Kevin Trần - dịch từ:
Le diocèse de Lyon a-t-il étouffé un scandale de pédophilie ?
Lucas Burel /L’OBS Société - 15.02.2016
Đoạn cuối thay LTS: ..."Theo một tài liệu do nhật báo Anh The Guardian phát hiện, giáo lệnh của Vatican rất rõ ràng trong những trường hợp tương tự: các giám mục “không cần thiết”
phải liên lạc với chính quyền khi có nghi ngờ về hành vi ấu dâm. Mặc dù
từ khi nhận nhiệm vụ vào tháng Ba năm 2013, Giáo hoàng Francis không
ngớt nhắc nhở Giáo hội “sẽ tuyệt đối không dung thứ” đối với các hành
động ấu dâm."
Hồng y Barbarin thú nhận rằng Ngài đã
biết những hoạt động xấu xa của một Linh mục từ ít nhầt là tám năm
nay. [Vì vậy] Những nạn nhân muốn kiện Ngài về tội đã “không tố cáo hành động ấu dâm”.
Đây là một bí mật bị chôn kín từ 25 năm nay và đang đe dọa Giáo hội
Công giáo Pháp. Tờ trát tòa gửi đến Linh mục Bernard Preynat, một Cha
Tuyên úy vùng Lyon từng thú nhận đã quấy nhiễu các bé trai, đặc biệt
trong khoảng thời gian từ 1986 đến 1991, đã chất vấn trách nhiệm của
Giáo hội.
Trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo La Croix,
Hồng y Barbarin, vị Tổng Giám mục cai quản Giáo phận Lyon, đã xác nhận
rằng Ngài biết những hành động xấu xa của Cha Preynat “khoảng 2007 hay 2008” chứ không phải từ mùa Hè “2004”
như Ngài đã tuyên bố trước đây. Dù vậy, (với tư cách là) Tổng Giám mục
của Giáo phận Lyon, Ngài chưa bao giờ tìm cách đưa vụ nầy ra công lý.
Hội những nạn nhân của Linh mục Preynat, “La Parole Libérée” (Tiếng Nói Được Giải Phóng) có ý định kiện Hồng y Barbarin về tội đã “không tố cáo hành động ấu dâm”
Hội những nạn nhân của Linh mục Preynat, “La Parole Libérée”
(Tiếng Nói Được Giải Phóng) có ý định kiện Hồng y Barbarin về tội “không tố cáo hành động ấu dâm” -
(Ảnh của Safin Hamed / AFP)
Linh mục Bernard Preynat lôi các Bề trên vào cuộc.
Ngày 27-01-2016, Cha Bernard Preynat, người từng bị nghi ngờ đã
quấy nhiễu tình dục các Hướng Đạo sinh nam trẻ tuổi - và bây giờ họ
đang ở lứa tuổi 40 – nhận trát tòa về tội “quấy nhiễu tình dục trẻ em dưới 15 tuổi bằng cách lợi dụng uy quyền của mình” và bị đặt dưới sự kiểm soát của Tòa án.
Tòa án can thiệp vào vụ việc nầy sau khi nhận được đơn kiện từ
tháng 5 năm 2015 của các cựu Hướng Đạo sinh thuộc đoàn Hướng đạo độc
lập Saint Luc, sinh hoạt tại Saint-Foy-lès-Lyon, vốn là một khu nhỏ
thuộc ngoại ô sang trọng của Lyon, và cũng là nơi mà Linh mục Preynat
trách nhiệm từ những năm 1970’s. Các nạn nhân kể lại những “mơn trớn
vuốt ve” và những lần “hành dâm bằng miệng”, và những tố cáo được tòa án
ghi nhận xảy ra trong khoảng thời gian từ 1986 đến 1991 – 6 tố cáo
khác liên quan đến những sự kiện từ nay được tòa án ghi nhận.
Hướng đạo sinh Saint Luc. Ảnh lepoint.fr
Bị giám sát chặt chẽ và khi bị đối mặt với các nạn nhân, vị Linh
mục Tuyên úy đã xác nhận tất cả các hành động và thú nhận rằng đã bắt
các cậu trai [Hướng Đạo] hành dâm bằng miệng cho mình. Sau khi đã khai
ra như thế, vị Linh mục bị đặt trong tình trạng pháp lý của một nghi
phạm [tệ hơn một nhân chứng nhưng nhẹ hơn một bị cáo] về tội “hiếp dâm” 3 trẻ vị thành niên khác.
Đối diện với các điều tra viên, Cha Bernard Preynat chắc chắn rằng Bề trên của Cha đã biết rất rõ xu hướng ấu dâm (tendance à la pédophilie) của Cha.
Những tuyên bố của Giáo phận Lyon không nhất quán.
Như vậy, rõ ràng câu hỏi cần đặt ra là: Giáo phận Lyon đã biết gì về hành vi xấu xa của Cha Preynat? Các trả lời được đưa ra mỗi lúc một khác nhau.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho La Croix ngày 10 tháng Hai, Hồng y Philippe Barbarin bảo đảm rằng Ngài biết những hành vi xấu xa của Cha Preynat vào khoảng “2007 hay 2008” khi “một người lớn lên ở Saint-Foy-lès-Lyon nói với Ngài về những hành vi của Cha Preynat” trước 1991.
Vào lúc đó, Ngài đã triệu tập vị Cha Tuyên úy nầy để xem có “xảy ra điều gì dù nhỏ nhặt đến đâu” từ năm 1991, nhưng Ngài đã không gạt bỏ vị Tuyên úy nầy.
Cũng trong cuộc phỏng vấn với La Croix, Hồng y Barbarin xác
nhận đã phong chức Cha xứ cho Cha Preynat năm 2011 và giải thích rằng
lúc đó ông không đem ra công lý vì không ai gửi cho Ngài “một tố cáo, cũng chẳng có một nghi ngờ” “mới nhất” nào cả.
Hồng Y Barbarin còn chỉ ra rằng Ngài đã tìm tư vấn từ một “chuyên gia”
để thẩm định xem có nên để cho vị Cha Tuyên úy tiếp xúc với các em
trai trẻ tuổi. [Tuy nhiên] Ngài đã không cho biết tên, chức vụ và nghề
nghiệp của “chuyên gia” nầy.
Từ đó đến nay, vị Hồng y cai quản địa phận Lyon nấp sau một màn im
lặng hoàn toàn và từ chối đi vào chi tiết về những tuyên bố của Ngài. Theo nhật báo Libération thì ông Chánh Văn phòng Pierre Durieux của Ngài nói rằng “Ngài sẽ không tuyên bố gì trước khi phiên tòa bắt đầu”.
Vấn đề là những dữ kiện trên đây rõ ràng mâu thuẫn với những gì
Giáo phận Lyon đã tuyên bố từ buổi đầu cuộc điều tra vào mùa Hè năm
2015. Trong hai lần, vào ngày 12 rồi 28 tháng Giêng năm 2016, chính viên Chánh Văn phòng nầy lại xác nhận rằng Hồng y Barbarin chỉ tiếp những nhân chứng về vụ Linh mục vào mùa Hè “năm 2014” mà thôi.
Giáo phận Lyon đã biết từ năm 1991
Tuy nhiên, khuynh hướng ấu dâm của Cha Preynat hoàn toàn không
phải là một khám phá mới mẻ đối với Giáo phận Lyon và các Bề trên lỗi
lạc nhất. Từ năm 1991, những tiếng đồn về ấu dâm và các lời than phiền
của vài bậc cha mẹ đã khiến cho các Hồng y (DeCourtray , mất vào tháng
Chín năm 1994, và Hồng y Billé) đã chuyển đổi Cha Preynat từ họ đạo
nầy qua họ đạo khác trong hai tỉnh Loire và Beaujelais. Nhưng lại không
cấm Cha được tiếp xúc với trẻ em.
Nạn ấu dâm - một linh mục ở Lyon bị giam giữ. Ảnh minh họa của fdebranche.com
Chưa bao giờ bị Bề trên cô lập - trừ một lần bị phạt treo sáu
tháng – Cha Preynat cứ tiếp tục nhiệm vụ trong một họ đạo ở Roanne [một
làng của tỉnh Loire] cho đến cuối Hè năm 2015, khi Hồng y Barbarin bí
mật tiếp xúc với Cha sau khi Hồng y đã hỏi ý kiến Tòa Thánh La Mã. [Từ
đó] Cha Preynat được giao nhiệm vụ dạy giáo lý…
Vào tháng Ba năm 2015, Giáo phận Lyon đã chọn lựa phổ biến trên bản tin điện tử Internet của Giáo phận “những
tiêu chuẩn đơn giản và lời khuyên cho những vị nào, trong khuôn khổ
nhiệm vụ của mình, mà có tiếp xúc với trẻ em nhỏ tuổi”.
Tài liệu nầy, được ghi là “cho một vận động lòng tin cậy” nhắm “tránh những hành vi có nguy cơ [vi phạm]” và “dự phòng chống lại mọi nghi ngờ và tố giác vô căn cứ”
Năm mươi (50) nạn nhân đã lên tiếng
Từ nay, theo nhật báo La Croix, Hội “Parole Libérée” (Hội những nạn Nhân của Cha Preynat) phải nộp một đơn kiện tội “không tố cáo hành động ấu dâm” vào “cuối tuần tới hay đầu tuần sau đó”.
Đơn kiện có thể bao gồm thêm những “nhân vật” khác của hàng
giáo phẩm Lyon, như bà Régine Maire, thành viên của Hội đồng Giám mục
Giáo phận Lyon, vốn được Hồng y Barbarin giao nhiệm vụ lấy lời chứng
của nạn nhân, cũng như Hồng y Luis Francisco Ladaria Ferrer và Gerhard
Ludwig Müller, vốn là Thư ký và Chủ tịch của "Thánh Bộ Giáo Lý và Đức
Tin", những người mà Hồng y Barbarin đã từng “tham chiếu”.
Như vậy, vẫn còn vấn đề thời gian hiệu lực. Về tội không tố cáo
lạm dụng tình dục đối với trẻ vị thành niên dưới 15 tuổi, thời gian
hiệu lực nầy là 3 năm. Nếu một lời buộc tội trầm trọng như thế được duy
trì, tòa án phải xác định xem trong hồ sơ nầy, thời gian hiệu lực được
tính từ năm 2014 - là thời gian mà Giáo phận Lyon đưa ra đầu tiên – hay
từ năm “2007 hay 2008” như Hồng y Barbarin xác nhận sau đó.
Hội “Parole Libérée” hy vọng rằng từ nay, sự công khai hóa những
thông tin về hành động xấu xa của Cha Preynat sẽ giúp tất cả mọi nạn
nhân thoát ra khỏi tình trạng im lặng của họ.
Họ có vào khoảng gần 50 người đã lên tiếng với Hội và sự lên tiếng của
họ sẽ được dễ dàng nhờ một kênh thông tin tư pháp từ khi vị Linh mục
Tuyên úy nầy bị trát gọi hầu toà.
Theo một tài liệu do nhật báo Anh The Guardian phát hiện, giáo lệnh của Vatican rất rõ ràng trong những trường hợp tương tự: các giám mục “không cần thiết”
(pas nécessairement) phải liên lạc với chính quyền khi có nghi ngờ về
hành vi ấu dâm. Mặc dù từ khi nhận nhiệm vụ vào tháng Ba năm 2013, Giáo
hoàng Francis không ngớt nhắc nhở Giáo hội “sẽ tuyệt đối không dung
thứ” (tolérance zéro) đối với các hành động ấu dâm.
Lucas Burel
[Người dịch: Kevin Trần]
Le diocèse de Lyon a-t-il étouffé un scandale de pédophilie ?
Par Lucas Burel / L’OBS Société
Publié le 15-02-2016 à 16h51
Le cardinal Barbarin a avoué être au courant des agissements d'un
prêtre depuis au moins huit ans. Les victimes veulent porter plainte
pour "non dénonciation de faits de pédophilie".
L'association des victimes du père Preynat "La Parole Libérée" a
l'intention de porter plainte contre le cardinal Barbarin pour "non
dénonciation de faits de pédophilie". (SAFIN HAMED/AFP)
C'est un secret enfoui depuis 25 ans qui menace l'Eglise
catholique de France. La mise en examen de Bernard Preynat, un aumônier
de la région lyonnaise, qui a avoué avoir agressé de jeunes garçons,
notamment entre 1986 et 1991, interroge sur les responsabilités de
l'Eglise.
Dans une interview à "La Croix",
le cardinal Barbarin, archevêque de Lyon, a reconnu être au courant
des agissements du père Preynat depuis "2007-2008" et non depuis l’été
2014, comme il l’avait déclaré dans un premier temps. Pour autant, le
primat des Gaules confirme qu'il n'a jamais cherché à saisir la
justice.
L'association des victimes du père Preynat, "La Parole Libérée", a
l'intention de porter plainte contre lui pour "non dénonciation de
faits de pédophilie".
Le père Bernard Preynat met en cause sa hiérarchie
Le 27 janvier 2016, le père Bernard Preynat, soupçonné
d'agressions sexuelles sur de jeunes scouts - aujourd'hui
quadragénaires -, est mis en examen pour "agressions sexuelles sur mineurs de moins de 15 ans par personne ayant autorité" et placé sous contrôle judiciaire.
Sa mise en cause intervient après des plaintes déposées dès mai
2015 par d'anciens scouts du groupe indépendant Saint-Luc, basé à
Saint-Foy-lès-Lyon, une commune de la banlieue huppée de Lyon, et dont
le père Breynat avait la charge depuis les années 1970. Les victimes
évoquent des "attouchements" et des "fellations" et les plaintes
retenues par la justice concernent des faits survenus entre 1986 et
1991 - les six autres plaintes concernant des faits désormais
prescrits.
Placé en garde-à-vue et confronté à ses victimes, l'aumônier
reconnaît tous les faits et avoue avoir obligé de jeunes garçons à lui
faire des fellations. Après ces déclarations, il est placé sous le
statut de témoin assisté pour "viols" présumés sur trois autres
mineurs.
Face aux enquêteurs, le père Bernard Preynat assure que sa
hiérarchie était parfaitement au courant de sa tendance à la
pédophilie.
Les versions du diocèse de Lyon divergent
La question est dès lors très clairement posée : que savait le
diocèse de Lyon des agissements du père Preynat ? Les versions avancées
divergent.
Dans une interview accordée à "La Croix"
le 10 février, le cardinal Philippe Barbarin assure avoir eu
connaissance des agissements du père Preynat vers "2007 - 2008"
lorsqu'une "personne qui avait grandi à Sainte-Foy-lès-Lyon" lui parle
des comportements du P. Preynat" avant 1991. A l'époque, il convoque
dans la foulée l'aumônier pour savoir s'"il s’était passé la moindre
chose" depuis 1991, mais renonce à écarter le prêtre.
A "La Croix", Philippe Barbarin confirme avoir nommé curé le père
Preynat en 2011 et explique ne pas avoir saisi la justice car aucune
"plainte, ni soupçon" "récent" ne lui avaient été transmis.
Il indique même avoir consulté un "spécialiste" pour juger de
l'opportunité de laisser l'aumônier au contact de jeunes garçons. Sans
préciser le nom, le titre ou la profession de ce dernier.
L’archevêque de Lyon s’est depuis retranché dans un silence total
et refuse de détailler ces déclarations. "Il ne parlera pas avant le
procès", affirme son directeur de cabinet Pierre Durieux, cité par "Libération".
Problème, ces révélations contredisent très clairement les
déclarations du diocèse de Lyon depuis le début de l'enquête à l'été
2015. Par deux fois, le 12 puis le 28 janvier
2016, celui-ci a affirmé que l'actuel cardinal avait reçu les premiers
témoignages au sujet de ce prêtre à "l’été 2014" seulement.
Le diocèse était au courant depuis 1991
Les penchants pédophiles du père Preynat sont pourtant loin d'être
une découverte pour le diocèse de Lyon et ses représentants les plus
éminents. Dès 1991, les rumeurs de pédophilie et les plaintes de
certains parents avaient poussé les cardinaux Decourtray - décédé en
septembre 1994 - puis Billé à déplacer le père Preynat de paroisse en
paroisse à travers la Loire et le Beaujolais. Mais sans lui interdire
pour autant d'être au contact d'enfants.
Jamais écarté par sa hiérarchie - excepté une suspension de six
mois -, ce dernier reste en fonction dans une paroisse roannaise
jusqu'à la fin de l'été 2015 avant d'être discrètement mis sur la
touche par le Philippe Barbarin après que le cardinal a demandé conseil
au Saint-Siège. Le père Preynat était alors en charge du catéchisme...
En mars 2015, le diocèse de Lyon avait également fait le choix de publier sur son site internet des "repères simples et des conseils à tous ceux qui, dans le cadre de leur mission, sont en contact avec les plus jeunes."
Le document, qui veut s'inscrire "dans une démarche de confiance",
vise à "éviter les comportements à risques" et "se prémunir contre tout
soupçon ou délation infondés."
50 victimes se sont déjà manifestées
Désormais, l'association "La Parole libérée" devrait déposer une
plainte pour "non dénonciation de faits pédophiles", en "fin de semaine
prochaine ou début de la suivante" selon "La Croix".
La plainte pourrait concerner d'autres "figures" du clergé
Lyonnais, telles que Régine Maire, membre du conseil épiscopal du
diocèse de Lyon - chargée par le cardinal Barbarin de recueillir les
témoignages des victimes -, mais aussi le cardinal Mgr Luis Francisco
Ladaria Ferrer et Gerhard Ludwig Müller, respectivement secrétaire et
préfet de la "Congrégation pour la doctrine de la foi", auprès desquels
le cardinal "avait référé", note "La Croix".
Reste, là encore, la question de la prescription. Concernant le
délit de non-dénonciation d'abus de nature sexuelle à l’égard d’un
mineur de moins de 15 ans, elle est de trois ans. Si un tel chef
d'accusation était retenu, la justice devra déterminer si dans ce
dossier cette prescription court depuis 2014 - première date avancée par
le diocèse de Lyon - ou depuis "2007 - 2008" comme l'a affirmé plus tard le cardinal Barbarin.
L'association espère désormais que la médiatisation des agissements du père Peynat aidera toutes les victimes à sortir de leur silence.
Elles seraient près de 50 à s'être déjà manifestées auprès de
l'association et leur signalement devrait être facilité par l'ouverture
d'une information judiciaire depuis la mise en examen de l'aumônier.
Selon un document révélé par le "Guardian", la consigne donnée par le Vatican est très claire dans de pareils cas : les évêques n'ont "pas
nécessairement" l'obligation de contacter les autorités en cas de
soupçons de pédophilie. Depuis son entrée en fonction en mars 2013, le
pape François n'a eu pourtant de cesse de rappeler la "tolérance zéro"
de l'Eglise face aux actes pédophiles.
Lucas Burel
No comments:
Post a Comment