2016/04/27

TIN SỐC: "BẢNG VÀNG" TIỀN ÁN TIỀN SỰ NGUYỄN ĐAN QUẾ NHẬN GIẢI "NHÂN QUYỀN"

Ban đầu, khi đọc được thông tin này trên một trang web nào đó (không nhớ rõ tên) về việc "bác xí" Nguyễn Đan Quế được nhận giải "nhân quyền". Nay, tình cờ khi lướt mạng đọc bài viết "Bác sĩ Nguyễn Đan Quế được giải nhân quyền" đăng trên trang BBC Tiếng Việt ngày 21/4/2016 mới hoảng hốt vì quá bất ngờ. Giải "nhân quyền" mà Nguyễn Đan Quế nhận được là từ giải "nhân quyền" Gwangju (Hàn Quốc) - một tổ chức cũng núp bóng danh xưng "dân chủ" nhưng thực chất là hoạt động, cấu kết nhằm chống phá chính phủ nước này. 

Tại sao nói tôi hoảng hốt, bất ngờ trước thông tin này? Dẫu biết rằng, giải "nhân quyền" này cũng chỉ là trò hề của các hội, nhóm phản động của các nước cấu kết với nhau "diễn tuồng" nhưng nhân vật để Gwangju chọn để "trao giải" quả là có vấn đề nặng. Một Nguyễn Đan Quế với bảng "dày thành tích vàng" như sau thì liệu có thể nhận giải "nhân quyền"?

Nguyễn Đan Quế (có tên gọi khác là Nguyễn Châu, SN 1942), sinh ra tại Hà Nội và nay, đang thường trú tại TP.Hồ Chí Minh. Học hành làng nhàng, cậy nhờ có tiền bạc và mối quan hệ, Nguyễn Đan Quế theo học và tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ năm 1966. Sau đó, tiếp đà vì nhờ lợi thế chạy chọt bằng tiền bạc, Nguyễn Đan Quế xin vào bệnh viện Chợ Rẫy dạng học việc không lương, rồi dần dà leo lên chức danh "bác sĩ" và có tham gia giảng dạy tại Đại học Y khoa Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh) trước năm 1975. Sau giải phóng, Nguyễn Đan Quế dù mang mác "bác sĩ" nhưng dường như các hoạt động chăm sóc, cấp cứu và chữa trị cho các bệnh nhân đều bị ông ta lơ là, không hoàn thành nhiệm vụ vì "bận" hoạt động phản cách mạng với tổ chức “Mặt trận dân tộc tiến bộ”.
Nguyễn Đan Quế trong một lần bị bắt gần đây (Nguồn: Internet)

Ngày 26/2/2011, Cơ quan An ninh Điều tra - Công an TPHCM đã bắt giam Nguyễn Đan Quế vì hoạt động chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam. Thông tin được Cơ quan An ninh Điều tra - Công an TPHCM công bố, Nguyễn Đan Quế đã soạn thảo và phát tán bản tài liệu có tên “Lời kêu gọi toàn dân của bác sĩ Nguyễn Đan Quế” nhằm kích động mọi người xuống đường biểu tình lật đổ chế độ. Thông qua nhiều tài khoản thư điện tử (email), “lời kêu gọi” của Nguyễn Đan Quế đã gửi đến nhiều đối tượng trong và ngoài nước; đặc biệt hưởng ứng phát tán nhiều nhất là 2 tổ chức phản động Việt Tân và Đảng Dân tộc. Qua khám xét khẩn cấp, lực lượng chức năng thu giữ nhiều tài liệu khác liên quan đến hoạt động chống chế độ của Nguyễn Đan Quế cùng hơn 60.000 đầu tài liệu kích động, kêu gọi chống phá Nhà nước lưu trữ trong máy vi tính. 

Ngoài ra, Nguyễn Đan Quế là người từng có 3 tiền án, tiền sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia. Từ tháng 12-1978 đến tháng 2-1988, Nguyễn Đan Quế bị bắt và tập trung cải tạo vì tội cầm đầu tổ chức phản cách mạng “Mặt trận dân tộc tiến bộ”. Vẫn với tư tưởng chống đối, mặc dù đã được pháp luật Việt Nam khoan hồng, nhân văn nhưng với bản chất "ngựa quen đường cũ", Nguyễn Đan Quế Quế tiếp tục soạn thảo nhiều tài liệu tuyên truyền chống chế độ XHCN. 

Tháng 2-1990, Nguyễn Đan Quế thành lập tổ chức “Cao trào nhân bản” và ra lời kêu gọi lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đòi đa nguyên, đa đảng, tiến hành bầu cử tự do có sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Với những hoạt động trên, ngày 14-6-1990, Nguyễn Đan Quế bị bắt và kết án 20 năm tù giam; đến 1998 dựa trên tính khoan hồng, nhân văn nên Nhà nước đã đặc xá cho y. 

