2016/02/04

VỂ MỘT CÂU CHUYỆN ĐÃ CŨ

http://vietnamngayve.blogspot.com/2016/02/ve-mot-cau-chuyen-cu.html
 
 
Dạo trước, rộ lên một chủ đề thảo luận thu hút khá đông sự chú ý, quan tâm và tham gia luận bàn của công luận và xin nói luôn đó cũng là một phần trong chiến dịch hạ bệ hình tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước một bộ phận người dân tại Việt Nam - một phần trong chiến lược "Diễn biến hoà bình" đang được thực hiện đối với Việt Nam: Nên hay không nên giữ gìn, bảo quản di hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh? 
Điều đáng nói, bên cạnh những tiếng nói ủng hộ và bênh vực việc nhà chức trách tại Việt Nam giữ nguyên thì đã có không ít những ý kiến phản đối. Và để bảo vệ và phản biện cho ý kiến của mình, không ít người đã huy động cả yếu tố tâm linh trong việc chôn cất người quá cố; rồi dẫn ra chuyện không ít quốc gia trên thế giới đã kết thúc việc bảo quản, giữ gìn thi hài của các lãnh tụ sau một thời gian dài thực hiện (Ví dụ như trường hợp nước Nga đối với thi hài lãnh tụ V. Lê nin). Rồi đám người này cũng không quên dẫn lại di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh được nói đến trong Di chúc với tư cách là văn bản có giá trị cao nhất trong việc thực hiện tang lễ cho Người theo di nguyện. Thậm chí, chúng đã không ngần ngại tung những thông tin về tình trạng bảo quản, lưu giữ ti hài của Người cũng như công tác thực hiện của các cơ quan chức năng (?) đến nỗi "Sáng 28.7, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, tổ chức gặp gỡ báo chí tuyên truyền Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập 29.8.1975 – 29.8.2015" đã tuyên bố rằng "Thi hài Hồ Chí Minh được giữ gìn ở trạng thái tốt nhất
Tuy nhiên, tất cả những ý kiến đó đã không nhận được sự đồng thuận của các nhà chức trách và đương nhiên nó không khiến những nhà quản lý, những người có thẩm quyền thay đổi quyết định. Ở đây, tôi không bàn, không nhắc lại nguyên nhân khiến các nhà chức trách tại Việt Nam vẫn bảo nguyên và không đồng thuận các kiến nghị ngừng, kết thúc việc bảo quản thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chỉ xin được dẫn ra đây một bằng chứng cho thấy không phải chỉ riêng Việt Nam mới áp dụng phương pháp lưu giữ, bảo quản thi hài của lãnh tụ thay vì áp dụng các phương pháp truyền thống khác. 
Xin được trích nguyên một đoạn tin vắn về hoạt động của Toà thánh Vatican từ Viet Vatican News:  "Vào chiều ngày 03/02, Di hài Cha Thánh Piô (1877-1968) và thánh Leopoldo Mandic (1866-1942) gốc Croát, cả hai đều thuộc dòng Phanxicô Capuchino đã được di chuyển khoảng 400 cây số từ thành Padova bắc Italia và từ San Giovanni Rotondo nam Italia về Vương cung thánh đường thánh Lorenzo. Thánh đường này được giao cho các cha dòng Capuchino coi sóc. Chiều ngày 5-2, di hài hai thánh sẽ được rước về Đền thờ Thánh Phêrô. 
Theo ý muốn của ĐTC, di hài hai vị thánh sẽ được đưa về Đền thờ Thánh Phêrô, trong dịp ngài cử hành thánh lễ đồng tế trọng thể vào ngày thứ tư lễ tro, 10-2 tới đây, với các thừa sai Lòng Thương Xót".
Nếu xét đoán về mặt tâm linh thì chắc chắn một tôn giáo như đạo Công giáo hoàn vũ sẽ có thừa; đó cũng là lí do khiến tôn giáo này có một sự tồn tại lâu dài và bền bỉ đến thế. Và chúng ta cũng không thể nói lí do khiến Giáo hội Công giáo hoàn vũ vẫn còn thực hiện phương pháp bảo quản, lưu giữ thi hài của những vị "Thánh" vì suy nghĩ của họ hết sưc lạc hậu bởi rất nhiều quốc gia mà chúng ta vẫn hay gọi là các quốc gia phát triển như Anh, Đức hay Ý thì đạo Công giáo có một vị trí đặc biệt song họ vẫn áp dụng phương pháp này. Điều đó cho thấy không phải các quốc gia tiến bộ là nói không với phương pháp bảo quản thi hài theo cách như đã nói. 
Và thiết nghĩ, đối với một quốc gia không xác định tôn giáo nào là quốc đạo như Việt Nam thì nên chăng việc áp dụng phương pháp bảo quản, lưu giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh như hiện tại không hề trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục hay tiền lệ quốc tế! 
An Chiến

No comments: