2016/02/19

NÓI VỚI NGƯỜI LỚN TRONG NHÀ 


Như mọi dân tộc có truyền thống, có văn hóa, có tổ chức luật lệ từ gia đình đến xã hội. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc chuẩn mực nhất, tinh tế nhất trong tổ chức xã hội, tổ chức gia đình. Trong đó, tổ chức gia đình luôn gắn liền với tôn giáo, tín ngưỡng.

Thường thấy, người thờ tự trong gia đình dòng tộc là người được kính, được trọng nhất, nắm quyền quyết định mọi việc lớn nhỏ trong gia đình, dòng tộc. Và đó còn được xem là người mà thông qua đó mọi thành viên trong gia đình, dòng tộc có thể liên hệ với tổ tiên.

Tầm quan trọng ấy cho thấy tính tổ chức và kỷ luật của mỗi gia đình trong cộng đồng dân tộc Việt Nam rất chuẩn mực và nền nếp.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, do tính chất tôn giáo, một bộ phận - thành viên trong gia đình đã chẳng những không gìn giữ được tính truyền thừa thờ tự của dân tộc mà còn không chuẩn mực trong cả tín ngưỡng mà bản thân đang tham gia. Xin chỉ ra mấy điểm để suy ngẫm:

Thứ nhất, tự ý bỏ "thờ cúng tổ tiên" chỉ vì tôn giáo mình đang theo không cho phép thờ cúng tổ tiên là sai lầm.

Nhớ rằng, tín ngưỡng bản thân và tục lệ thờ cúng tổ tiên là không thể đánh đồng! Vì sao? Vì bản thân mình tham gia vào tôn giáo khác chứ không phải cả dòng tộc mình - bao gồm tất thảy con cháu cũng giống mình.

Khi nắm giữ vai trò là người thờ tự nhưng lại vì tín ngưỡng cá nhân mà bỏ qua quyền lợi thờ cúng tổ tiên của các thành viên khác trong gia đình là bất công và bất mãn. Đó là làm cho con cháu ngày càng xa rời tổ tiên vì việc thờ cúng tổ tiên đã không được duy trì và kế tục.

Mặt khác, phải nhớ rằng tổ tiên của ta không có tôn giáo cùng với ta nên chắc chắn không cùng quan điểm và đồng ý với việc không thờ cúng tổ tiên của ta. 

Hậu quả là:
1. Con cháu không nhớ, không biết đến tổ tiên do vì ta không thực hiện vai trò người thờ tự. Đó cũng là chính ta đang hủy hoại văn hóa, truyền thống gia đình và như là ta sẽ bị lãng quên vì từ khi ta bỏ đi vai trò người thờ tự cũng chính là đã không còn người để truyền thừa. Sẽ không con cháu nào còn nhớ đến ta nếu ta không thờ cúng tổ tiên!
2. Sẽ không có tổ tiên nào nhận mặt con cháu không thờ tự mình.

Thứ hai, việc thờ cúng linh mục Trương Bửu Diệp là bất kính, xúc phạm Thiên Chúa!

Điều răn thứ nhất là "Thờ phượng và kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự" hay "Các ngươi không được thờ ai ngoài Ta!" 

Vậy việc thờ linh mục Trương Bửu Diệp là sai lầm và đẩy vị linh mục này trở nên đối đầu với Chúa. Nên nhớ rằng nguyên nhân không thờ ông bà tổ tiên chính là do ràng buộc bởi điều răn thứ nhất trong mười điều răn !!! Vậy nên việc thờ cúng ai ngoài Chúa chính là bất kính và xúc phạm Thiên Chúa !!!

Nếu cho rằng những việc được như ý nguyện là sự ban phước hay phép lạ của linh mục thì lại càng mỉa mai chính linh mục Trương Bửu Diệp vì:

1. Linh mục Diệp là được Chúa chọn và mọi quyền phép (nếu có) cũng thuộc về Chúa! Vậy tại sao lại cầu xin linh mục mà không cầu xin Chúa? Tại sao khi được như ý nguyện lại không tạ ơn Chúa mà lại tạ ơn cha? 
Vậy khác gì ta đang theo đạo Trương Bửu Diệp chứ nào phải đạo Chúa???

2. Khi đã tin vào Chúa thì phải tin vào sự quan phòng của Người và phải phó thác, dâng hết mọi sự cho Chúa dù là mọi đau khổ! Vì sao? Vì mọi cách xử sự cũng như việc thực hành lời Chúa dạy chính là cách mà ta làm đẹp lòng Người trước tòa phán xét! Điều đó Chúa Giêsu đã từng nói "Nước ta không thuộc thế gian..." và người thờ phượng Chúa là người mong mỏi cuộc sống mới, đời sau trên thiên đàng - thiên quốc!

Vậy nên, việc cầu xin Chúa xót thương, cứu giúp những khó khăn trong cuộc sống chính là đang chê, phiền sự quan phòng của Chúa, là đang gán mọi sự dữ cho ngài. Qua đó cho thấy sự yếu đuối trước cám dỗ và thử thách mà Chúa đã quan phòng.

Do vậy, việc cầu xin cha - linh mục Trương Bửu Diệp được như ý nguyện chính là đang nói rằng quyền năng của Chúa thua cha??? Điều này là phạm thánh!

Đức tin công giáo cho phép chúng ta kính các thánh, kính Đức mẹ chứ không được phép thờ ai ngoài Chúa !

Con người có nhiều bất trắc trong cuộc sống và chịu sự tác động của xã hội mà mình chung sống nên có thể nói "con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội" nên thái độ và ứng xử trước mỗi vướng vấp trong cuộc sống cũng rất khác nhau, sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội chính là tính cách của mỗi người!



No comments: