Hồ Ngọc Thắng (CHLB Đức)
Sau
khi Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an Việt Nam khởi tố, bắt tạm giam
Nguyễn Văn Đài điều tra về hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN
Việt Nam”, lập tức trang mạng Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam đăng
tuyên bố của Đặc ủy Nhân quyền Strässer (C.Stờ-rê-xe) yêu cầu “từ bỏ
những buộc tội,… trao trả tự do ngay lập tức” cho Nguyễn Văn Đài! Đây là
một ý kiến không thể chấp nhận trong các quan hệ quốc tế ngày nay.
Sinh
sống, làm việc ở CHLB Đức, tôi luôn tự hào về những gì mà Chính phủ
Đức, nhân dân Đức đã giúp đỡ Việt Nam. Trong cuộc sống, ở nơi làm việc,
tôi luôn nhận được sự tôn trọng của người dân Đức khi biết tôi là người
Việt Nam, sự chân thành chia sẻ khi biết Việt Nam phải vượt qua khó khăn
để phát triển. Tuy nhiên, tôi lại buồn khi biết ở quê hương có một số
cá nhân nhân danh dân chủ, nhân quyền để làm những điều vi phạm pháp
luật, như: truyền bá các quan điểm đi ngược lợi ích đất nước, kêu gọi
lật đổ chế độ,… Tôi buồn hơn khi biết trong một số trường hợp ông C.
Strässer - người Đức hiện là Đặc ủy nhân quyền, lại có việc làm như là
bao che, bảo vệ mấy người này? Tôi từng hy vọng thái độ khách quan,
chính trực vốn có của người Đức sẽ giúp ông nhận chân sự thật để phân
biệt đúng - sai. Song tôi đã thất vọng, nhất là sau khi đọc tuyên bố “về
việc người bảo vệ nhân quyền ông Nguyễn Văn Đài bị bắt giữ tại Việt
Nam” trên trang hanoi.diplo.de.
Trước
hết về Nguyễn Văn Đài, tôi ngạc nhiên vì qua tuyên bố thì dường như ông
C. Strässer đã không tìm hiểu kỹ. Đến hiện tại, trên internet
(in-tơ-nét) vẫn còn lưu nhiều thông tin cho biết trước đây Nguyễn Văn
Đài vi phạm pháp luật Việt Nam ra sao, nhất là việc ông ta nhận tiền tài
trợ từ nước ngoài như thế nào. Với các tội danh này, năm 2007, Nguyễn
Văn Đài bị tòa án Việt Nam tuyên án bốn năm tù. Còn tin tức về hoạt động
của Nguyễn Văn Đài sau khi ra tù thì không thiếu, qua đó có thể biết rõ
nhân thân và bản chất các hoạt động của Nguyễn Văn Đài. Vậy chỉ sau một
lần gặp tại Hà Nội, ông C. Strässer nhận xét ngay đó là người “nỗ lực
phấn đấu cho tự do chính kiến trên đất nước của mình” thì quá bất cẩn.
Nếu tìm hiểu kỹ về Nguyễn Văn Đài thì trước khi nhận xét, ông C.
Strässer nên tự hỏi: Một người nhận tiền từ nước ngoài để “nỗ lực phấn
đấu cho tự do chính kiến trên đất nước của mình” thì có phải là người
lương thiện? Giả sử một người Đức nào đó nhận tiền từ nước ngoài để hoạt
động chống phá Nhà nước CHLB Đức chắc chắn ông sẽ phản đối, lên án chứ
không ca ngợi, bảo vệ, vì đó là lẽ phải thông thường. Một câu hỏi nữa
thiết nghĩ ông cần đặt ra: Ở Việt Nam mấy ai biết về Nguyễn Văn Đài và
“nỗ lực phấn đấu” của anh ta. Rồi nữa, Nguyễn Văn Đài có phải là người
tự trọng, có liêm sỉ hay không khi chỉ chầu chực, bấu víu vào mấy cơ
quan ngoại giao nước ngoài ở Hà Nội yêu cầu giúp đỡ để chống lại đất
nước, chống lại chế độ ?
