2016/04/08

Chém gió với PGS Nguyễn Duy Thịnh về chuyện thực phẩm bẩn

Kính Chiếu Yêu

Trả lời phỏng vấn báo Infonet, PGS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm Đại học Bách khoa đã đưa ra những nhận định, phán xét rất tào lao.

Ông nói: "Trong thời gian vừa qua tôi nghe truyền thông nói quá nhiều đến thực phẩm bẩn. Chỉ là tin tức nhưng hãng truyền thông này đua với hãng khác để có thông tin nhanh nhất, dày nhất mà họ quên mất rằng họ đang phản ánh cái ngọn, còn cái gốc thì chưa hỏi đến.Tôi phải nói đúng hơn là hơi ầm ĩ. Đưa tin thái quá người ta cảm thấy mặt ti vi nó bẩn chứ họ không biết phải làm thế nào. Những thông tin đó chỉ làm cho xôn xao dư luận".

Xin thưa với ông PGS, ông đã nhầm khi nói về truyền thông, báo chí với báo cáo thanh tra, kết luận điều tra của chính phủ, có nghĩa là cơ quan công quyền. Báo chí chỉ là cơ quan thông tin, chức năng của nó cung cấp thông tin, mà phải là thông tin sự thật, khách quan cho đọc giả, thính giả. Báo đài không nói về thực trạng thực phẩm bẩn thì nói cái gì trong cơ chế chống thực phẩm bẩn.

Nhờ thông tin mà ngày càng nhiều người dùng biết về thực phẩm bẩn và nguy hại của nó chứ không "chỉ làm cho xôn xao dư luận". Cơn phẫn nộ của dân chúng với thực phẩm bẩn là thành công của báo chí. Nó đã tạo được dư luận lên án của xã hội, vì vậy nó đã thành công. Nói là "ầm ĩ", "thái quá" làm "người ta cảm thấy mặt ti vi nó bẩn" là chẳng hiểu gì về thiên chức của báo chí. 
PGS phán rằng: "Tôi thấy còn rất nhiều cái gốc của vấn đề. Hiện nay tại nước ta, các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra giải pháp mang tính vĩ mô xã hội, đó là giải quyết được vấn đề thực phẩm bẩn như thế nào, giải pháp gì? Thay vào đó người ta đua nhau lên án". 

Xin thưa với PGS, giải "pháp mang tính vĩ mô" là tuyên truyền về tính nguy hại của thực phẩm bẩn, giáo dục ý thức trách nhiệm cộng đồng cho người sản xuất thực phẩm, sử dụng chế tài luật pháp để xử phạt những ai cung cấp thực phẩm bẩn là chuyện của vĩ mô hay vi mô? Thực ra, hiến kế của PGS về nghiên cứu để tạo giống sạch chỉ là chuyện vi mô mà thôi.
PGS nói rằng: "Bài toán thực phẩm sạch an toàn cho người dân không phải nằm ở người sản xuất ra nó. Bình thường, ở các nước người ta ăn thịt nạc nhiều, họ dùng công nghệ tiên tiến chọn giống và tạo ra con lợn lớn nhanh, siêu nạc để có nhiều thịt nạc".

Quả thật, nghe đến đây thì iêm bó tay chấm com luôn. Thực phẩm sạch, thực phẩm bẩn mà "không phải nằm ở người sản xuất ra nó" thì nằm ở đâu? Chẳng lẽ nó do người tiêu dùng tự làm bẩn à? Trong chuỗi hoạt động của các khâu liên quan đến thực phẩm có những gì PGS nhỉ. Có phải là sản xuất - thu mua - chế biến - bảo quản - phân phối - tiêu dùng. Khâu nào là khâu đáng quan tâm của chu trình thực phẩm bẩn. Chắc hẳn là sản xuất và chế biến. Không phun thuốc sâu, không cho chất cấm vào thức ăn gia súc, không cho phụ gia cấm vào thực phẩm thì lấy đâu ra thực phẩm bẩn?
iêm đảm bảo, phạt nặng, bỏ tù người sản xuất ra thực phẩm bẩn; cách chức, xử phạt người quản lý không làm tròn trách nhiệm là thực phẩm sạch ngay.

No comments: