Chiến tranh biên giới 1979: "TQ ra lệnh gặp người VN là giết hết"
Kiều Tỉnh
Quân
Trung Quốc xâm lược bắn hàng vạn phát pháo vào Lạng Sơn, Việt Nam trong
Chiến tranh biên giới. Tổng chỉ huy Trung Quốc Hứa Thế Hữu tuyên bố độc
địa: "1 căn nhà ở Lạng Sơn cũng không để lại". (Ảnh tư liệu: Sina)
Nhân
kỷ niệm 37 năm Chiến tranh biên giới 1979, chúng tôi xin giới thiệu tới
quý độc giả LOẠT BÀI NGHIÊN CỨU RẤT KỸ, CÔNG PHU TỪ CHÍNH TƯ LIỆU CỦA
TRUNG QUỐC, LIÊN XÔ... CÙNG CÁC HỌC GIẢ UY TÍN TRÊN THẾ GIỚI, cũng như
truyền thông Hoa ngữ.
LTS: Trong phần trước của loạt bài viết kỷ niệm 37 năm Chiến tranh biên giới 1979,
cuộc chiến mà Trung Quốc đổ hơn 600.000 quân xâm lược biên giới phía
Bắc Việt Nam, chúng tôi đã giới thiệu đến quý độc giả một vài góc nhìn
phản đối chiến tranh từ chính những người cầm quyền và các tướng lĩnh
Trung Quốc.
Dưới
đây là bài viết tiếp theo, chúng tôi xin gửi đến độc giả đánh giá từ
các nhà nghiên cứu, tác giả và báo chí Hoa ngữ khác với những gì chính
phủ Trung Quốc tuyên truyền về cuộc chiến phi nghĩa này.
---
Giá quá đắt của cái gọi là “phản kích tự vệ” của Trung Quốc
Cuộc
chiến tranh này được Bắc Kinh tuyên truyền là "Phản kích tự vệ đối với
Việt Nam", là cuộc chiến "khơi dậy tinh thần chủ nghĩa dân tộc".
Nhưng
trên thực tế các chính khách Bắc Kinh đã biến thanh niên Trung Quốc
thành công cụ để thực hiện dã tâm riêng của họ. Về đối nội, họ thực hiện
những tham vọng chính trị của mình, về đối ngoại muốn lấy lòng các nước
Phương Tây.
Theo
số liệu công bố, trong hành động quân sự mưu toan phá hoại, 62.500 lính
Trung Quốc (hơn 1/10 tổng số được huy động) bị hạ, 3 trung đoàn, 18
tiểu đoàn bị tiêu diệt, thiệt hại.
550
xe quân sự trong đó có 220 xe tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham
chiến) bị bắn cháy, 115 đại bác và súng cối hạng nặng bị phá hủy…
Giới phân tích bình luận, thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã nhận được bài học đắt giá cho chính mình.
Theo
Epochtimes, dư luận Trung Quốc sau này cũng chú ý tới cái cớ chủ yếu để
Bắc Kinh phát động chiến tranh. Bộ máy tuyên truyền chính thức của
Trung Quốc nói đó là vấn đề lãnh thổ và Hoa kiều.
Cũng
giống như nhiều các nước khác, hai nước láng giềng có biên giới chung
với nhau thì khó tránh khỏi những tranh cãi về lãnh thổ, nhưng tranh
chấp biên giới hai nước Trung, Việt hoàn toàn có thể thông qua thương
lượng đàm phán mà không cần tới chiến tranh.
"Cái
gọi là 'Phản kích tự vệ' mà phía Trung Quốc đưa ra là không có căn cứ.
Bởi lẽ, Trung Quốc đã đưa quân vượt biên giới đánh sang đất Việt Nam thì
không thể gọi là 'phản kích tự vệ'," trang này nhận định.
Về nguyên nhân mà Trung Quốc đổ lỗi cho Việt Nam trục xuất và đàn áp Hoa Kiều cũng không đứng vững.
Epochtimes
phân tích, dưới thời Polpot, đồng minh của Trung Quốc, thống trị
Campuchia, có tới hơn 200.000 Hoa kiều bị chúng bức hại.
Trong
khi Trung Quốc ra sức rêu rao vấn đề bảo vệ Hoa kiều như một cách tạo
bàn đạp nhằm vào Việt Nam, thì Bắc Kinh lại "câm như hến" trước tình
trạng hàng vạn Hoa kiều chạy khỏi Campuchia.
Chẳng những thế, Trung Quốc lấy việc cứu vớt Khmer Đỏ diệt chủng làm cái cớ chủ yếu để tấn công Việt Nam.
Bài
báo của Epochtimes viết: “Khi Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA)
tấn công sang Việt Nam, sĩ quan và binh lính được cấp trên ra lệnh bất
kể là gặp người Việt Nam nào dù già hay trẻ, nam hay nữ đều là kẻ địch
và phải giết hết.
Khi
rút quân khỏi Việt Nam, sĩ quan binh lính được lệnh vừa thanh trừng vừa
rút quân. Theo báo cáo của quân đội Trung Quốc cho biết có đơn vị khi
rút quân họ đã chém chết tới 43 người mà chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Đồng thời, quân đội Trung Quốc khi rút quân thì ra sức vơ vét, cướp bóc tài sản của dân chúng Việt Nam mang về nước”.
Việt Nam đã biến Chiến tranh biên giới 1979 trở thành cuộc chiến đáng quên đối với Trung Quốc
Cuộc xâm lược đáng quên của người Trung Quốc
Tại
diễn đàn “Điểm lại cuộc chiến tranh Việt-Trung 1979” tổ chức ngày
9/2/2015 ở Hồng Kông, tác giả người Hoa Thẩm Thính Tuyết đánh giá: “Bề
ngoài đây là cuộc chiến tranh giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam,
nhưng thực tế là giữa hai phe đông và tây, giữa Mỹ và Liên Xô.
Là
sự tranh chấp phức tạp giữa lợi ích quốc gia và ý thức hệ, cũng như
việc tìm kiếm và tạo ra thời cơ chiến lược của các bên. Đây là vấn đề
rất phức tạp và khó lý giải. Chính vì vậy đã sau nhiều năm rồi mà các
học giả vẫn tiếp tục thảo luận về cuộc chiến tranh này.”
Theo
học giả này, Đặng Tiểu Bình đưa ra ba nguyên nhân đánh Việt Nam: Một
là, để xây dựng một Mặt trận quốc tế thống nhất chống Liên Xô.
Trong
cuộc họp báo ngày 31/1/1979 khi thăm Mỹ, Đặng Tiểu Bình nói : "Bất kỳ
Liên Xô ở đâu, chúng tôi đều ngăn chặn và đánh bại sự gây rối của họ ở
nơi đó."
Hai là, để xây dựng hiện đại hóa Trung Quốc.
Ba là, để thử nghiệm sức chiến đấu của PLA vốn đã rệu rã sau 10 năm trải qua Đại cách mạng văn hóa (1966-1976).
Nhưng
về thực chất, cuộc xâm lược Việt Nam chỉ là cuộc chiến vô giá trị mà
Trung Quốc tiến hành, chỉ để giải quyết mâu thuẫn về lợi ích quốc gia và
chiến lược quốc tế của Bắc Kinh.
Thẩm Thính Tuyết bình luận: “Qua cuộc chiến với Việt Nam, Trung Quốc cũng rút ra bài học.
Triều
Tiên cũng là nước kề vai sát cánh, nước láng giềng hữu nghị xây dựng
bằng máu, nhưng khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa thì lợi ích hai
bên bị xung đột, từ đó dẫn tới mâu thuẫn nghiêm trọng cho tới ngày nay.
Hơn nữa, Triều Tiên đã đẩy Trung Quốc vào thế khó xử. Điều này giải
thích như thế nào?
Hàng
nghìn năm qua, Trung Quốc là nước có thành tựu rất lớn về các lĩnh vực
tư tưởng, chiến lược, chính trị, quân sự, nhưng tư tưởng phong kiến bảo
thủ, bế quan tỏa cảng đã khiến Trung Quốc lạc hậu cả về kinh tế, quân
sự, chính trị và tư tưởng.
Từ bài học kinh nghiệm của Chiến tranh biên giới với Việt Nam, chúng ta không nên giấu dốt, giấu bệnh mà phải thay đổi…
Chiến tranh biên giới 1979 cũng là bài học cho Trung Quốc hiện nay đối với vấn đề Biển Đông, là không được tùy tiện ra tay.”
Trong
cuốn “Thời đại Đặng Tiểu Bình” do Nhà xuất bản Đại học Trung Văn Hồng
Kông lưu hành tác giả Ezra Feivel Voge đã viết: “Theo đánh giá của các
nhà quân sự Phương Tây, Trung Quốc đã tiêu tốn cho cuộc chiến tranh này
hơn 5,5 tỉ NDT.
Mặc dù vậy, tổn thất về kinh tế không đáng ngại mà một sự tổn thất nghiêm trọng khác về ngoại giao.