Ra tù, về ngụ tại quận 5 (TPHCM), Nguyễn Đan Quế lại tiếp tục soạn thảo các tài liệu chống đối gửi ra nước ngoài cho các tổ chức phản động lưu vong, trong đó có tổ chức “Cao trào nhân dân” của Nguyễn Quốc Quân (là anh ruột của Nguyễn Đan Quế) ở Mỹ. Năm 2004, Nguyễn Đan Quế bị TAND TP. Hồ Chí Minh xử 30 tháng tù giam sau khi bị bắt quả tang đang chuyển tài liệu có nội dung chống phá Nhà nước ra nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ sau 6 tháng thụ án, Nguyễn Đan Quế được đặc xá lần 2. 

Sau lần bị bắt này, hoạt động chống phá Nhà nước của Nguyễn Đan Quế vẫn không "hạ nhiệt" khi nó vốn thuộc về bản chất của một kẻ luôn mang trong mình dòng máu hằn học, thù địch. Nguyễn Đan Quế như con chó bị tuột xích, điên cuồng lao vào trả lời phỏng vấn của các trang tin lề trái nhằm xuyên tạc tình hình trong nước. Bên cạnh đó, Nguyễn Đan Quế còn cấu kết với anh trai của y để móc nối với những chính khách ở Mỹ, những vị chính khách không có thiện cảm với Việt Nam nhằm vận động tuyên truyền cho lộ trình “9 điểm dân chủ hóa tại Việt Nam” và đề nghị hỗ trợ các hoạt động chống đối chính trị trong nước của một số đối tượng chống phá chính quyền. 

Vào thời điểm năm ngoái Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng nhận được tổ chức Civil Rights Defenders giải thưởng "nhân quyền" (ở Thuỵ Điển) trị giá 50.000 Euros (hơn 1,2 tỷ VNĐ) và sau đó là màn "gạch đá" tơi bời từ đồng bọn. (Xem thêm: Tại đây). Một vì cho rằng, Mẹ Nấm không xứng đáng vì chưa có gì nổi bật; Thứ nữa, kẻ ganh ghét vì số tiền thưởng quá lớn nên dù trước đó là tình anh em keo sơn nhưng vì tiền nên không ngại ngần khi công khai muốn chia sẻ số tiền lớn trên. Nay, giải thưởng "nhân quyền" này của Nguyễn Đan Quế trị giá 50.000$ (ở Hàn Quốc) cũng nhận được kết cục từ đồng bọn không khác gì lúc thông tin Mẹ Nấm nhận giải. 

Đồng bọn "tích cực" ném "gạch đá" vì tức giận Mẹ Nấm hay hiện tại là Nguyễn Đan Quế nhận được giải "nhân quyền" là nhỏ, mà chúng quan tâm hơn là số tiền thưởng lớn đi kèm. Nếu đặt lên bàn cân, cái tên Mẹ Nấm hay Nguyễn Đan Quế dĩ nhiên sẽ không thể "nặng ký" bằng những cái tên "hot" như Nguyễn Quang A, Nguyễn Lân Thắng, Hoàng Dũng...Vì thế, đây cũng là một trong những nguyên nhân để giải thích cho việc xích mích và thậm chí là triệt hạ, xúc phạm nhau khi chúng thấy đồng bọn của mình nhận giải "nhân quyền" đính kèm số tiền lớn. Khi Huỳnh Thục Vy loan tin tìm người để đề cử cho giải thưởng "nhân quyền" Gwangju thì "đứa con lạc loài" Nguyễn Lân Thắng đã thẳng thắn chốt hạ: "Chả có ai". (Xem thêm: Tại đây). 

Giải Nhân quyền Gwangju của Forum-Asia và Asia Democracy Network và cả giải "nhân quyền" mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhận vào năm ngoái thì dù 2 nước khác nhau nhưng bản chất chúng không khác gì nhau. Những giải thưởng "nhân quyền" này chủ yếu được trao cho các đối tượng vốn có "thâm niên" trong hoạt động chống đối Ðảng và Nhà nước và sự bình an của nhân dân Việt Nam. Ngoài 2 giải thưởng trên thì ở các nước khác còn có những giải thưởng cũng núp bóng danh xưng "nhân quyền" để hoạt động chống đối Nhà nước của các nước như: "giải thưởng Hellman/Hammet" của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), "giải thưởng Stephanus" của Hiệp hội quốc tế nhân quyền tại Ðức; "giải thưởng quốc tế Gruber" của Nghiệp đoàn luật sư quốc tế...

Những "giải thưởng" của các tổ chức trên cũng xuất phát từ các đối tượng, các phần tử cực đoan cùng liên kết lại thành các tổ chức với tên gọi "nổ", hòng lấp liếm bản chất chống phá Nhà nước của mình. Và giải thưởng Nhân quyền Gwanju của Forum-Asia và Asia Democracy Network, Hàn Quốc cũng vậy. Nguyễn Đan Quế được nhận giải, đám còn lại như Nguyễn Tường Thuỵ, Nguyễn Quang A, Phạm Thành, Đặng Bích Phượng...có lẽ điên tiết, uất nghẹn vì ghen tỵ. 


An Chiến

No comments: