http://molang0205.blogspot.com/2016/01/ve-mot-buc-thu-kien-nghi-chat-luong-thap.html
Chiềng Chạ
Mọi sự cẩu thả đều có thể phải trả giá và bức thư được Fbker Lăng Khắc Trọng (chủ
blog Canhsat4sao) đánh giá là "Thư chất lượng thấp" của ông Trịnh Văn
Lâu, cựu Ủy viên BCH TW đảng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh và tỉnh Vĩnh
Long gửi tới TBT Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, BCH Trung ương đảng CSVN là một ví dụ.
Chia sẻ luôn là bức thư của ông Lâu đề ngày 16/12/2015 được đăng tải trên trang 3Sam và
nội dung không ngoài "đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng thành lập Tổ công tác đặc biệt do Đồng chí Tổng bí thư và Chủ nước
phụ trách, chỉ đạo điều tra, làm rõ, những vi phạm của cá nhân và gia
đình, nhóm lợi ích do Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu đang hoạt động, vận động
ngày càng ráo riết gây chia rẽ, phá hoại nội bộ trước ngày Đại hội XII
của Đảng... Vì vậy cần có giải pháp mạnh mẽ để xử lý nghiêm Nguyễn Tấn
Dũng (phần cuối trong bức thư).
Thực sự hết sức buồn cười với cái lí do khiến ông Trịnh Vn Lâu nêu lên
và dẫn tới cái đề nghị được trích dẫn nguyên văn ở trên. Bởi thông
thường để phê phán một con người cụ thể, nhất là con người đó lại đang
nắm giữ cương vị cao trong xã hội thì ít nhất các lí do đưa ra phải nói
rõ được họ đã vi phạm điều gì? trên cơ sở đối chiếu với trọng trách và
cương vị mà người đó đang nắm giữ? Có vậy các chủ thể tiếp nhận thư mới
có cơ sở cũng như định hướng để xử lý đơn thư theo đúng quy định. Song
trong bức thư của ông Lâu, một người từng kinh qua nhiều cương vị cao
tại địa phương (Bí thư Tỉnh ủy), Trung ương (Phó Chủ nhiệm thường trực
Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng) không khác gì một trò "hằn vặt" của đám trẻ con lêu lổng (?)
Căn nguyên khiến ông Lâu "tha thiết đề nghị tới Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và cá nhân ông tổng bí thư Đảng Cộng
sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng" xuất phát từ 02 con người tương ứng với
hai vấn đề như trong cấu trúc của bức thư. Cụ thể:
- Ở nhân vật thứ nhất, ông Lâu có nhắc đến ông Lê Quang Nhường (Có bí danh khác là Mười Rua, một cán bộ hưu trí mà theo ông Lâu thuộc nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).
Và theo ông Lâu thì hành động của ông Lê Quang Nhường khiến ông tức
giận và đi tới việc có bức thư này đơn giản là cuộc hội thoại sau khi
ông Lâu và nhóm của mình có văn bản kiến nghị ngày 18/11/2015: "... điện thoại hỏi tôi: "Tại sao viết đơn tố cáo Thủ tướng? "Tư liệu ai cung cấp".
Ở đây, có lẽ không cần quá quan tâm tới các nội dung được ông Lâu nói
sau đoạn đề từ "Qua sự kiện này, tôi xin hỏi", chỉ xin nói rõ thêm rằng:
Bản thân các chính khách cũng là con người, họ cũng có những mối quan
hệ xã hội, gia đình như những người bình thường và không cần phải có ý
kiến của chính người đó thì những mối quan hệ xung quanh mới lên tiếng
bảo vệ họ? Ông Lê Quang Nhường trong sự việc được nói đến không ngoài
điều được nói đến và có chăng nếu ông Lâu có trách thì nên chăng trách
sự "yêu - ghét" của ông Nhường đến quá rõ ràng và ngay lập tức?
Thế mới biết, làm chính khách không cô đơn như người ta vẫn tưởng và tôi
ngờ rằng chính ông Lâu là một trong số ít các chính khách "cô độc" trên
chính trường Việt Nam từ trước tới nay!
- Ở nhân vật thứ hai được ông Lâu nhắc đến là một con người có tiếng tăm
hơn và chỉ cần nhắc đến Trầm Bê thì sẽ nghĩ ngay đến Ngân hàng Phương
Nam và ngược lại. Hành động của Trầm Bê được ông Lâu nhắc đến là: "Trầm
Bê - nguyên Giám đốc Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) "đại diện anh
Ba" Nguyễn Tấn Dũng, chính thức nhờ tôi vận động Đảng bộ và đoàn đại
biểu Tỉnh ủy Vĩnh Long bầu Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng bí thư ở Đại hội XII
này" thì xin nói ngay luôn đấy là một phần trong cái mà chúng ta vẫn quen nói tắt là "Chính trị".
Có thể do khác biệt về mặt thể chế chính trị cũng như vai trò của đảng
chính trị trong đời sống mọi mặt của đất nước nên đã ảnh hưởng phần nào
tới cơ chế, quy trình để tiến hành bầu cử tại Việt Nam. Theo đó, "tính
đại diện" được thể hiện khá rõ trong các hoạt động tranh cử, bầu cử tại
Việt Nam và đương nhiên điều này được thể hiện rõ nhất trong việc bầu cử
các chức danh cao trong Đảng. Tuy nhiên, xem chừng cái điều diễn ra phổ
biến trong các hoạt động chính trị trên thế giới vẫn tồn tại đôi chút (xin nhấn mạnh lại là đôi chút)
trong chính trường Việt Nam. Cách vận động của nhân vật có tên Trầm Bê
được đề cập là một hình thức như thế song cái khó lớn nhất ở đây cần làm
rõ trước khi suy xét vấn đề chính là hành động của ông Trầm Bê là tự
thân hay có sự chỉ đạo? Chỉ tiếc rằng ông Lâu đã quá vội vàng khi đưa ra
chính kiến của mình ở một sự việc vốn dĩ chưa có gì là rõ ràng?
Quay lại với lí do tại sao cho rằng, bức thư của ông Lâu là hết sức cẩu
thả và tại sao có ý kiến "Thư gửi Tổng bí thư thế này thì ai nghe!" của
Fbker Lăng Khắc Trọng bởi
như đã nói ở trên, nếu như lí do thứ nhất, ông Lâu đã thể hiện mình là
một đứa trẻ con dù ông đã về hưu và nên chăng với một sự việc cá nhân,
mang tính riêng lẻ như thế thì có cần phải đến những vị cao như Tổng bí
thư Đảng Cộng sản, tập thể Bộ Chính trị, ban bí thư TƯ Đảng xem xét? Ở
lí do thứ hai , cũng không khá hơn là mấy, nó cho thấy ông Lâu rất ít
kiến thức về hoạt động chính trị và cái cẩu thả, khó chấp nhận còn thể
hiện ở sự quy chụp trong tình trạng thiếu thông tin, chứng cứ! Và thiết
nghĩ rằng, để một bức thư đến và đề người được gửi xem xét thì nên chăng
hãy tránh xa những thứ lỗi mà ông Lâu đã gặp phải trong bức thư nói
trên!
No comments:
Post a Comment