Là
luật sư, hẳn ông C.Strässer biết mọi quốc gia trên thế giới đều có quy
định luật pháp nhằm bảo đảm ổn định trật tự xã hội, vì thế để đánh giá
một sự kiện liên quan luật pháp, trước hết phải đánh giá từ hai phương
diện: sự việc bị tố cáo và cơ sở pháp lý. Về việc Nguyễn Văn Đài bị cơ
quan bảo vệ luật pháp Việt Nam khởi tố, tạm giam để điều tra đã đề cập ở
trên; về cơ sở pháp lý, nếu nghiên cứu cẩn trọng, ông sẽ thấy Điều 88
Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam có nội dung tương tự pháp luật ở
rất nhiều quốc gia. Thí dụ, Bộ luật Hình sự CHLB Đức sử dụng khái niệm
luật pháp là “Hành động vi phạm an ninh quốc gia” (Staatsschutzdelikt),
và rất nhiều hành động được coi là tội phạm nằm trong nhóm này, như: tội
“Phổ biến tài liệu tuyên truyền của những tổ chức vi hiến” (Verbreiten
von Propagandamitteln verfassungswidriger Organisationen) được quy định
tại Điều 86 có khung hình phạt cao nhất là ba năm tù; tội “Phỉ báng tổng
thống CHLB Đức” (Verunglimpfung des Bundespräsidenten) được quy định
tại Điều 90 có khung hình phạt cao nhất là năm năm tù; tội “Phỉ báng Nhà
nước Đức và các biểu tượng quốc gia” (Verunglimpfung des Staates und
seiner Symbole) quy định tại Điều 90A có khung hình phạt cao nhất là năm
năm tù; tội “Phỉ báng cơ quan lập hiến với phương châm thù địch chống
lại Hiến pháp” (Verfassungsfeindliche Verunglimpfung von
Verfassungsorganen) đã được quy định tại Điều 90B có khung hình phạt cao
nhất là năm năm tù. Trong nhóm này, tội được coi nặng nhất là tội “Phản
bội tổ quốc” (Landesverrat) được quy định tại Điều 94 có khung hình
phạt cao nhất là tù chung thân…
Qua
đó có thể thấy, Nhà nước CHLB Đức và các nước khác không làm ngơ trước
hành động đi ngược lại quy định pháp luật. Là người Đức, chẳng nhẽ ông
C.Strässer không biết các vụ án liên quan tội danh “Phổ biến tài liệu
tuyên truyền của các tổ chức vi hiến”, như: Tuyên truyền tư tưởng
phát-xít, bài xích người nước ngoài, khinh miệt dân tộc khác, ca ngợi
bạo lực, hoài nghi sự tồn tại chính đáng của Nhà nước CHLB Đức, cho rằng
ngoại bang thống trị nước Đức… Thí dụ một bản án như vậy qua bài Ban
nhạc phát-xít mới là một tổ chức tội phạm (Urteil: Neonazi-Band ist
kriminelle Vereinigung) đăng trên trang điện tử của tờ Thời gian ngày
16-3-2005. Theo đó, Tòa án tối cao CHLB Đức xác nhận bản án trước đó của
Tòa án Berlin (Béc-lin), ca sĩ kiêm người viết lời của ban nhạc Landser
- một ban nhạc hoạt động bí mật, nhận hình phạt ba năm bốn tháng tù, vì
tội cầm đầu một tổ chức được coi là tổ chức tội phạm xúi giục nổi loạn.
Hai thành viên còn lại nhận hình phạt nhẹ hơn. Ban nhạc này gồm ba
thành viên, thành lập vào những năm 90 của thế kỷ trước. Ca khúc của ban
nhạc này chủ yếu là bài xích người nước ngoài, kích động bạo lực, đề
cao tư tưởng phát-xít… Các năm qua, ở CHLB Đức một số tổ chức bị cấm vì
hoạt động vi hiến, mặc dù thành viên các tổ chức này luôn tuyên bố họ
hoạt động vì mục đích nhân đạo, trong khuôn khổ của tự do tôn giáo, tự
do ngôn luận. Mới đây, theo bmi.bund.de (trang mạng của Bộ Nội vụ CHLB
Đức), ngày 26-3-2015 Bộ Nội vụ CHLB Đức ra quyết định cấm một tổ chức
tên là “Tauhid Germany” hoạt động, vì theo quyết định thì “Tauhid
Germany” ra đời là để thay thế một tổ chức bị cấm trước đó là “Millatu
Ibrahim” đã hoạt động trái với những nguyên tắc của Hiến pháp. Trang
mạng verfassungsschutz.de của Cơ quan Bảo vệ hiến pháp CHLB Đức cũng
đăng danh sách các tổ chức bị cấm hoạt động tại CHLB Đức trong những năm
qua. Đặc biệt, tổ chức có tên thoạt nghe dễ liên tưởng đến mục đích tốt
đẹp cần hoan nghênh là “Tổ chức dự án trẻ em mồ côi Libanon”
(Waisenkinderprojekt Libanon e.V.) nhưng theo thông cáo báo chí trên
trang mạng của Cơ quan Bảo vệ hiến pháp CHLB Đức ngày 8-4-2014, tổ chức
này bị cấm vì hoạt động vi hiến.
