Trong
một lần trả lời phỏng vấn mới đây nhất do BBC tổ chức, Đại sứ Mỹ Ted
Osius đã đề cập tới 03 vấn đề được đánh giá là liên quan thiết thân tới
Việt Nam: tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhân sự Đại hội 12 và nhân
quyền Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này xin đề cập tới cảm nhận,
đánh giá của Ngài Đại sứ Mỹ về Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ
12. Xin trích nguyên văn đoạn trả lời phỏng vấn của Ngài Đại sứ Mỹ trước
khi được mạn đàm đôi lời chính thức:
'BBC: Ông có theo dõi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 không? Liệu cá nhân ông có thấy “ngạc nhiên” về dàn lãnh đạo mới của Việt Nam?
Chúng tôi theo dõi Đại hội Đảng vừa qua rất cẩn trọng và với sự quan tâm rất lớn. Điều khiến tôi thấy quan tâm nhiều nhất trước hết là đã có các quyết định sớm về việc nhất trí cho chính sách hội nhập quốc tế. Thứ hai là việc tán thành TPP.
Tôi nghĩ cả hai quyết định về chính sách đó là các yếu tố để tôi tiếp tục lạc quan rất nhiều về quỹ đạo của mối quan hệ của chúng tôi với Việt Nam.
Xét về mặt nhân sự, tôi nghĩ rằng mối quan hệ song phương thì lớn hơn bất kỳ các cá nhân nào. Vì vậy, thực tế là có những thay đổi về thế hệ mới vừa khởi sắc chỉ là điều tốt đẹp mà thôi. Và thực tế rằng Đảng Cộng sản Việt Nam rất rõ ràng khi ủng hộ TPP và tiếp tục hội nhập quốc tế chỉ có thể là điều tích cực cho mối quan hệ với Hoa Kỳ".
Trước
hết, phải nhấn mạnh lại rằng đây là lời phát ngôn chính thức của Ngài
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam và với chức trách, cương vị mà Ngài này đang mang
trên mình thì chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đó là những cảm nhận, đánh
giá của các nhà lãnh đạo Mỹ. Theo đó, với một tư duy có phần thực dụng,
người Mỹ không quá quan tâm tới các vấn đề nhân sự tại kỳ đại hội lần
thứ XII vừa qua của Đảng Cộng sản Việt Nam dù họ thừa biết nó tác động
như thế nào tới quan điểm và chính sách của Việt Nam trong 05 năm tới
đây. Cụ thể hơn, họ không quan tâm lắm tới việc ông này hay ông kia về
hay ở để đánh giá cả tòan cảnh Đại hội, điều họ quan tâm hơn cả chính là
dàn lãnh đạo đó tiếp cận, có quan điểm, thái độ như thế nào tới những
vấn đề do họ lĩnh xướng hoặc vấn đề giữa họ và Việt Nam có cùng mối quan
tâm. Chính vì vậy, thật dễ hiểu tại sao trong một chủ đề 100% chính
trị, TPP vẫn được đề cập tới như một yếu tố có tính đại diện và làm
thước đo cho những điều được đề cập tới.
Hình ảnh Đại sứ Mỹ thả cá chép trong ngày 23/12 - ÂL (Nguồn: Internet).
Với
việc các nhà lãnh đạo sau khi Đại hội kết thúc chấp nhận và theo đuổi
TPP một cách nhiệt thành, thoải mái nên đương nhiên người Mỹ đã ngay lập
tức đánh giá cao Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nó khác hoàn toàn với những câu chuyện mang tính "bơm vá", "phiếm đàm"
được nói đến trước, trong và sau Đại hội XII của một bộ phận người, kiểu
như ông này lên thì đồng nghĩa với xu hướng thân Trung (hoặc thân Mỹ)
sẽ chủ đạo và thắng thế trong 5 năm tới (?) Rồi cả những câu chuyện mang
tính thâm cung bí sử, đấu đá lẫn nhau giữa các chủ thể mà chúng ta vẫn
quen nghe là "các nhóm lợi ích trong Đảng Cộng sản Việt Nam" cũng trở
thành câu chuyện 'phịa" do các nhà đàm tiếu chính trị không chuyên dựng
lên (Tôi không dùng là bình luận chính trị bởi thông thường 'Bình
luận" sẽ có cả yếu tố chủ quan và khách quan nhưng "đàm tiếu" thì 100%
là chủ quan, thậm chí là chủ quan theo kiểu mạnh ai nấy nói). Tôi
tin rằng có khối kẻ đã ngượng chín cả mặt khi nghe vị Đại sứ Mỹ chia sẻ,
đánh giá về Đại hội XII của Đảng Cộng sản ở trên!
Ở
đây, tôi cũng muốn đề cập đến một chi tiết cho thấy giữa BBC và 'một bộ
phận người" được đề cập ở trên là cùng hạng và có cùng suy nghĩ. Bằng
chứng là trong câu hỏi tới Ngài Đại sứ Mỹ đã cho thấy rất rõ điều này: "Ông
có theo dõi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 không? Liệu cá
nhân ông có thấy “ngạc nhiên” về dàn lãnh đạo mới của Việt Nam?". Rõ
ràng ở đây ẩn ý và cũng là điều mà người hỏi muốn Ngài Đại sứ Mỹ thể
hiện quan điểm phô ra rất rõ. Theo đó, người của nhà đài BBC đã hướng
lái Ngài Đại sứ vào một nội dung được cho là rất nhạy cảm trong Đại hội
lần thứ XII vừa qua của Đảng Cộng sản Việt Nam: Vấn đề nhân sự. Thông
thường, khi đề cập tới vấn đề nhân sự người ta sẽ đi sâu phân tích xu
hướng, quan điểm và cả những ưu tiên mà một cá nhân hoặc một nhóm người
nào đó sẽ thực hiện khi nắm quyền và tin chắc rằng khi đó câu trả lời
của Ngài Đại sứ Mỹ sẽ không khác gì những câu chuyện "bơm vá", "phiếm
đàm" của một bộ phận người như đã nhắc đến. Tuy nhiên, vị Đại sứ Mỹ này
không chỉ đã rất tỉnh táo khi đã nhận diện ra ý đồ của người nhà đài
(BBC) mà ông này đã tương kế, tựu kế rất hay trong câu trả lời của chính
mình! Thế mới biết, không phải ai cũng bị BBC đưa vào tròng mà không
hay biết gì!
An Chiến
No comments:
Post a Comment