Nhà thờ giáo xứ Trung Nghĩa (Hà Tĩnh) - Nguồn: Internet.
Tin từ nguoihatinh cho hay: "Sau sự cố ô nhiễm môi trường tại 4 tỉnh Miền Trung…các hộ gia đình sống bằng nghề chài lưới, các hộ tiểu thương, hệ thống nhà hàng, kho đông lạnh, các ngành nghề thủy hải sản đều hứng chịu ảnh hưởng nặng nề…Cả nước chung tay vì Miền Trung ruột thịt…ấy vậy mà…tại vùng quê nghèo xã Thạch Bằng, xã Thạch Kim huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh lại phải hứng chịu thêm SỰ CỐ THẦY TU…".
Linh mục Nguyễn Công Bình, Quản xứ Trung Nghĩa (Hà Tĩnh).
Giải thích rõ hơn về "Sự cố thầy tu", nguồn tin này cho hay: "Theo bà con nơi đây: Người dân xã Thạch Bằng, xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) chủ yếu sống bằng nghề biển sau sự cố ô nhiễm môi trường đời sống vô cùng khó khăn, được sự quan tâm của cấp ủy chính quyền và các tổ chức trong và ngoài nước giúp đỡ hỗ trợ, bồi thường, ủng hộ cũng nguôi ngoai phần nào nỗi đau…ấy vậy mà:…. Khi số tiền bồi thường của FHS chưa về được đến tay người dân thì Linh mục Giuse Nguyễn Công Bình (quản xứ Trung Nghĩa gồm giáo họ Kim Đôi, Trung Cự, Xuân Hải…) đã tổ chức hàng chục cuộc họp với Hội đồng mục vụ, Giới trẻ, Huynh Trưởng và ngang nhiên rao giảng trong nhà thờ về dự định xây dựng dựng các hạng mục mới cho nhà thờ: Nhà đa chức năng, nhà thờ, khuôn viên, khán đài…và ép buộc bà con giáo dân phải nộp lại 1/3 số tiền bồi thường nhận được…".
Không chỉ dừng lại đó, vị chủ chăn này còn "thẳng thừng nói với tất cả mọi người…ai cãi lời cha, không chịu nộp lại sẽ không được hưởng các quyền lợi, đặc ân từ các công trình của Chúa, cha cũng sẽ không dâng lễ, ban phúc cho các hộ này….". Tính đến thời điểm hiện tại, "giáo họ Xuân Hải đã thu được hơn 3 tỷ đồng, họ Trung Nghĩa đã thu được hơn 10 tỷ đồng theo đúng y “lệnh Cha, ý Chúa”.
Có thể, với người theo đạo Công giáo nói chung, giáo xứ Trung Nghĩa, Giáo phận Vinh (Hà Tĩnh) nói riêng, việc đóng góp kinh phí để xây dựng nhà thờ không phải là chuyện gì đó quá lớn. Đó là một nghĩa vụ mà Đức vâng lời dạy cho họ (Những tín hữu của đạo Công giáo) cần phải thực hiện để duy trì đời sống đạo của chính họ và đời sống của những người thay mặt Thiên chúa chăn dắt phần hồn cho các tín hữu! Vậy nhưng, câu hỏi đặt ra là việc tự ý thúc ép giáo dân nộp số tiền được đền bù do sự cố ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa gây ra của Linh mục Nguyễn Công Bình, Quản xứ Trung Nghĩa có đúng với giáo lý, giáo luật của giáo hội Công giáo và đạo đức bình thường mà một chủ chăn cần có không?
Để trả lời cho câu hỏi này, xin được xét sự việc dưới 2 khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, về mặt giáo lí, giáo luật đạo Công giáo.
Sắc lệnh Tông Đồ Giáo Dân, Công Đồng dạy: "Người tín hữu có bổn phận xây dựng cộng đoàn, bằng tinh thần hợp nhất với nhau, rồi từ đó, cộng tác chặt chẽ với các linh mục giáo xứ hay trong cộng đoàn của mình. Vì cộng đoàn là tế bào của giáo phận và Giáo Hội, nên giáo dân xây dựng cộng đoàn là xây dựng giáo phận và Giáo Hội.[17]
Muốn xây dựng cộng đoàn, muốn cho tình thương hiệp nhất và huynh đệ sáng lên trong mọi sinh hoạt của cộng đoàn và của Giáo Hội, người tín hữu phải gạt bỏ mọi ganh tị và chia rẽ, phải tôn trọng lẫn nhau và phối hợp với nhau.[18] Người tín hữu có khả năng phải biết dấn thân vào hội đồng mục vụ, ban đại diện.[19] Người tín hữu còn phải rộng rãi đóng góp vào công việc của cộng đoàn cả phạm vi vật chất, đó vừa là bổn phận vừa là danh dự cho người tín hữu khi được trả lại cho Thiên Chúa một phần của cải Ngài đã ban cho.[20]".
Nghĩa là trong các nghĩa vụ mà giáo dân cần thực hiện trước giáo hội, nhà thờ có nghĩa vụ đóng góp về mặt vật chất. Tuy nhiên, việc thực hiện đó không phải là bắt buộc thực hiện, mà thực hiện trên cơ sở tự nguyện và không có một sự thúc ép nào từ bề trên. Có chăng yếu tố chi phối trong sự đóng góp này chính là việc hiểu và thực hiện tình liên đới giữa chính cá nhân tín hữu đó với Thiên chúa và với giáo hội.
Đối chiếu vào điều này, việc Linh mục Nguyễn Công Bình sử dụng quyền năng của Thiên chúa ban tặng (Quyền của Linh mục Quản xứ) để tự ý buộc các tín hữu của mình phải lấy tất cả tiền được đền bù phục vụ việc xây dựng nhà thờ hoàn toàn không đúng với Giáo lý, giáo luật của Giáo hội. Nó đi ngược lại nguyên tắc tự nguyện, quyền bày tỏ nguyện vọng và quyền công luận của giáo dân.
Thứ hai, xét về mặt đạo đức và luân lí bình thường.
Sẽ khó mà đong đếm được hết những khổ cực mà người dân vùng biển Hà Tĩnh nói riêng, khu vực miền Trung lãnh nhận sau sự cố ô nhiễm môi trường vừa qua. Và cũng bất đắc dĩ lắm họ mới nhận những đồng tiền bồi thường thiệt hại từ chính thủ phạm gây ra sự cố với những mong sẽ giúp họ phần nào ổn định cuộc sống và chuyển đổi nghề nghiệp.
Ấy vậy nhưng, tất thảy những gì họ nhận được đều bị chủ chăn giáo xứ gom vào để xây dựng nhà thờ trong khi chính họ lại đang vật lộn để mưu sinh, để tồn tại chứ không thể gọi là sống.
Vẫn biết rằng, đời sống đạo luôn song hành với đời sống thực tại và với người Công giáo thì đạo - đời là hai yếu tố, 2 nhân thể không thể tách rời nhau. Thậm chí, có lúc có khi yếu tố đạo còn lấn át yếu tố đời. Vậy nhưng, đó chỉ là lí thuyết bởi cái quy luật "phú quý sinh lễ nghĩa" không chỉ hiện diện trong những người có đạo, trong đạo Công giáo mà đang hiện diện trong tất thảy những ngõ ngách của cuộc sống!
Giáo dân giáo xứ Trung Nghĩa (Hà Tĩnh) sẽ phải vâng lời bề trên khi được sai khiến, được yêu cầu và điều đó sẽ là một thứ động lực thúc đẩy họ có được ngôi thánh đường khang trang, đẹp đẽ. Nhưng xin thưa rằng, đã bao giờ Linh mục Nguyễn Công Bình và những người liên quan thử nghĩ giáo dân xứ Trung Nghĩa sẽ ra sao khi trong tay họ chỉ là số không? Họ sẽ lấy gì để để kính mừng Thiên chúa giáng sinh trong khi lễ trọng này sắp đến gần?