Chúng
tôi nêu một số thí dụ không phải để phê phán các nước - trong đó có
CHLB Đức, thiếu chừng mực khi duy trì luật pháp; tôi dẫn lại để khẳng
định việc sử dụng luật pháp để bảo đảm an ninh xã hội là việc cần thiết
của mọi quốc gia, và qua đó đặt câu hỏi: Tại sao ông C. Strässer “bàng
hoàng” (chữ ông sử dụng) khi Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an Việt
Nam khởi tố, tạm giam điều tra Nguyễn Văn Đài về hành vi “Tuyên truyền
chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” mà ông lại không “bàng hoàng” khi một số
người Đức bị phạt tù vì tội danh tương tự hay các tổ chức như “Tauhid
Germany”, “Waisenkinderprojekt Libanon e.V.” bị cấm hoạt động? Nếu có
lòng nhân ái, ông nên dành tâm sức đấu tranh cho hàng vạn nạn nhân chất
độc da cam (Agent Orange) tại Việt Nam đang phải vật vã với bệnh tật. Và
ông nên cùng Chính phủ Việt Nam đến với người dân vùng sâu, vùng xa
đang cần giúp xóa đói, giảm nghèo,… không nên về hùa với mấy người ngày
ngày lên internet “đấu tranh” cho thứ “nhân quyền, dân chủ” mô phỏng
nước ngoài.
Nhân
đây mong ông C. Strässer đọc bài Chính trị đạo đức - Ai xuất khẩu dân
chủ, sẽ gieo hỗn loạn (Moralpolitik - Wer Demokratie exportiert, sät
Anarchie) của H. Theisen (Thây-xen) đăng ngày 18-3-2014 trên tạp chí
CICERO ở Berlin. Bài viết có đoạn: “Chính sách đối ngoại của phương Tây
dựa trên niềm tin vào tính phổ quát về dân chủ, nhân quyền. Nhưng giữa
mong muốn và thực tế thường bị nhầm lẫn. Các nền văn hóa khác nhau xác
định cho nó hệ thống giá trị khác nhau, trong đó có quyền và nghĩa vụ,
cá nhân và tập thể, con người và Chúa trong các bảng xếp hạng khác nhau.
Do đó, chủ nghĩa phổ quát phương Tây được các hệ thống giá trị khác cảm
nhận như khiêu khích… Từ thời chiến tranh lạnh, các hệ tư tưởng của thế
kỷ 20 có thể học hỏi, làm thế nào gìn giữ hòa bình, bất chấp sự không
tương thích về ý thức hệ: không phổ quát cũng không hòa nhập, không can
thiệp mà qua chính sách cùng chung sống… Quy tắc ứng xử giúp xây dựng
quá trình xích lại gần nhau bất chấp các khác biệt chính trị. Thậm chí
ngày nay, chung sống chính trị giữa những nền văn hóa không tương thích
và cạnh tranh quyền lực còn cho phép hợp tác nhiều hơn về giáo dục, khoa
học, công nghệ, kinh tế…”. Thiết nghĩ, đó là quan niệm nên tham khảo để
điều chỉnh chính sách, để hợp tác cùng phát triển chứ không phải thô
bạo can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Hy vọng ông C.
Strässer sẽ quan tâm, từ đó làm nhiều việc hữu ích cho nhân loại, cho
nước Đức, cho Việt Nam.
No comments:
Post a Comment