Chiềng Chạ
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).
Theo dõi phản ứng của đám dân chủ ứng cử đại biểu Quốc hội sau khi Mai Tú Ânđăng đàn công khai chỉ trích và "trịch thượng dạy khôn" (Xem thêm: Tại đây) với những lời lẽ khó coi như: "....vấn đề quan trọng nhất ấy lại nằm ở trong chính nội bộ những người đấu tranh dân chủ. Chúng ta cần can đảm nhìn lại mình và nhận rằng chúng ta đã thất bại, không phải bởi vì chúng ta yếu mà bởi vì chúng ta thiếu sự đoàn kết. Các cá nhân hầu như đều tự thân mình đứng ra lo cho công việc đăng ký của mình. Các chương trình thì nhàm chán, hoặc cực đoan quá hoặc hiền lành amateu quá. Sự ủng hộ của những người đồng quan điểm thì ít, rời rạc, lẻ tẻ…Các cá nhân nổi bật không liên kết với nhau hay không quan hệ chặt chẽ với nhau, không giúp đỡ nhau. Những người có danh nhưng không ra tranh cử thì không giúp, hay giúp chẳng là bao cho những người ra ứng cử độc lập. Nên dù có bao nhiêu fans thì người ấy cũng chỉ như một sứ quân tách biệt khỏi cộng đồng, tự sướng với mình mà không quan tâm giúp đỡ những người khác".
Vị Tiến sỹ hiện đang công tác tại Viện Hán Nôm Việt Nam - Nguyễn Xuân Diện đã không chần chừ trong việc đưa ra những lời mắng nhiếc, cay cú kiểu đàn bà: "Làm mới khó, đứng ngoài phán thì rất dễ anh ạ. Cả nước chỉ có 154 người tự ứng cử thôi ! Còn thì gần 90 triệu đứng ngoài phán như thánh tướng . Ông MTA giỏi giang, có tầm như vậy, sao ko ra ứng cử nhỉ ?" (Trích FBChú Tễu). Lí do được biện dẫn cho hành động "cực đoan" của Diện chính là Mai Tú Ân đã giẫm đạp/ vô tình động chạm lên nỗi đau còn rỉ máu của Diện và đám người thất sủng. Người đau khổ không cần người khác động viên kiểu dạy khôn là vì thế.
Thêm nữa, giọng điệu hết sức trịch thượng của Mai Tú Ân là nguyên nhân khiến những lời lẽ tâm huyết của gã trở nên phản cảm và khó được chấp nhận.
Và mặc dù không kiểu đốp chát như Xuân Diện, bình thản hơn một tí, Nguyễn Tường Thụy đã tự an ủi mình bằng "phép thắng lợi tinh thần" y chang nhân vật AQ trong QA chính truyện của Đại văn hào Trung Quốc Lỗ Tấn: "Những ứng cử viên độc lập chưa bao giờ và ngay từ đầu đã không tính đến chuyện trở thành đại biểu quốc hội. Chung danh nghĩa với các đại biểu quốc hội 13 khóa qua chẳng vinh dự gì. Mục tiêu của họ là vạch trần sự thật về cái gọi là "dân chủ đến thế là cùng" ở VN. Và như vậy, dù dừng chân ở giai đoạn nào, họ vẫn thành công, biết chắc thành công ngay từ khi tuyên bố ứng cử”.
