2016/02/13

Tết - Mạn đàm về "thoát Trung" của các nhà "nhơn sĩ - chấy thức"!

 Trưởng Bản


“Thoát Trung” nếu luận về ngôn ngữ có thể nói đây là cụm từ vừa mới được sáng tạo, nó bắt nguồn từ hoạt động của các nhà “zân chủ - nhân quyền” tự xưng là “nhân sĩ - chấy thức” trên các trang mạng. Ngay khi cụm từ “thoát trung” được “tạo tác” một cách có chủ ý, cho đến nay, nó đã trở thành một phạm trù khá nổi bật, phản ánh tính tương quan mối quan hệ Việt – Trung trên một số phương diễn như: Văn hóa, kinh tế,... Với hàm nghĩa đó, phạm trù “thoát trung” giường như đã tạo nên một trạng thái ảo, định hướng người đọc lầm tưởng rằng đó là tổng hợp những hoạt động nhằm làm Việt Nam thoát khỏi sự ràng buộc nhất định nào đó về văn hóa đông phương trong quan hệ với ông hàng xóm Phương Bắc. Vậy, chủ đích của nó có thực vậy hay không? Trong mối tương quan nhất định nào đó về văn hóa Phương Đông, dĩ nhiên là bao hàm cả đặc tính cá biệt và giao hòa thì điều đó liệu có là sự ngụy biện ngôn từ quá đáng của các “nhân sĩ” tự xưng khi tạo tác cụm từ “Thoát trung”. 

Đặt vấn đề như vậy, có khi chúng ta cần thiết phải xem lại tư cách danh xưng “nhân sĩ – trí thức” của những con người này cũng như chủ đích thực sự của cái gọi là “Thoát Trung”. Thực tế, khi càng tiệm cận với vấn đề này một cách thấu đáo qua khảo nghiệm hoạt động thực tế có liên quan giường như chúng ta chỉ thấy điều tương phản ngược lại của cái gọi là “thoát trung”. Hóa ra, đó chỉ là nghệ thuật sử dụng ngôn từ hòng ngụy trang, che đẩy mục đích nào đó của những “nhân sĩ” tự phong này. Cái bình phong mỹ miều đó, được khéo léo che đẩy và trở thành tấm thẻ bài để tô son, đánh phấn cá nhân, thu hút sử chú ý của dư luận. Điều đó, đã không còn sự che đẩy kín đáo nào hơn khi, “họ” đã vô tình hay cố ý đưa đẩy đòi bỏ TẾT CỔ TRUYỀN (Tết Nguyên Đán) của dân tộc bằng cái tết của Phương Tây Tết Dương). Tất nhiên, kèm theo đó có khá nhiều lý do được đưa ra để che mắt dư luận như: Tết cổ truyền làm tốn kém kinh tế nhân dân, tết cổ truyền không còn phù hợp với xu thế và tiến trình lao động sản xuất của nhân loại… Một trong những luận điểm họ tập trung tô điểm nhất là, nếu còn duy trì TẾT CỔ TRUYỀN nghĩa là Việt Nam học theo văn hóa TQ, lễ thuộc TQ, chỉ có bán nước cho TQ mới cố tình duy trì TẾT CỔ TRUYỀN…

Thật nực cười, xin thưa với các ngài “chấy thức”, chúng tôi xin được mãn phép gọi các ngài là những nhà “thoát háng” đại tài. Những công dân nước Việt như chúng tôi đã đón cái tết mà các ngài gọi là ăn theo, phụ thuộc TQ từ thủa lọt lòng với những phong bao lỳ xì, bánh chưng xanh, dưa hành, câu đối đỏ, ông đồ già.. cho tới lúc biết ngồi gõ phím. Với luận điểm các ngài đưa ra, chúng tôi có quyền nghi ngờ về cái gọi là “thoát trung” của các ngài và về tư cách “nhân sĩ – trí thức” của các ngài. Thực không dám chắc rằng cái gọi là “Thoát trung” đó phải chăng là lý do ngụy biện mà các ngài đưa ra để mở đường cho các bước tiền đề hòng“Thoát Việt”? Thực vậy, xin được mãn phép giúp các ngài “nhân sĩ - chấy thức” và cái gọi là “thoát háng” (thay cho từ “Thoát Trung”) hiểu thêm đôi điều về TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM (ở đây, xin được dùng từ TẾT CỔ TRUYỀN thay vì từ TẾT NGUYÊN ĐÁN. Bởi Sự nhầm lẫn vô tình này đã tạo ra suy nghĩ Tết cổ truyền Việt Nam có xuất xứ từ Trung Hoa. Và cho rằng chúng ta lệ thuộc vào Văn hóa Tàu).
                                               *
                                              * *
“Tết” là lễ hội, với những dân tộc có nền văn hóa cổ truyền khởi nguồn từ nền văn hóa lúa nước, đều gọi những dịp tụ tập vui mừng thi đua chúc tụng… những thành quả có được hay là để chiêm cúng, cầu mong có được thành quả tốt trong việc trồng trọt là “Tết”.

