Tiến sỹ Nguyễn Quang A (Nguồn: Internet).
Trong khi nền dân chủ Việt và những người quan tâm đang bàng hoàng sau hàng loạt những động thái có tính ăn thua, "cố đấm ăn xôi" của một số ứng viên tự do thất sủng bị bóc mẽ thì vị Tiến sỹ tuổi Tuất - Nguyễn Quang A lại vào góp vui thêm trò mới.
Trong khi nền dân chủ Việt và những người quan tâm đang bàng hoàng sau hàng loạt những động thái có tính ăn thua, "cố đấm ăn xôi" của một số ứng viên tự do thất sủng bị bóc mẽ thì vị Tiến sỹ tuổi Tuất - Nguyễn Quang A lại vào góp vui thêm trò mới.
Câu chuyện xin được tóm lược ngắn gọn như sau: Sau khi thất bại tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, vị Tiến sỹ quê Bắc Ninh đã hào sảng đăng đàn với tuyên bố sẽ thu thập được 5000 chữ ký ủng hộ trên mạng, trong đó ít nhất là 1000 chữ ký tươi để chứng minh rằng
mình được đông đảo “cử tri” ủng hộ ứng cử Đại biểu Quốc hội; rằng Uỷ
ban bầu cử nên tổ chức lại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với
ông ta. Và như để dư luận thấy mình tuyên bố là sẽ làm chứ chẳng chơi
hay đùa cợt gì, Nguyễn Quang A đã chăm chỉ cập nhật lên trang FB cá nhân
mình những chữ ký mà ông thu thập được. Ông này cũng huy động một hệ
thống các "Cộng tác viên vệ tinh" vào cuộc để thu thập chữ ký cho mình, Nguyễn Anh Tuấn, thành viên VOICE – tổ
chức ngoại vi của Việt tân là một trong số những kẻ như thế. Và mọi sự
có vẻ thuận buồm xuôi gió đến khi có lá đơn tố cáo của ông Vũ Văn Cần,
sinh năm 1973, hiện đang sinh sống tại TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Xin xem thêm toàn văn đơn tố cáo để hiểu chuyện gì đã xảy ra đối với Nguyễn Quang A....
Theo thông tin mới nhất, ngày
19/4/2016 vừa qua, Công an Quận Long Biên (Cơ quan được Công an TP Hà
Nội giao thụ lý đơn của ông Cần) đã có giấy mời yêu cầu ông A đến Trụ sở Công an phường Gia Thụy để làm rõ các nội dung trong đơn tố cáo.
Như
một con cáo già đã có bề dày kinh nghiệm trong đối phó với cơ quan chức
năng sau các hành vi vi phạm pháp luật, ông A ngoài việc từ chối không đến với lí do "Tôi không biết ông Cầu ấy là ai, tố cáo tôi về chuyện gì. CA quận phải cho tôi rõ thì sau 25 tôi mới xem xét việc này” thì
đã đăng thông tin trên FB cá nhân để hỏi dò ý kiến của người khác về
cách xử lý cái tình huống mà xem ra ông A không hề mong muốn tí nào.
Stt
khóc lóc của ông A đã nhận không ít sự quan tâm (chủ yếu là đám dân chủ
cuội và những tín đồ cuồng vọng chúng) nhưng nổi bật hơn cả là lời
khuyên của một vị Luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội Trần Vũ Hải. LS
Hải cùng với LS Trần Thu Nam cũng được biết đến cái mác "LS Nhân quyền"
và chuyên chọc ngoáy vào những vấn nạn, mặt trái của xã hội để kiếm chắc
và PR hình ảnh cá nhân.
LS Trần VŨ Hải đã khuyên Tiến sỹ Nguyễn Quang A như sau: "... Dùng quyền im lặng, khẳng định không liên quan gì ông này".
Chắc chắn với những ai đã học qua Luật, đặc biệt là Luật Hình sự, Tố tụng hình sự thì đã tiếp cận chế định "quyền im lặng" với ý nghĩa, người bị bắt, bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh mình đúng hay sai trước pháp luật, nghĩa vụ chứng minh đó thuộc về cơ quan hữu trách. Đồng thời, "chế định im lặng' cũng buộc người bị bắt, bị can, bị cáo phải giữ im lặng để cơ quan thực thi thực hiện nhiệm vụ nếu không muốn những điều được nói ra là căn cứ làm tăng hình phạt trước toà.
Nói như thế để thấy rằng, có thể Trần Vũ Hải là người có học luật và phương cách mà Hải chỉ ra cho Tiến sỹ A vào thời điểm này cũng không hề sai. Tuy nhiên, nó chỉ mới là một vế của những gì mà ông A đang cần tới. Nghĩa là điều ông A đang cần là thoát ra khỏi những dính líu liên quan pháp luật nhưng "kế sách" của Trần Vũ Hải chỉ mới khiến ông không không dính quá sâu với pháp luật mà thôi. Theo đó, sự im lặng có thể khiến ông A không phải trả lời các câu hỏi liên quan trước pháp luật nhưng với lá đơn tố cáo thì đương nhiên chuyện ông đúng hay sai không quá phụ thuộc vào sự im lặng đó. Cơ quan hữu trách vẫn đủ bằng chứng cũng như các căn cứ pháp lý để quy kết tội của ông A.
Cho nên, có lẽ đã đến lúc ông A chỉ có thể mong chờ vào vận may của chính mình thay vì chờ đợi quá nhiều vào người khác. LS cũng chỉ giúp ông được có thế mà thôi!
Chắc chắn với những ai đã học qua Luật, đặc biệt là Luật Hình sự, Tố tụng hình sự thì đã tiếp cận chế định "quyền im lặng" với ý nghĩa, người bị bắt, bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh mình đúng hay sai trước pháp luật, nghĩa vụ chứng minh đó thuộc về cơ quan hữu trách. Đồng thời, "chế định im lặng' cũng buộc người bị bắt, bị can, bị cáo phải giữ im lặng để cơ quan thực thi thực hiện nhiệm vụ nếu không muốn những điều được nói ra là căn cứ làm tăng hình phạt trước toà.
Nói như thế để thấy rằng, có thể Trần Vũ Hải là người có học luật và phương cách mà Hải chỉ ra cho Tiến sỹ A vào thời điểm này cũng không hề sai. Tuy nhiên, nó chỉ mới là một vế của những gì mà ông A đang cần tới. Nghĩa là điều ông A đang cần là thoát ra khỏi những dính líu liên quan pháp luật nhưng "kế sách" của Trần Vũ Hải chỉ mới khiến ông không không dính quá sâu với pháp luật mà thôi. Theo đó, sự im lặng có thể khiến ông A không phải trả lời các câu hỏi liên quan trước pháp luật nhưng với lá đơn tố cáo thì đương nhiên chuyện ông đúng hay sai không quá phụ thuộc vào sự im lặng đó. Cơ quan hữu trách vẫn đủ bằng chứng cũng như các căn cứ pháp lý để quy kết tội của ông A.
Cho nên, có lẽ đã đến lúc ông A chỉ có thể mong chờ vào vận may của chính mình thay vì chờ đợi quá nhiều vào người khác. LS cũng chỉ giúp ông được có thế mà thôi!
An Chiến
No comments:
Post a Comment