2016/01/17

NỘI BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BỊ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC NHỮNG TIN ĐỒN ÁC Ý?

Để diễn ra về sự 'không liên quan" lẫn nhau của sự việc, hành động này đối với một chủ thể kia thì chúng ta thường hay được nghe câu: "Chó cứ sủa và đoàn người cứ đi".  Hay nói cách khác, những tiếng suả của con chó không khiến đoàn người phải sợ hãi, nghi kỵ lẫn nhau và hỗn loạn; họ vẫn giữ được hàng, được lớp và tính trật tự, kỷ cương của mình. Thậm chí, những tác động của ngoại cảnh (tiếng chó sủa) trong trường hợp này càng khiến đoàn người thấy rõ hơn sự đoàn kết và cố kết hơn với nhau. 
                                                                Ảnh minh họa (Nguồn: Internet). 

Điều tôi muốn nói từ điều này xuất phát từ một câu hỏi mà tin chắc rằng không chỉ có tôi mà nhiều người cũng rất quan tâm: Rằng tại sao Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam chưa được diễn ra và chính đảng duy nhất tại Việt Nam này cũng chưa có bất cứ sự công bố nào liên quan đến vấn đề nhân sự, các chức danh chủ chốt trong đại hội sắp tới; tất cả đang được dấu kín, vậy nhưng sẽ không quá khó để tiếp cận một đoạn tin vắn, thậm chí là cả một bài phân tích dài về vấn đề nhân sự sẽ được "trọng dụng" trong Đại hội sắp tới được đăng tải trên trang tin không chính thống, chủ các tài khoản mạng. Và như thể để lôi cuốn sự chú ý của những ai tiếp cận, chủ những đoạn tin vắn, bài phân tích kiểu này đã dụng công vẽ ra những câu chuyện mà mới nghe là có thể đoán ngay được biên theo những đoạn trường của "Tam Quốc Chí" hay những câu chuyện Dã sử của Trung Quốc được nói đến qua những bộ phim truyện dài! Và câu hỏi đặt ra ở đây là những điều được phân tích, được nói đến trong những tin, bài này có ảnh hưởng đến nội bộ Đảng Cộng sản hay không? Có làm cho nội bộ của Đảng Cộng sản trở nên lục đục ngay trước thềm Đại hội và đáng ngại hơn họ sẽ mang theo sự bất đồng ấy vào đại hội để biến kỳ đại hội sắp tới trở thành một nơi dành cho những phe nhóm đấu đá lẫn nhau thay vì đặt những nền móng vững chắc cho nhiệm kỳ kế tiếp? Và nói như Beo Hồng trong một bài viết gần đây là: "nói toẹt luôn, có phải cháu muốn ám chỉ Trương Huy San-Huy Đức-Osin, Ba Sàm, nguyen cong khe.com..." có ảnh hưởng gì đến kỳ đại hội sắp diễn ra hay không? hay nó cũng sẽ rơi vào tình trạng chó cứ sủa và đoàn người cứ đi như những điều được nói ở trên? 

Người viết xin khẳng định luôn những tin, bài kiểu tự nghĩ ấy mà ra ấy hoàn toàn vô hại đối với nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam cũng như không có bất cứ sự ảnh hưởng tới kỳ Đại hội sắp tới với các lí do sau đây:

Thứ nhất, không ai dám phủ nhận ở thế kỷ 21, Internet đã len vào từng ngõ ngách của cuộc sống đời thường. Đấy cũng là lí do giải thích tại sao ở thời điểm hiện tại không gì là không có trên mạng Internet. Sự bao phủ của Internet đối với đời sống xã hội cũng khiến thu hẹp đi về mặt bằng dân trí cũng như thông tin về xã hội. Tuy nhiên, liệu điều này có tác động, ảnh hưởng gì tới nội bộ Đảng Cộng sản khi những tin, bài viết, phân tích ác ý, có tính chia rẽ về Đảng Cộng sản trước thềm Đại hội chủ yếu được đăng tải trên mạng xã hội? Liệu những người trong Đảng Cộng sản có thói quen đọc, tiếp cận thông tin từ mạng xã hội hay không? Xin được nói luôn là 'tỉ lệ người đọc trực tiếp được mạng xã hội rất thấp", ngoài lí do là họ có quá nhiều mối bận tâm để nói, để bàn thì thay vì dành một quỹ thời gian tương đối lớn vào những câu chuyện trên mạng xã hội không đáng tin cậy thì họ sẽ tự biết sử dụng quỹ thời gian đó vào mục đích gì? Đó là chưa nói đến với cơ chế tự bảo vệ ở thời điểm trước thềm Đại hội thì bản thân những Đảng viên Đảng Cộng sản tự thân trở nên cảnh giác và tẩy chay những thông tin trên mạng xã hội!

Thông tin được đến với người đọc qua cơ chế tiếp cận và nếu cơ chế này không được xác lập thì đừng có mong thông tin đó có thể tạo ra bất cứ sự ảnh hưởng, tác động gì đến người đọc.

Thứ hai, câu chuyện được đám người không thiện cảm với Đảng Cộng sản Việt Nam này dựng lên đã trở nên quen thuộc theo một mô típ và không có gì mới. Đó là những tố giác cũ xì, kiểu như ông này, ông kia "đưa con cháu vào các vị trí lãnh đạo, để gia đình lợi dụng địa vị làm ăn, thậm chí cá nhân tham nhũng...". Và dù những điều được nói đến cũng đã được dụng công đôi phần với những lí do, dẫn chứng không thể thuyết phục hơn nhưng thử hỏi rằng khi nó được đến với những chủ thể cần đến thì những người này sẽ nghĩ ra sao? Họ sẽ đọc xong và phớt lờ, nhanh chóng quên câu chuyện bởi nó trở nên vô bổ hay sẽ cẩn thận ghi chép nó vào sổ tay cá nhân để chờ cơ hội thuận lợi sẽ tung ra?

Xin được nói luôn là nó cũng sẽ nhanh chóng trở nên bị quên lãng như họ chưa bao giờ tiếp cận những thông tin kiểu ấy bởi trong một xã hội mà những điều thị phi trở nên quen thuộc, sự thật - giả cũng trở nên đan xen thì xét đoán, kiểm chứng trở nên rất khó khăn. Và chính sự khó khăn trong khâu kiểm chứng thông tin và sự hạn hẹp về quỹ thời gian cũng như tính hệ trọng của những thông tin nặc danh, vô chủ ấy nên những kẻ thông minh, hiểu chuyện thường chọn giải pháp cất những điều nghe được vào một xó xỉnh nào đó trong trí nhớ. Cho nên, với những ai đã từng đọc, hoặc đã từng tiếp cận những câu chuyện trên mạng xã hội thì họ cũng sẽ không có cơ hội để sử dụng nó vào mục đích tự phá hoại nội bộ như mong muốn của những tác giả ẩn danh của các tin, bài đó. Đó là chưa nói chính họ cũng đã được những người làm công tác tổ chức trong Đảng quán triệt, tự đào thải những tin đồn bịa đặt.

Chính vì vậy, với hai lí do thuộc về khách quan, chủ quan được nói đến thì sẽ thấy rằng người đọc nhiều nhất, lĩnh hội nhiều nhất từ các tin, bài với dụng ý xấu kia không ngoài chính "cha đẻ" của nó. Cơ chế tự viết, tự cảm thụ" được hình thành bởi những nguyên nhân như thế.

An Chiến

No comments: