2016/02/24

Cuộc chiến kinh tế trong quan hệ Nga - Thổ

Mẹ Đốp


Mối quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu khả dĩ và tươi sáng nào mặc cho hai bên đã không ít lần có các cuộc hội kiến để giải quyết những bất đồng liên quan. Và với các động thái "động binh", đưa ra các tuyên bố về một cuộc chiến tranh cũng như việc Thổ Nhĩ Kỳ đang gia tăng các hoạt động vào Syria - một đồng minh và cũng là đất nước hiện đang thuộc sự bảo trợ của Nga nên nhiều chuyên gia đã cho rằng rất có thể Nga - Thổ sẽ bước vào một cuộc giao tranh lớn nhất từ trước đến nay. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến 'chính khách theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine Dmitri Korchinsky đã có tuyên bố như trên. Ông kêu gọi chính phủ nước này tấn công Donetsk và Lugansk, trong trường hợp giao tranh Nga-Thổ bùng phát'. 
Khu vực eo biển Bosphorus do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát (Nguồn: Internet). 

Đến thời điểm hiện tại, mối bất hòa giữa Thổ - Nga không chỉ đơn thuần diễn ra bằng những cuộc khẩu chiến giữa các nhà lãnh đạo hai bên mà lĩnh vực kinh tế đã được huy động vào từ lâu. Theo đó, để trả đũa lại hành động "kiên quyết không đưa ra lời xin lỗi từ Nga", Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng quy chế đặc biệt cho các tàu thuyền thương mại của Nga khi đi qua khu vực eo biển Bosphorus do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. Chính vì vậy, để có thể luân chuyển hàng hóa từ Nga đi qua eo biển Bosphorus, các tàu thuyền của Nga sẽ phải tốn rất nhiều thời gian do bị áp chế quy chế kiểm soát gắt gao do các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng. Với việc gia tăng cường độ, mức độ kiểm soát hàng hóa có nguồn gốc từ Nga hoặc do các tàu thương mại của Nga vận chuyển, ngoài việc triệt tiêu năng lực thương mại, vận tải của nền kinh tế Nga, theo nhiều chuyên gia động thái này có thể đang được thực hiện với mục đích chủ động "gây hấn" của Thổ Nhĩ Kỳ (?). 

Trên thực tế, dù việc kiểm soát hàng hóa qua khu vực eo biển Bosphorus chưa quá ảnh hưởng tới nền kinh tế Nga hiện tại, song về lâu dài thì đó là vấn đề mà nước Nga chắc chắn sẽ đáng lưu tâm và cần có giải pháp để hóa giải trước khi quan hệ hai nước được "phá băng". Nền kinh tế Nga phụ thuộc rất lớn vào nền công nghiệp khai thác dầu mỏ, ngoài việc bán dầu thông qua các đường dẫn dầu xuyên quốc gia, thậm chí là xuyên đại dương thì họ còn thực hiện các giao dịch khác thông qua vận tải. Và trong bối cảnh các đường dẫn dầu đi qua Ukraine để đến nước thứ ba đang trở nên khó khăn hơn sau các hành động trả đũa của Ukriane sau những biến động trong nước này nên việc vận chuyển bằng tàu thủy qua khu vực eo biển Bosphorus được cho là giải pháp an toàn và đảm bảo rằng nền kinh tế Nga sẽ không bị suy giảm do suy giảm sản lượng xuất khẩu dầu mỏ ra bên ngoài. Chính vì vậy, sẽ không có gì là không thể nếu việc kiểm soát có phần thái quá khi hàng hóa Nga qua khu vực eo biển Bosphorus tiếp tục được duy trì và để giải quyết những khó khăn về kinh tế thì không loại trừ Nga sẽ động binh với Thổ Nhĩ Kỳ để giành quyền kiểm soát eo biển này cũng như để dằn mặt người Thổ. 

Nói như thế để thấy rằng, dù không phải là mặt trận chính mà hai bên đều tập trung vào để trả đũa, 'dằn mặt" lẫn nhau song tất cả những nguyên cớ dẫn đến cuộc đụng độ giữa Nga - Thổ vẫn chưa được hóa giải hết tất cả. Mọi thứ vẫn dường như chờ đợi bước tiến của thời gian để bạch hóa các nguy cơ được nói đến. Tuy nhiên, trong diễn biến mới nhất nguy cơ trên lĩnh vực kinh tế này đã bị hóa giải sau khi "Hy Lạp đã gợi ý cho Nga đỗ ở các hải cảng lớn tại nước này, cho phép lưu thông hàng hoá mà không cần qua eo biển Bosporus và Dardanelles". 

Xin thông tin thêm, đây là một phần trong thỏa thuận đạt được giữa đại diện Phòng Thương mại - Công nghiệp khu vực Evros thuộc Hy Lạp và chính quyền Simferopol, bán đảo Crimea (Nga). Lời mời từ Hy Lạp không chỉ giúp cho Nga giải quyết được một bài toán khó mà không cần có thêm bất cứ sự nhượng bộ hay gia tăng căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ. 

No comments: