Trong một diễn biến mới đây nhất, theo thông báo của Tòa án trọng tài Quốc tế ở The Hague - Hà Lan, vào cuối năm 2016, cơ quan này sẽ chính thức đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc về khu vực Biển Đông. Trước đó, trong các phát ngôn không chính thức cơ quan này cũng đã thể hiện thái độ ủng hộ đối với Philippines đối với vụ kiện và hoàn toàn bác bỏ các luận cứ do Trung Quốc cung cấp (mặc dù nước này không ít lần lên tiếng đứng ngoài vụ kiện do không đồng tình với cách ứng xử của Philippines). Gần đây nhất, do lo sợ trước việc bị đưa vào tình thế bất lợi nên phát biểu tại trong chuyến thăm tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS - Mỹ), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung QuốcVương Nghị đã công khai thể hiện mong muốn thương lượng lại với Philippines về Scarborough.
Cũng xin thông tin thêm, trước khi Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague - Hà Lan, trong một động thái xoa dịu Philippines bằng việc kêu gọi nước này ngồi vào bàn đàm phán để thương lượng về Scarborough - khu vực đang xảy ra tranh chấp kịch liệt giữa hai bên. Tuy nhiên, do nhận thấy mưu đồ của Trung Quốc trong lợi dụng đàm phán để tạo sức ép lên Philippines cũng như sẽ dùng các lợi ích kinh tế để đè bẹp ý chí chủ quyền của mình nên Philippines đã kiên quyết từ chối.
Ông Coloma Jr. tuyên bố không tranh cãi với Trung Quốc trước khi có quyết định của tòa án. Ảnh: MetroCebu News
Và từ đó đến nay, do quá tin tưởng rằng những chứng cứ về lịch sử và pháp lý đã được công bố tại nhiều cơ quan của Liên Hợp Quốc và các diễn đàn pháp lý quốc tế nên Cơ quan ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố họ sẽ đứng ngoài vụ kiện do Philippines tiến hành và sẽ không phải lo ngại gì kể cả khi Tòa án trọng tài Quốc tế đưa ra phán quyết cuối cùng về mình. Song động thái mới đây nhất cho thấy Trung Quốc đang lo sợ như thế nào trước khi Tòa án này đưa ra phán quyết chính thức và cuối cùng về vụ kiện. Việc phát đi đề nghị hòa đàm sau khi đưa ra các lời chỉ trích dành cho Philippines có thể xem là động thái nhằm cứu vãn tình thế của Trung Quốc. Vậy nhưng, trong một thông báo được phát đi từ Văn phòng truyền thông của tổng thống Philippines, Thư ký của cơ quan này - ông Herminio Coloma Jr. "khẳng định đây là thời điểm “không thích hợp để đôi co với các bên liên quan (chỉ Trung Quốc) trong khi chờ đợi phán quyết từ PCA”. Điều này đồng nghĩa với việc Philippines đã khước từ lời đề nghị đàm phán từ Trung Quốc và chờ đợi phán quyết cuối cùng từ Tòa án trọng tài quốc tế tại Hà Lan.
Trên thực tế, rất nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không chấp nhận bản án từ Tòa án trọng tài quốc tế tại Hà Lan. Họ sẽ đưa ra các căn cứ có tính đối chiếu để bao biện cho những điều mình đã thực hiện trên Biển Đông (và đương nhiên bằng chứng đó không chỉ hướng đến mỗi Philippines mà nhiều nước khác trong đó có Việt Nam). Việc đàm phán với Trung Quốc trong thời điểm này rất có thể sẽ khiến Philippines đạt được những mục tiêu đề ra trong giải quyết tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc. Điều này có được từ việc họ đang nhận được sự ủng hộ từ Tòa án trọng tài Quốc tế tại Hà Lan và việc Trung Quốc dù ngang ngược đến đâu cũng sẽ không dám bất chấp và dẫm đạp lên Luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, cũng giống như lo sợ của Campuchia, nguy cơ bị cộng đồng Asean cô lập, thậm chí là tẩy chay là rất lớn. Do vậy, với động thái khước từ lời đề nghị của Trung Quốc, Philippines đang cho thấy họ tỉnh táo như thế nào trong xu hướng đối ngoại mới!
An Chiến
No comments:
Post a Comment