Chữ “Tết” tương đối đồng âm với chữ “Tiết” trong 24 “Tiết Khí” của lịch nông nghiệp Á đông (Âm lịch, Lịch mặt trăng..). Tết Cổ Truyền Việt Nam hầu như trùng với ngày đầu tiên của Tiết Lập Xuân, là ngày khởi đầu cho một mùa có tiết khí thuận lợi cho việc trồng trọt, gọi là ngày Nguyên Đán. Cho nên người Việt chúng ta bắt đầu là nhầm lẫn, sau đó là thành thói quen và cuối cùng đã biến Tết, một ngày lễ hội mừng năm mới theo Lịch nông nghiệp thành Tết Nguyên Đán.

Tết cổ truyền Việt Nam là một lễ hội truyền thống có liên quan đến việc trồng cấy cây nông nghiệp trong tập tục của người Việt cổ đại, chứ hoàn toàn không liên quan đến Tiết Nguyên Đán của Trung Hoa. Một số học giả cho rằng từ nguyên của Tết là xuất xứ từ Tiết Nguyên Đán bên Tàu. Cũng chính vì vậy mà đã hình thành một khái niệm sai lầm trong nhận thức gọi Tết cổ truyền Việt Nam là Tết Nguyên Đán. Sự nhầm lẫn vô tình này đã tạo ra suy nghĩ Tết cổ truyền Việt Nam có xuất xứ từ Trung Hoa. Và cho rằng chúng ta lệ thuộc vào Văn hóa Tàu. Cũng chính vì suy nghĩ này mà một số “trí thức” Việt Nam ở hải ngoại đã hô hào chống Trung Quốc bằng cách gạt bỏ Tết Cổ truyền và Tết Trung thu ra khỏi sinh hoạt cộng đồng. Họ cuồng tín cho rằng làm như vậy mới thoát ra khỏi ách đô hộ Văn hóa của phương Bắc.

Thực tế, Tết cổ truyền Việt Nam là lễ hội có trước ngày lễ “Tân Niên”, lễ mừng ngày Nguyên Đán của người Tàu rất lâu. Và nếu như hai ngày lễ này có giống nhau về truyền thống, thì chính Người Trung Hoa bắt chước người Việt mới có lễ hội này chứ không thể nói rằng Tết cổ truyền Việt Nam xuất xứ từ Tàu được.

Không thể có chuyện cái có trước lại bắt chước cái có sau được, đó là nghịch lý.

Nói về điều này, Khổng Tử là bậc tổ sư cho lễ nhạc của Trung Hoa viết trong sách Kinh Lễ như sau: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống ruợu và ăn chơi vào những ngày đó, họ gọi tên cho ngày đó là “TẾ SẠ” (Tế Sạ là Khổng Tử phát âm chữ Thêts, là lễ hội năm mới của người Thái đất Phong Châu- TN)

Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, chúng gọi ngày đó là Nèn- Thêts, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này. Chỉ có bọn man di mới có ngày hội mà người trên kẽ dưới cùng nhau nhảy múa như cuồng vậy, bên ta không có sự Quân thần điên đảo như thế..”

Hai đoạn trích từ hai cuốn Kinh sử nổi tiếng của Văn hóa Trung Hoa đều khẳng định Tết của Việt có trước ngày “Tân Niên” Chinese new Year “, Thrếts Chìn” của người Tần Trung Hoa rất xa.

Tết cổ truyền của Việt Nam có từ thời Hồng Bàng, có trước cả thời Hùng Vương vì vậy mới có sự tích Lang Liêu gói bánh chưng bánh dày mừng Tết vua Cha chứ. Có nghĩa là Tết cổ truyền Việt Nam đã có hơn 4000 năm.

Trong khi lễ “Tân Niên- 新年 ” của người Tàu thì sao?

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Xuân tiết (春節), Tân niên (新年) hoặc Nông lịch tân niên (農曆新年). có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam đại, nhà Hạ (1767 TCN) Tân Niên chọn ngày đầu tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương (1122 TCN) lấy ngày đầu tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu (250 TCN) chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng lễ mừng Tân Niên. Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tân Niên vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về khởi đầu năm mới nữa cho đến tận bây giờ.

Như vậy là ngày Tân Niên của Trung Hoa có sau ngày Tết cổ truyền Việt rất xa. Và thay đổi tứ tung. Còn ngày Tết cổ truyền của Tộc Việt vốn không thay đổi từ thượng cổ cho đến nay. Thế thì tại sao lại nói ngày Tết cổ truyền Việt Nam là có từ Tết Tàu được.

Nếu tra theo từ Nguyên của chữ Tết, vốn chẳng liên quan gì đến chữ Tiết trong Tiết Nguyên Đán của Lịch Tàu cả. Vì bởi Nguyên Đán vốn không phải là Tiết trong 24 bốn Tiết khí của Thời tiết phân chia theo lịch Mặt trăng. Nguyên Đán chỉ là buổi sáng đầu tiên trong ngày khởi đầu của Tiết Lập Xuân thôi (Nguyên= Nguyên vẹn, khởi đầu, Đán= buổi sáng.

Những từ đồng nguyên/ khắp Đông nam Á, dính líu với TẾT :Al de Rhodes : Tết; Tết năm [sic], tết ai, ăn Tết. Từ điển Khai Trí Tiến Đức không hề cho rằng Tết là # tiết của Tàu. Vả lại các ngôn ngữ chung quanh tiếng Việt cung đều gọi là Tết nhu chúng ta : Nùng : TẾT nèn Tết, năm Tết; Muờng :Thết, Tết, ăn Thết ăn Tết; Thái : Thêts lễ mừng năm mới; Thế -xa New year celebration trong kinh Lễ, Khổng tử gọi là Tế-sạ; Chàm : TÍT, lễ tháng năm của lịch xua Chàm [tháng gió mùa bắt đầu thổi] băng Tít # ăn Tết, CHÊT, Tết, bu-lăn Chêt, háng tết , bu lăn là tháng [tiếng Chàm]; Khmer : CHÊTR là Tết, lễ mừng tháng 5 theo cổ lịch Khmer là tháng gió mùa bắt đầu thổi nguợc lại, tháng của mùa gió nồm ở Đông nam Á tùy theo noi, từ cuối tháng tu đến cuối tháng năm] khae Chêtr tháng tết, [khae là tháng], 13 tháng 4 dương lịch, 23 tháng ba âm lịch; Chêtr khal thời gian có lễ Tết [khal là thời gian]. India : CHETR là tên tháng tư và tháng năm của cổ lịch Ấn độ, hai tháng giao mùa đem mưa đến [mois du début de la mousson]… Như vậy, tết là tên gọi cái ngày ăn mừng đầu mùa mưa của các dân tộc và sau này trở thành ngày ăn mừng đầu năm âm lịch luôn của các dân Mường, Nùng, Thái, Zhuang, Chàm, Mon, Khmer, Vùng đông bắc Ấn độ, Nepal, Mustang, Munda…

Những luận cứ trên khẳng định Tết là lễ hội mừng năm mới theo lịch Nông nghiệp của Văn hóa lúa nước, gọi là Tết Cổ Truyền Việt Nam. Và đương nhiên là lễ hội này chính là lễ hội văn hóa truyền thống 100% của người Việt, không phải có xuất xứ từ Trung Hoa. Hơn nữa, xem trên, có hơn chục ngôn ngữ và dân tộc có nền văn hoá khác hẵn với Tàu, mà vẫn gọi cái lễ ấy là :Têt, đồng âm với cái tiếng Tết của dân Giao chỉ và của dân Mừờng, nên ta phải “suy nghĩ lại” và “xét lại” về cái gọi là phụ thuộc “Tàu” của các “Trí thức” “thoát trung”. Điều đó cho thấy một sự hiểu biết nông cạn về Văn hóa Dân tộc Việt quá nông cạn của cái gọi là “Thoát trung”.

P/S: BÀI VIẾT CÓ SỬ DỤNG TƯ LIỆU TỪ "VĂN VIỆT"!

No comments: