GS NGO DUC THINH - DLV.VN
Phát biểu của ông Ngô Đức Thịnh (theo báo mạng Soha) là sự xuyên tạc một cách lố bịch đối với lịch sử và thực trạng xã hội thế giới.
(DLV.VN) – Theo báo mạng Trí thức trẻ, sau khi thấy cảnh chen lấn, xô đẩy đến nghẹt thở ở Đền Hùng hôm 16/4/2016, nhiều giáo sư, tiến sĩ đã chia sẻ cảm xúc, quan điểm với trang báo này. Trong đó, ông GS Ngô Đức Thịnh, nguyên viện trưởng viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam, đã có phát biểu rằng: “Việc chen lấn, xô đẩy của người dân như thế là sản phẩm của thời kỳ bao cấp khi người ta dù thế nào cũng cố phải giành lên trên, chen trước bằng được. Điều này ở nước ngoài không bao giờ có.” Về phát biểu lố bịch này, trên trang facebook của mình, bạn sinh viên Nguyễn Văn Hồng, đã có bài cảm nhận như dưới đây. Mời các bạn tham khảo (tiêu đề bài viết do DLV đặt).
***
“Việc chen lấn, xô đẩy của người dân như thế là sản phẩm của thời kỳ bao cấp khi người ta dù thế nào cũng cố phải giành lên trên, chen trước bằng được. Điều này ở nước ngoài không bao giờ có”. – Gs. Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Việt Nam.
Là một người có học hàm, nên cẩn trọng lời nói. Là một người làm khoa học, nhất là khoa học xã hội, tối kỵ cái sự tuyệt đối hóa một mặt của vấn đề. Vậy mà vị trí thức này phạm cả hai.

Ngày thứ sáu đen tại Mỹ-Black Friday







68 TRIỆU NGƯỜI MỸ chen lấn mua sắm trong ngày Black Friday
😄
Trong cái dòng chảy hỗn loạn của thời thế, có một làn sóng đả phá thời kỳ lịch sử mà người ta gọi là “thời bao cấp”, bằng những ngôn từ miêu tả khiến cho những người chưa từng trải qua coi đó là một thời kỳ đáng sợ. Nhưng với những người đã từng trải qua, họ có xu hướng thấy rằng kinh tế của cái ngày hôm qua đó nghèo thật, người ta phải lăn lộn để kiếm ăn thật, nhưng con người ngày đó đa số không quay quắt như bây giờ, tâm hồn họ đỡ vấy bẩn hơn bây giờ. Người ta đúng là có ý giành chỗ, nhưng nếu viên gạch ngày xưa để xí chỗ thì ngày nay họ sẵn sàng cầm phang vào đầu nhau. Đó là sự khác biệt, sự khác biệt đi xuống.


😔
Từng làm Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa, nhưng không biết là trình độ thực của vị Viện trưởng này đến đâu, tiền bạc chi cho nghiên cứu dùng chỗ nào mà không biết được một điều đơn giản “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”, để rồi đưa ra cái kết luận ấu trĩ thối tha “chen lấn xô đẩy là sản phẩm của thời kỳ bao cấp” mà chối bỏ một sự thật từ cái câu tục ngữ kia, rằng cái ý chen chân đó đã có trong não người Việt từ trước cái thời bao cấp mà ông đang phỉ báng từ rất lâu rồi.
😒
“Điều này (sự chen lấn) ở nước ngoài không bao giờ có”“Không bao giờ”?! Một sự tuyệt đối hóa cực vô lý ở cái thời đại internet bây giờ. Cái sinh vật thuộc bộ móng guốc đội lốt người và mang hàm giáo sư thì cũng thôi đi, sao lại ý đồ muốn hàng triệu người tin vào lời rống của giống loài mình như thế? Mỗi mùa lễ hội ở đất nước Ấn Độ, hàng trăm người chết vì giẫm đạp, điều tương tự cũng xảy ra ở Thánh địa Mecca trong mỗi mùa hành hương của người Hồi giáo, và ở cả nước Mỹ với sự phát triển vật chất vào loại vô đối và được xem là “văn minh nhất thế giới”, là “thiên đường” của bao nhiêu người trên khắp thế giới (tất nhiên là không có tôi), cái ngày “Black Friday” trở thành ngày thảm họa khi người ta chen lấn, xô đẩy thậm chí đánh nhau để tranh giành hàng hóa giá rẻ. Bằng chứng? Google tính đến giờ phút này vẫn không thu phí với cả những từ khóa bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh.
😏
Cái sự chen lấn nó không biên giới, có thể bùng phát ở bất cứ đâu, dẫu là ở quốc gia nghèo đói hay no đủ, nó bùng phát dựa vào mục tiêu và ham muốn của con người, chứ không thể dùng kinh tế mà nói lên tất cả được. Thời chúng tôi đa số cơm đã đủ no 3 bữa, bản thân tôi đến trường đã luôn có áo trắng tinh, quần thẫm màu, hè tông nghìn lỗ, đông giày cao cổ, tất cả đều lành lặn, vậy mà vẫn tranh nhau chí chết mấy quả bàng chín? Vì sao? Đơn giản là vì vui, vì quả bàng nó hấp dẫn, chứ không phải vì đói (nếu sinh vật kia mà thấy cái cảnh chúng tôi cầm dép ném bàng rồi tranh nhau chắc sẽ kết luận rằng chúng tôi “đói khát” như Triều Tiên ấy).
😂
Điều đáng buồn, là cái con bệnh tự kỷ ám thị bị “nỗi sợ hãi thời bao cấp” nó ám nặng như thế lại được lên báo phát ngôn! các sinh vật trí thức và các sinh vật truyền thông quả là “đồng thanh tương ứng, đồng bệnh tương lân”.