Và điều này lại xem chừng tréo ngoe hơn, khó hiểu hơn khi Giám mục Nguyễn Thái Hợp - Chủ chăn của Giáo hội Công giáo địa phận Vinh trong một tuyên bố sau khi có tin công ty Formosa công bố mức đền bù thiệt hại đã khẳng định: "500 triệu không mua đủ quan tài”. Rồi đến những cuộc tuần hành, biểu tình và kéo đoàn người đông hàng trăm cây số để vào Hà Tĩnh khởi kiện công ty Formosa của Linh mục Đặng Hữu Nam, Linh mục Nguyễn Đình Thục (Quỳnh Lưu, Nghệ An) để yêu cầu được đền bù??? Vậy, phải chăng, thay vì sử dụng nguồn tiền lãnh nhận được để "mua quan tài" như đấng chủ chăn Giáo phận từng tuyên bố, Linh mục Nguyễn Công Bình lại sử dụng, huy động nó để xây dựng nhà thờ? Cái khái niệm Nhà thờ và "quan tài" trong trường hợp này phải chăng là một? Và việc biểu tình, tuần hành một cách rầm rộ phải chăng cũng chỉ để kiếm tiền xây dựng nhà thờ?
Cũng xin nhắc thêm rằng, trong các cuộc biểu tình phản đối, yêu cầu công ty Formosa bồi thường thiệt hại, giáo xứ Trung Nghĩa (Hà Tĩnh) là giáo xứ đi đầu và đương nhiên, chính linh mục Nguyễn Công Bình đóng vai trò khởi xướng! Họ (giáo dân xứ Trung Nghĩa) khi ấy cũng được huy động xuống đường để đòi lại quyền lợi cho chính mình nhưng bất hạnh thay khi đã đòi được thì chính chủ chăn của họ lại giở trò đòi ăn chia một cách bất nhẫn và khó chấp nhận!
Đó là việc làm cần lên án và cần được phán xét một cách công bằng!
Và với Linh mục Nguyễn Công Bình và những ai đang lợi dụng việc khởi kiện, tuần hành, biểu tình phản đối công ty Formosa để kiếm chắc, người viết chỉ muốn nhắc lại rằng: Đức tin là một thứ linh thiêng và nó chỉ có thể thiết lập, liên đới thông qua sự thật và những điều đúng đắn. Đi ngược lại quy luật này, đức tin khi đó chỉ là một khái niệm đơn thuần và vô nghĩa lý mà thôi!
An Chiến
Nhà thờ giáo xứ Trung Nghĩa (Hà Tĩnh) - Nguồn: Internet.
Tin từ nguoihatinh cho hay: "Sau sự cố ô nhiễm môi trường tại 4 tỉnh Miền Trung…các hộ gia đình sống bằng nghề chài lưới, các hộ tiểu thương, hệ thống nhà hàng, kho đông lạnh, các ngành nghề thủy hải sản đều hứng chịu ảnh hưởng nặng nề…Cả nước chung tay vì Miền Trung ruột thịt…ấy vậy mà…tại vùng quê nghèo xã Thạch Bằng, xã Thạch Kim huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh lại phải hứng chịu thêm SỰ CỐ THẦY TU…".
Linh mục Nguyễn Công Bình, Quản xứ Trung Nghĩa (Hà Tĩnh).
Giải thích rõ hơn về "Sự cố thầy tu", nguồn tin này cho hay: "Theo bà con nơi đây: Người dân xã Thạch Bằng, xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) chủ yếu sống bằng nghề biển sau sự cố ô nhiễm môi trường đời sống vô cùng khó khăn, được sự quan tâm của cấp ủy chính quyền và các tổ chức trong và ngoài nước giúp đỡ hỗ trợ, bồi thường, ủng hộ cũng nguôi ngoai phần nào nỗi đau…ấy vậy mà:…. Khi số tiền bồi thường của FHS chưa về được đến tay người dân thì Linh mục Giuse Nguyễn Công Bình (quản xứ Trung Nghĩa gồm giáo họ Kim Đôi, Trung Cự, Xuân Hải…) đã tổ chức hàng chục cuộc họp với Hội đồng mục vụ, Giới trẻ, Huynh Trưởng và ngang nhiên rao giảng trong nhà thờ về dự định xây dựng dựng các hạng mục mới cho nhà thờ: Nhà đa chức năng, nhà thờ, khuôn viên, khán đài…và ép buộc bà con giáo dân phải nộp lại 1/3 số tiền bồi thường nhận được…".
Không chỉ dừng lại đó, vị chủ chăn này còn "thẳng thừng nói với tất cả mọi người…ai cãi lời cha, không chịu nộp lại sẽ không được hưởng các quyền lợi, đặc ân từ các công trình của Chúa, cha cũng sẽ không dâng lễ, ban phúc cho các hộ này….". Tính đến thời điểm hiện tại, "giáo họ Xuân Hải đã thu được hơn 3 tỷ đồng, họ Trung Nghĩa đã thu được hơn 10 tỷ đồng theo đúng y “lệnh Cha, ý Chúa”.
Có thể, với người theo đạo Công giáo nói chung, giáo xứ Trung Nghĩa, Giáo phận Vinh (Hà Tĩnh) nói riêng, việc đóng góp kinh phí để xây dựng nhà thờ không phải là chuyện gì đó quá lớn. Đó là một nghĩa vụ mà Đức vâng lời dạy cho họ (Những tín hữu của đạo Công giáo) cần phải thực hiện để duy trì đời sống đạo của chính họ và đời sống của những người thay mặt Thiên chúa chăn dắt phần hồn cho các tín hữu! Vậy nhưng, câu hỏi đặt ra là việc tự ý thúc ép giáo dân nộp số tiền được đền bù do sự cố ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa gây ra của Linh mục Nguyễn Công Bình, Quản xứ Trung Nghĩa có đúng với giáo lý, giáo luật của giáo hội Công giáo và đạo đức bình thường mà một chủ chăn cần có không?
Để trả lời cho câu hỏi này, xin được xét sự việc dưới 2 khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, về mặt giáo lí, giáo luật đạo Công giáo.
Sắc lệnh Tông Đồ Giáo Dân, Công Đồng dạy: "Người tín hữu có bổn phận xây dựng cộng đoàn, bằng tinh thần hợp nhất với nhau, rồi từ đó, cộng tác chặt chẽ với các linh mục giáo xứ hay trong cộng đoàn của mình. Vì cộng đoàn là tế bào của giáo phận và Giáo Hội, nên giáo dân xây dựng cộng đoàn là xây dựng giáo phận và Giáo Hội.[17]
Muốn xây dựng cộng đoàn, muốn cho tình thương hiệp nhất và huynh đệ sáng lên trong mọi sinh hoạt của cộng đoàn và của Giáo Hội, người tín hữu phải gạt bỏ mọi ganh tị và chia rẽ, phải tôn trọng lẫn nhau và phối hợp với nhau.[18] Người tín hữu có khả năng phải biết dấn thân vào hội đồng mục vụ, ban đại diện.[19] Người tín hữu còn phải rộng rãi đóng góp vào công việc của cộng đoàn cả phạm vi vật chất, đó vừa là bổn phận vừa là danh dự cho người tín hữu khi được trả lại cho Thiên Chúa một phần của cải Ngài đã ban cho.[20]".
Nghĩa là trong các nghĩa vụ mà giáo dân cần thực hiện trước giáo hội, nhà thờ có nghĩa vụ đóng góp về mặt vật chất. Tuy nhiên, việc thực hiện đó không phải là bắt buộc thực hiện, mà thực hiện trên cơ sở tự nguyện và không có một sự thúc ép nào từ bề trên. Có chăng yếu tố chi phối trong sự đóng góp này chính là việc hiểu và thực hiện tình liên đới giữa chính cá nhân tín hữu đó với Thiên chúa và với giáo hội.
Đối chiếu vào điều này, việc Linh mục Nguyễn Công Bình sử dụng quyền năng của Thiên chúa ban tặng (Quyền của Linh mục Quản xứ) để tự ý buộc các tín hữu của mình phải lấy tất cả tiền được đền bù phục vụ việc xây dựng nhà thờ hoàn toàn không đúng với Giáo lý, giáo luật của Giáo hội. Nó đi ngược lại nguyên tắc tự nguyện, quyền bày tỏ nguyện vọng và quyền công luận của giáo dân.
Thứ hai, xét về mặt đạo đức và luân lí bình thường.
Sẽ khó mà đong đếm được hết những khổ cực mà người dân vùng biển Hà Tĩnh nói riêng, khu vực miền Trung lãnh nhận sau sự cố ô nhiễm môi trường vừa qua. Và cũng bất đắc dĩ lắm họ mới nhận những đồng tiền bồi thường thiệt hại từ chính thủ phạm gây ra sự cố với những mong sẽ giúp họ phần nào ổn định cuộc sống và chuyển đổi nghề nghiệp.
Ấy vậy nhưng, tất thảy những gì họ nhận được đều bị chủ chăn giáo xứ gom vào để xây dựng nhà thờ trong khi chính họ lại đang vật lộn để mưu sinh, để tồn tại chứ không thể gọi là sống.
Vẫn biết rằng, đời sống đạo luôn song hành với đời sống thực tại và với người Công giáo thì đạo - đời là hai yếu tố, 2 nhân thể không thể tách rời nhau. Thậm chí, có lúc có khi yếu tố đạo còn lấn át yếu tố đời. Vậy nhưng, đó chỉ là lí thuyết bởi cái quy luật "phú quý sinh lễ nghĩa" không chỉ hiện diện trong những người có đạo, trong đạo Công giáo mà đang hiện diện trong tất thảy những ngõ ngách của cuộc sống!
Giáo dân giáo xứ Trung Nghĩa (Hà Tĩnh) sẽ phải vâng lời bề trên khi được sai khiến, được yêu cầu và điều đó sẽ là một thứ động lực thúc đẩy họ có được ngôi thánh đường khang trang, đẹp đẽ. Nhưng xin thưa rằng, đã bao giờ Linh mục Nguyễn Công Bình và những người liên quan thử nghĩ giáo dân xứ Trung Nghĩa sẽ ra sao khi trong tay họ chỉ là số không? Họ sẽ lấy gì để để kính mừng Thiên chúa giáng sinh trong khi lễ trọng này sắp đến gần?
Và điều này lại xem chừng tréo ngoe hơn, khó hiểu hơn khi Giám mục Nguyễn Thái Hợp - Chủ chăn của Giáo hội Công giáo địa phận Vinh trong một tuyên bố sau khi có tin công ty Formosa công bố mức đền bù thiệt hại đã khẳng định: "500 triệu không mua đủ quan tài”. Rồi đến những cuộc tuần hành, biểu tình và kéo đoàn người đông hàng trăm cây số để vào Hà Tĩnh khởi kiện công ty Formosa của Linh mục Đặng Hữu Nam, Linh mục Nguyễn Đình Thục (Quỳnh Lưu, Nghệ An) để yêu cầu được đền bù??? Vậy, phải chăng, thay vì sử dụng nguồn tiền lãnh nhận được để "mua quan tài" như đấng chủ chăn Giáo phận từng tuyên bố, Linh mục Nguyễn Công Bình lại sử dụng, huy động nó để xây dựng nhà thờ? Cái khái niệm Nhà thờ và "quan tài" trong trường hợp này phải chăng là một? Và việc biểu tình, tuần hành một cách rầm rộ phải chăng cũng chỉ để kiếm tiền xây dựng nhà thờ?
Cũng xin nhắc thêm rằng, trong các cuộc biểu tình phản đối, yêu cầu công ty Formosa bồi thường thiệt hại, giáo xứ Trung Nghĩa (Hà Tĩnh) là giáo xứ đi đầu và đương nhiên, chính linh mục Nguyễn Công Bình đóng vai trò khởi xướng! Họ (giáo dân xứ Trung Nghĩa) khi ấy cũng được huy động xuống đường để đòi lại quyền lợi cho chính mình nhưng bất hạnh thay khi đã đòi được thì chính chủ chăn của họ lại giở trò đòi ăn chia một cách bất nhẫn và khó chấp nhận!
Đó là việc làm cần lên án và cần được phán xét một cách công bằng!
Và với Linh mục Nguyễn Công Bình và những ai đang lợi dụng việc khởi kiện, tuần hành, biểu tình phản đối công ty Formosa để kiếm chắc, người viết chỉ muốn nhắc lại rằng: Đức tin là một thứ linh thiêng và nó chỉ có thể thiết lập, liên đới thông qua sự thật và những điều đúng đắn. Đi ngược lại quy luật này, đức tin khi đó chỉ là một khái niệm đơn thuần và vô nghĩa lý mà thôi!
An Chiến
No comments:
Post a Comment