Tuy nhiên, dù không chung trạng huống, cảnh ngộ cảnh ngộ giống như Diện và Thụy song Nguyễn Lân Thắng (FB Nguyen Lan Thang) nhưng thay vì ủng hộ Mai Tú Ân, đứa con lạc loài của Dòng họ Nguyễn Lân danh giá đã không thể hiện quan điểm trái chiều những nhà dân chủ thất sủng trong phong trào tự ứng cử Đại biểu Quốc hội vừa qua: "Anh Mai Tú Ân đừng có trùm chăn hô xung phong, kiếm cái gì mà làm đi chứ đừng ngồi không mà mắng mỏ người khác... " (Trích FB Nguyen Lan Thang). Hành động của Thắng đã khiến không ít người phải tò mò và đi tìm một câu hỏi. Phải chăng dù không ứng cử tự do như Nguyễn Xuân Diện hay Nguyễn Tường Thụy nhưng Nguyễn Lân Thắng đồng tình với phương pháp "tranh đấu" kiểu diễn trò của hai đại diện đến từ phía Bắc này? hay hành động của Thắng cho thấy vẫn còn một sự khác biệt rất lớn trong cái ranh giới "Dân chủ phía Bắc" và "Dân chủ phía Nam" do Mai Tú Ân làm đại diện.
Luận giải hai câu hỏi này, chúng ta sẽ thấy rằng, ngay từ đầu Nguyễn Lân Thắng đã không có bất cứ một động thái nào dù cho đám Nguyễn Quang A, Xuân Diện, Tường Thụy liên tục hò hét đồng đảng của mình nộp hồ sơ cũng như phát đi tuyên bố tự ứng cử ? Sự "im lặng" của gã khi đó đã được cho là một sự bí ẩn không có lời giải đáp. Tuy nhiên, có một thực tế tương đối lạ là trong nhiều diễn đàn chính Thắng chứ không ai khác liên tục thúc dục các cá nhân khác đứng lên tự ứng cử.
Xâu chuỗi hai chi tiết với nhau sẽ thấy rằng, ở Nguyễn Lân Thắng có một sự mâu thuẫn không nhỏ trong hành động mà chúng ta vẫn quen gọi là trò "chọc gậy bánh xe" quen thuộc của gã. Cho nên, sẽ không ngoa nếu nói rằng, chính gã (Nguyễn Lân Thắng) đã cố công bày trò "tự ứng cử Đại biểu Quốc hội" để đám dân chủ "háu đá", thích nổi tiếng còn lại thể hiện. Và điều đáng tiếc là những dân chủ gia lão làng như Nguyễn Xuân Diện và Nguyễn Tường Thụy hay "chiến lược gia" phong trào tự ứng cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp Tiến sỹ Nguyễn Quang A đã dính bẫy.
Việc đứng sang một bên phong trào tự ứng cử đại biểu Quốc hội cho thấy Nguyễn Lân Thắng đã dự đoán, biết trước cái kết cục sẽ xảy ra. Và nguyên nhân khiến gã vẫn thúc đẩy người khác tham gia dù biết trước hậu quả không ngoài việc làm ồn ào dư luận và biến những kẻ tham gia trở thành "những con chuột bạch trong phòng thí nghiệm" theo kiểu "được thì tốt mà không được thì cũng không ảnh hưởng gì đến mình". Thậm chí, việc thất sủng của các dân chủ khác sẽ là điều kiện và môi trường thuận lợi để gã tha hồ mà thể hiện mình. Những khoản tiền từ bên ngoài vì thế cũng rơi trọn tay gã!
Nhưng cái cao tay của Nguyễn Lân Thắng chính là cái giả đò "mèo khóc chuột" thông qua hành động "tát nước theo mưa" đã được chỉ ra ở trên. Mặt khác, chúng ta cũng phải thông cảm cho cái khó của Thắng bởi dù sao cùng là "Dân chủ" đất Bắc với nhau cả nên vì bất cứ lí do gì gã cũng không dám phản pháo lại đám Xuân Diện, Tường Thụy; trong khi đó với gã, Mai Tú Ân dù sao cũng là một tay dân chủ đại diện cho phía Nam.
Vậy nên, nếu nói về sự thành công của đám dân chủ trong phong trào "tự ứng cử Đại biểu Quốc hội" vừa qua thì đó chỉ có thể là thành công riêng của Nguyễn Lân Thắng!
No comments:
Post a Comment