Các
nhà ngoại giao cho rằng qua cuộc Chiến tranh này, Trung Quốc đã 'tự tay
vả mặt' khi xóa bỏ nguyên tắc mà lâu nay chính họ vẫn lên án các nước
Phương Tây, đó là can thiệp vào nội bộ nước khác. Bởi vì, Trung Quốc đã
xâm lược và can thiệp vào công việc nội bộ nước khác (Việt Nam)…
Sau
này khi Trung Quốc thu thập 26 bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình từ năm
1978 tới 1979 đăng trong ‘Tập 3- Tuyển tập Đặng Tiểu Bình’ thì thỉnh
thoảng mới thấy có phát biểu về Việt Nam, nhưng không liên quan tới cuộc
Chiến tranh này.
Chính người Trung Quốc cho rằng đây là cuộc Chiến tranh cuối cùng của Trung Quốc và phải quên cuộc chiến này đi”.
Quân Trung Quốc xâm lược năm 1979 nhận được lệnh "giết hết người Việt Nam" (Ảnh tư liệu: Huanqiu)
Dã tâm của Bắc Kinh: Xâm lược Việt Nam để đối đầu Liên Xô
Trong
bài “Hãy thử phân tích nhân tố Liên Xô với sự thay đổi đột biến đối với
quan hệ Việt-Trung trong Thập kỷ 70 Thế kỷ 20” trên Tạp chí “Nghiên cứu
Xibia” số 5 năm 2011 của Trung Quốc, tác giả Nghiêu Tiểu Cầm cho rằng
cuộc xâm lược của Trung Quốc với Việt Nam năm 1979 thể hiện rõ mâu thuẫn
giữa ba nước lớn Liên Xô - Trung Quốc - Mỹ.
Năm
1972, đúng vào giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam đang
bước vào giai đoạn gay go thì Trung Quốc rắp tâm phá hoại các thành quả
ngoại giao, quân sự của Hà Nội bằng cách mời Tổng thống Mỹ Richard Nixon
sang thăm.
Bắc
Kinh thảo luận thiết lập quan hệ ngoại giao, thỏa hiệp với Mỹ, giúp
Washington rút khỏi cuộc Chiến tranh này theo cách bán đứng Việt Nam.
Bên
cạnh đó, trong thời gian từ cuối thập niên 1960 đến đầu 1970 của thế kỷ
trước, mâu thuẫn Xô-Trung hết sức gay gắt, thậm chí xảy ra chiến tranh
biên giới ở đảo Damanski mà Trung Quốc gọi là Trân Bảo trên sông Ussury
tháng 3/1969.
Trong
thời gian này, Trung Quốc còn từ chối để Liên Xô chở hàng viện trợ Việt
Nam, đồng thời bắt đầu gây sức ép ngang ngược bằng cách giảm viện trợ
cho Việt Nam, muốn Việt Nam phải "cúi đầu" phục vụ lợi ích của Bắc Kinh.
Đây cũng là mầm mống dẫn tới mâu thuẫn Việt-Trung và xảy ra cuộc chiến tranh vào năm 1979.
Tác
giả Nghiêu Tiểu Cầm nhận định Chiến tranh biên giới 1979 thể hiện "tư
duy Chiến tranh Lạnh" của ba nước lớn, đồng thời cũng phá bỏ tư duy
Chiến tranh Lạnh của họ.
Tức
là, không thể lấy ý thức hệ để phân chia hai phe, phân định ranh giới
địch-ta, phân định bạn hữu, mà phải lấy lợi ích quốc gia làm tối thượng.
Một
khi lợi ích quốc gia bị xung đột, nảy sinh mâu thuẫn thì các nước lớn
thường ép buộc các nước nhỏ phải tuân thủ, phục tùng theo lợi ích của
mình.
Ông
Đặng Tiểu Bình đã không tiếc tay ném cả một thế hệ thanh niên Trung
Quốc vừa lảo đảo bước ra khỏi CMVH vào một cuộc xâm lược mà kết quả là
Bắc Kinh không còn "dám" huênh hoang tung hô về sau nữa, chỉ để giải
quyết vấn đề chiến lược của nước này với Mỹ và Liên Xô.
Nghiêu
Tiểu Cầm viết: “Qua cuộc Chiến tranh này, Trung Quốc cần phải rút ra
bài học cho mình khi xử lý mối quan hệ với Việt Nam, cũng như với các
nước có tình huống tương tự như Việt Nam trong thời gian tới”./.
TÁC GIẢ KIỀU TỈNH
Tác
giả từng theo học tại Học viện Ngoại thương Bắc Kinh trong thập niên
1960, sau đó công tác tại TTXVN từ năm 1983 tới năm 2006. Ông là Trưởng
Phân xã TTXVN tại Bắc Kinh từ 1984–1991, Trưởng Phân xã TTXVN tại Hồng
Kông từ 1996-2001 và 2004–2006.
Theo Thế giới trẻ
No comments:
Post a Comment