, thậm chí còn mang họa vào thân.
"Cho đến nay, Formosa vẫn đang hiện diện tại Việt Nam với tư cách một thực thể, một pháp nhân kinh tế. Sẽ là công bằng và đúng mực hơn, nếu như chúng ta nhìn nhận Formosa đúng với tư cách này.
Rốt cuộc, dự án Formosa Hà Tĩnh phải được xem là lựa chọn chung và là trách nhiệm chung của cả hai phía: Formosa và chính quyền Hà Tĩnh (bên cấp phép). Về bản chất, chính quyền và Formosa đang cùng nhau thực thi một khế ước, một hợp đồng kinh tế. Các điều kiện cao nhất của hợp đồng chính là bản giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp và toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành mà chúng ta đang có.
Khi tất cả những giả thuyết chính trị, nhưng thuyết âm mưu đều chưa có cơ sở, thì trước hết, chúng ta nên tôn trọng và thực thi đúng các điều kiện trong hợp đồng này.
Với góc nhìn đó thì có thể thấy cho đến nay, việc thực thi hợp đồng này vẫn đang diễn ra tương đối tốt cả từ hai phía. Nỗ lực giải phóng mặt bằng, tái định cư của UBND tỉnh Hà Tĩnh là rất đáng ghi nhận; trong khi nỗ lực giải ngân vốn, xây lắp tổ hợp từ phía Formosa cũng rất nhanh gọn.
........
Trong nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề Formosa, có lẽ khả dĩ nhất vẫn là nhìn nhận lại toàn bộ “hợp đồng”, tức là xem lại quá trình triển khai dự án. Hãy bắt lỗi các sai phạm và xử phạt nghiêm minh theo quy định, đặc biệt trong vấn đề môi trường, thay vì treo một bản án lơ lửng mà không rõ về lý, không đạt về tình.
Một hệ thống quan trắc độc lập của Nhà nước đặt ngay cửa ống xả là khả thi, và sẽ giúp ngăn ngừa những thảm họa môi trường trong tương lai. Với tất cả các vấn đề còn lại, đặc biệt là thuế, các điều kiện lao động… Việt Nam cũng có quyền đặt các trạm “quan trắc” khác miễn sao đúng luật, để đảm bảo rằng lợi ích “bên Việt Nam” trong hợp đồng này được bảo vệ.
Nói tóm lại, để bảo vệ lợi ích quốc gia nói chung, lợi ích môi trường nói riêng, không có cách nào khác là phải tranh đấu dựa trên “hợp đồng”, trên luật pháp và chứng cứ!
Đừng đặt một nhà đầu tư nước ngoài trước một cuộc đấu tố rùng rợn như hiện nay. Không chỉ sai về luật, chúng ta cũng chẳng được lợi gì về kinh tế và hình ảnh trước cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, về nguyên tắc, kinh tế là thương lượng, là win - win.
Đấu tố vu vơ trong trường hợp này không đưa lại lợi ích nào cho quốc gia cả. Việt Nam vẫn tiếp tục cần kêu gọi đầu tư nước ngoài cho những dự án mới, cho dù chúng ta có thể sẽ không ưu tiên công nghiệp, thậm chí từ chối hẳn những dự án gây ô nhiễm.
Nhưng “hợp đồng” với Formosa giờ đã là một thỏa thuận quốc tế, nó cần được tôn trọng và giới đầu tư quốc tế đang nhìn vào cách hành xử của chúng ta. Nhà đầu tư thì như cánh chim trời, không nên để họ rơi vào cảnh “kinh cung chi điểu”.
3. Lí do thứ ba tôi muốn nói đến là bài học mới nhất từ Ukraina. Tin chắc rằng qua phương tiện truyền thông đại chúng, rất nhiều người đã tiếp cận và hiểu tại sao một đất nước từng được biết đến là một trong số những nền kinh tế mới nổi của thế giới, là mẫu hình của nền chính trị ổn định bỗng chốc trở nên tan hoang và tiêu điều đến thế. Không một người Ukraina tham dự biểu tình ở thời điểm đó muốn sống ở tình cảnh của hôm nay. Đấy cũng là nguyên nhân khiến họ vào vai một người biểu tình ôn hòa và thận trọng.
Tuy nhiên, cái điều cần đến đã đến, núp bóng người tham gia biểu tình, lực lượng chống đối được Mỹ và Phương Tây hậu thuẫn đã hòa vào đám đông biểu tình và chỉ bằng những hành động đã được chuẩn bị trước, đám người giả dạng lực lượng an ninh quân đội dùng vũ khí bắn vào người biểu tình, cuộc xuống đường tuần cuộc phản đối Chính phủ thuần túy bỗng chốc Ukraina đã rơi vào tình trạng mất kiểm soát với sự bị kích động đã lên đến đỉnh điểm. Cuộc chính biến lật đổ chính quyền đương nhiệm cũng diễn ra ngay sau đó với sự hỗ trợ của các lực lượng bên ngoài khác.
Cũng giống như những người dân Ukraina ở thời điểm đó, đa số người dân Việt Nam sắp sửa xuống đường theo lời kêu gọi kia chẳng muốn sự xáo trộn nào xảy ra đối với chính trường trong nước? Họ cũng không muốn đánh đổi không khí chính trị hiện tại bằng một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt bởi họ đã nếm quá đủ dư vị cùng hậu quả tàn khốc của chiến tranh! Không ai muốn Hà Nội trở thành một Kiev thứ 2 tại Châu Á.
No comments:
Post a Comment