http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2016/01/nhau-nhieu-oc-it-va-su-len-ngoi-cua-van.html
Bàng hoàng với tình hình của giới trẻ Việt: Nhậu nhiều, đọc ít và sự lên ngôi của văn hóa giải trí rẻ tiền
Một
bài trăn trở rất đáng để suy ngẫm về sự ngược đời đang xảy ra ở thời
buổi hiện đại. Cứ thể này bảo sao chúng ta cứ giậm chân tại chỗ!
Những
con số thống kê gây không mấy dễ chịu khi năm qua ngành văn hóa thu
được 2000 tỷ đồng từ các hoạt động xuất bản với 24.000 cuốn sách, 375
loại ấn phẩm.
Một
lĩnh vực khác xem chừng ít liên quan đến sách vở là 3 tỷ lít bia được
tiêu thụ nếu quy ra tiền sẽ là 66.000 tỷ đồng, gấp 33 lần tiền mua sách
và có thể xem là hệ quả khi Google vừa công bố 10 từ khóa người Việt
truy nhiều nhất trên công cụ tìm kiếm này đều thuộc “địa hạt” của giải
trí rẻ tiền.
Người
Việt chi ra 3 tỷ đô la Mỹ để tiêu thụ 3 tỷ lít bia mỗi năm, nếu chia
đều trên bình quân dân số mỗi người từ mới lọt lòng đến gần về thiên cổ
sẽ “gánh” hơn 33 lít!
Một
con số kinh hoàng, không sai nếu xếp bia rượu vào quốc nạn, nhớ ngày
xưa Bác Hồ nói thực dân Pháp đầu độc dân tộc ta bằng rượu cồn… thì nay
chúng ta đã tự mua cồn đầu độc chính mình.
Hệ
quả chúng ta là nước luôn ở tốp dẫn đầu về tai nạn giao thông trong khu
vực Đông Nam Á, khi số liệu từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho
thấy trong 5 năm từ 2010 – 2015 trung bình mỗi năm có gần 9.000 người
chết vì tai nạn giao thông, trong đó bia rượu đóng vai trò không nhỏ.
Thậm chí nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông tại Việt Nam còn nhiều hơn lính Mỹ tử trận khi tham chiến tại Trung Đông.
Cứ
đâu trên đất nước Việt Nam này cũng dễ dàng bắt gặp cảnh chén chú chén
anh, nhậu từ trong nhà ra đến ngoài ngõ, bất kể đầu tuần hay cuối tuần
các quán nhậu đều đông kín mít, đa phần là giới trẻ.
Bạn
bè lâu ngày gặp nhau tay bắt mặt mừng: nhậu, ma chay, cưới hỏi, giỗ
chạp: nhậu, có chuyện vui: nhậu, gặp chuyện buồn: nhậu, hết giờ làm việc
đồng nghiệp cùng nhau thư giãn: nhậu, ra ngoài đi công tác rồi “giao
lưu”, “kết nghĩa": nhậu, có khách đến nhà: nhậu…bình thường không làm gì
cũng…nhậu.
Dân
ta có thừa tiền để uống bia nhưng lại dè dặt “tiết kiệm” hơn trong việc
đầu tư cho phát triển tri thức khi con số do Cục xuất bản in và phát
hành công bố mới đây số tiền thu được từ bán sách trong năm qua chỉ
bằng…1/33 so với tiền uống bia! 2000 tỷ đồng không hơn.
Có
gần 30 triệu người dân chưa bao giờ biết sách là gì, 44% dân số thỉnh
thoảng đọc, coi như không bởi vì đọc sách không thể nào làm bạn với
…cưỡi ngựa xem hoa!
Người Việt chỉ đọc 0,8 cuốn sách/năm, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Nghịch lý
thay, một đất nước có 480 trường đại học, hàng trăm viện nghiên cứu, tỷ
lệ sinh viên trên dân cao ngất ngưỡng nhưng tại sao tỷ lệ đọc sách lại
thấp đến vậy?
Những
con số trên đã trả lời vì sao sinh viên Việt Nam thiếu kiến thức, vì
sao những tấm bằng cử nhân ngày càng kém giá trị và vì sao bạo lực ngày
càng tăng trong khi đạo đức luân thường xuống cấp nghiêm trọng…
Những
thảm án liên tục xảy ra, con người cư xử với nhau ngày càng tàn bạo có
một phần nguyên nhân từ việc uống nhiều bia rượu và thiếu đọc sách,
không thể nào tiếp cận được với tri thức của nhân loại nếu không coi
sách là cánh cửa buộc phải bước qua, rồi đây giới trẻ sẽ hội nhập và
phát triển như thế nào nếu thiếu nền tảng tri thức cơ bản từ sách.
Uống nhiều bia rượu, lười đọc sách là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa người Việt đến với văn hóa giải trí rẻ tiền.
Bởi
không một ai có thể đọc được sách sau khi đã chếnh choáng men rượu và
càng không thể hấp thụ được văn hóa nghệ thuật đích thực khi tâm hồn và
thị hiếu đã bị đầu độc theo nghĩa đen.
Phải
là nói văn hóa giải trí rẻ tiền là bởi những gì người Việt kiếm tìm
trên mạng trong một năm qua đều thuộc về những ca khúc giải trí mì ăn
liền như “vợ người ta”, “không phải dạng vừa đâu”, “khuôn mặt đáng
thương” và những bộ phim dài dằng dặc, phim bạo lực…thiếu vắng bóng dáng
của nghệ thuật đích thực.
Đành
rằng việc tra cứu thông tin thường theo thói quen nhưng thói quen lâu
dần sẽ tạo thành tính cách và không ai trong tất cả chúng ta muốn rằng
tính cách người Việt là vô tình, lãnh đạm, thờ ơ với những vấn đề quan
trọng của đất nước.
Những
vấn đề của hôm nay mai sau sẽ trở thành lịch sử, đừng để con cháu chúng
ta sau này lật những trang sử của cha ông trong sự ngỡ ngàng ngạc
nhiên.
Đất
nước đã tụt hậu nhiều mặt so với Lào, Campuchia, Myanmar, đó là sự thật
chứ không còn là nguy cơ như những năm trước đây, tương lai đất nước có
sánh vai được với các cường quốc năm châu hay không là phụ thuộc vào
giới trẻ, đất nước cần sự tỉnh táo và trí tuệ của những người trẻ, hãy
giảm rượu bia và phát động phong trào đọc sách ngay hôm nay nếu không
muốn mãi tụt hậu.
ThS. Trương Khắc Trà
No comments:
Post a Comment