2016/02/21

Khi liên minh Ấn Độ - Bangladesh được thiết lập Chiềng Chạ

Không phải ngẫu nhiên mà ngoài nước Mỹ ra có rất nhiều quốc gia cảm thấy bất an đằng sau sự trỗi dậy không bình thường của Trung Quốc. Đó cũng là lí do khiến rất nhiều nước, chứ không riêng gì Thái Lan, Myanma tỏ ra cảnh giác với đội ngũ doanh nhân đến từ Trung Quốc hay các dự án do người Trung Quốc thắng thầu và đảm nhiệm thi công. Mới đây nhất, một quốc gia tại khu vực Nam Á là Bangladesh đã hủy dự án xây cảng nước sâu do Trung Quốc đề xuất. 

Thủ tướng Bangladesh, bà Sheikh Hasina (phái) đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Sân bay quốc tế Shahjalal ở thủ đô Dhaka của Bangladesh - Ảnh: Reuters

Điều đặc biệt là dù nguyên nhân để phía Bangladesh từ chối lời đề xuất từ nhà thầu đến từ Trung Quốc được cho là cảng này thiếu tính khả thi thương mại và không cần thiết trong bối cảnh năng lực thương mại của đất nước thuộc khu vực Nam Á này chưa nhiều để vận hành cùng lúc nhiều cảng nước sâu. Tuy nhiên, với những gì đã, đang xảy ra cho thấy đó chỉ là một lời từ chối khéo của Bangladesh đối với Trung Quốc và là minh chứng cho thấy Trung Quốc sẽ khó khăn hơn trong thâm nhập khu vực Nam Á một khi Ấn Độ thực sự đã hiểu và lường được mối họa nếu để Trung Quốc có chỗ đứng tại đây. 

Cụ thể, dấu hiệu đầu tiên được nhắc đến là mặc dù từ chối lời đề nghị của Trung Quốc trong việc xây dựng cảng nước sâu vì lí do khả năng hoạt động thương mại. Song chỉ cách đó đúng 25 Km, một đối tác mới hình thành với Bangladesh là Nhật Bản lại đang phát triển một cảng biển nước sâu có tên Matarbari. Mặt khác, xét về mặt thời gian tính thì Trung Quốc còn phát đi lời đề nghị trước cả Nhật Bản. Cho nên, nếu ai đó nói rằng do đến sau (chậm chân) nên Trung Quốc bị từ chối thì e rằng hơi khó thuyết phục. 

Dấu hiệu thứ hai được nói đến: Trên thực tế dù là hai quốc gia láng giềng, có mối quan hệ lịch sử, xã hội truyền thống, lâu đời song dường như giữa Ấn Độ và Bangladesh chưa bao giờ yên ả do những bất đồng xung quanh việc phân định cắm mốc biên giời. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến mối quan hệ hai nước không có nhiều biến chuyển theo hướng tích cực, Bangladesh vẫn là một thị trường khó tiếp cận đối với các doanh nghiệp, doanh nhân đến từ Ấn Độ. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi sau chuyến thăm của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Bangladesh vào các ngày 6 - 7/6/2015 - chuyến thăm được ví sẽ mở ra một “kỷ nguyên mới” trong quan hệ Ấn Độ - Bangladesh. Theo đó, tại cuộc thăm viếng, làm việc lịch sử này Thủ tướng Modi đã thúc đẩy việc ký hiệp định phân định biên giới trên bộ với Bangladesh sau khi thuyết phục Quốc hội Ấn Độ thông qua. 

Và thật dễ hiểu khi những bất đồng được giải tỏa thì đó cũng là lúc sự gắn kết bởi các yếu tố địa lý, chính trị - lịch sử, kinh tế và địa chính trị với vai trò là các sức mạnh mềm thực sự phát huy tác dụng. Bằng chứng là Ấn Độ đã gia tăng các hoạt động đầu tư mang tính ưu đãi tại Bangladesh. Đổi lại, phía Bangladesh cũng đã áp dụng các chính sách đặc biệt đối với các doanh nghiệp cũng như đội ngũ doanh nhân đến từ Ấn Độ. Để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ cũng như gia tăng niềm tin lên phía Bangladesh, Chính phủ Ấn Độ cũng liên tục phát đi những thông điệp về một triển vọng thực sự tốt đẹp trên nhiều mặt trong mối quan hệ giữa hai nước. 

Đây cũng là nguyên nhân khiến Trung Quốc mặc dù bày tỏ mối quan tâm đối với cảng biển tại Sonadia (Đông Nam Bangladesh) trước và phía Bangladesh cũng chưa có trả lời chính thức song khi được Ấn Độ đề nghị từ chối với lí do việc Trung Quốc được xây dựng cảng Sonadia sẽ gia tăng sự ảnh hưởng của Trung Quốc lên Bangladesh, đồng thời sẽ tạo tiền đề để Trung Quốc có thể áp sát quần đảo Andaman - Nicobar của Ấn Độ.

Như vậy, với những động thái từ Bangladesh, Ấn Độ đang gián tiếp cho thấy họ đang thực sự quan tâm tới sự trỗi dậy không bình thường của Trung Quốc. Và họ đã không ngồi yên để nhìn Trung Quốc thiết lập sự ảnh hưởng lên chính khu vực và phạm vi ảnh hưởng của mình. Cùng với hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean vừa diễn ra thành công tốt đẹp hứa hẹn sẽ chế ngự mộng bành trường trên Khu vực Biển Đông của Trung Quốc thì việc Ấn Độ - Bangladesh thiết lập được liên minh đang hứa Trung Quốc sẽ ngày càng cô độc trong sự trỗi dậy bẩn thỉu của chính mình.

No comments: