LS. Võ An Đôn
Trên
facebook của mình, LS Võ An Đôn gọi buổi hội nghị cử tri nơi cư trú về việc lấy
phiếu tín nhiệm với việc ông ta ứng cử ĐBQH là buổi “đấu tố” ông ta, nhưng
phiền nỗi, nội dung đấu tố ở đây là những gì?
Thứ
nhất là “Họ đem chuyện gia đình, chuyện tôi không tham dự các cuộc họp của
thôn”: phàm một khi ông đòi đại diện tiếng nói, quyền lợi của cử tri nơi ông ta
đang ở mà ông lại từ chối sinh hoạt cộng đồng, không tham gia sinh hoạt tối
thiểu nhất đối với công dân ở cộng đồng dân cư nơi mình sinh sống thì không
hiểu ông ta dựa vào đâu để nắm bắt được tâm tư, nhu cầu của cộng đồng, dựa vào
tư cách nào để “đại diện cho tiếng nói” của họ ở cơ quan quyền lực nhất kia?
Thứ
hai, ông này cho rằng cử tri ở đây đã đem “chuyện tôi viết bài trên Facebook ra
mạt xát tôi”: ông luật sư không dám nói rõ đem những chuyện gì mà ông viết trên
facebook để mạt sát ông ta, nhưng riêng các bài viết ông mạt sát chính quyền,
chửi bới, xúc phạm đồng nghiệp, cho dân hèn…thì không chắc ai đã mạt sát ai
trước?
Thứ
ba là “họ cho rằng tôi không đủ điều kiện làm đại biểu quốc hội, vì tôi có tư
tưởng phản động”, cái này thì khỏi phải nói, ông luật sư công khai trả lời
phỏng vấn đài báo nước ngoài phủ nhận chế độ chính trị đang hợp hiến, hợp pháp
này, đòi theo mô hình ngoại lai nào đó chưa được toàn dân nhất trí thì gọi nó
bằng cái tên nào khác, mà không phải là “tư tưởng phản động”, đồng nghĩa với
việc ông không đáp ứng được tiêu chuẩn ĐBQH là phải trung thành với Hiến pháp
và Tổ Quốc?
Thứ
tư là “chính lãnh đạo Đoàn luật sư được mời đến dự lại đấu tố tôi, cho rằng tôi
vừa bị Sở tư pháp phạt tiền vì không lập sổ tài chính nhưng không khai báo”,
tức ông này đã “tiết lộ” ra thông tin ông Võ An Đôn đang bị phạt tiền, tức phạt
vi phạm hành chính vì vi phạm quy định pháp luật trong hành nghề, vậy thì có
thể gọi đây là “đấu tố” không?
Việc
những người mà ông luật sư gọi là đấu tố ông ta thuộc thành phần “một anh đảng
viên của chi bộ thôn trước đây làm kiểm sát viên
bị tuột xích cho về hưu sớm”, “ một anh công an về hưu”, “một anh đang làm công
an huyện”, “một anh đảng viên của chi bộ thôn” và “Chủ nhiệm đoàn luật sư” có
vi phạm hay trái nguyên tắc gì không? Họ có phải là “cử tri” mà ông luật sư
đang muốn đại diện không? Điều đáng phải bàn ở đây là họ có phải dân cư trên
địa bàn của ông không hay từ nơi nào khác kia? Họ không vi phạm về thành phần
thì đâu có lý do gì để ông luật sư phủ nhận quyền cất tiếng nói của họ đánh giá
xem ông có đủ điều kiện đại diện cho họ tại Quốc hội hay không?
Tại
một cuộc họp toàn những ý kiến “đấu tố” ông này như vậy mà ông ta vẫn đạt được
29/86 phiếu tín nhiệm cho thấy ông ta đã hơn hẳn Cù Huy Hà Vũ (được 1 phiếu tín
nhiệm), Hoàng Dũng (thành viên Phong trào con đường Việt Nam) được 7% phiếu tín
nhiệm, cô Trang Nhung được 1/63 phiếu tín nhiệm của chính cô…mà ông ta còn “vu
cáo”, phủ nhận kết quả bỏ phiếu thì thực bó tay, chắc phải đem phiếu bầu cho
ông ta “giám sát” kết quả thì ông ta mới chấp nhận chăng? Còn bản thân ông
không tin cử tri hay bất cứ người dân nào được cử vào Ban kiểm phiếu – điều mà
đáng lý khi thông qua Ban kiểm phiếu ông được quyền phát biểu, phủ nhận bằng lý
do xác đáng, nhưng ông không làm nay lại đổ lỗi cho họ khi kết quả kiểm phiếu
ông không đạt quá bán!?!
No comments:
Post a Comment