2016/12/24

DỰ LUẬT NHÂN QUYỀN MAGNITSKY CHỈ LÀ ĐÒN GIÓ

Hải Dương


Có vẻ như vào những ngày cuối của nhiệm kỳ 8 năm của mình, tổng thống Barack Obama cùng các cộng sự và “tay chân” thân tín ở hạ viện và thượng viện của mình vẫn muốn níu kéo thêm những ngày tháng huy hoàng với cương vị tổng thống cường quốc số 1 thế giới. Liên tục các hoạt động của giới chức Mỹ được thực hiện hòng “cố” làm nốt những thứ mà họ đã thất bại, hoặc chưa làm được trong nhiệm kỳ của mình. Tư tưởng nhiệm kỳ “làm cố” của họ được thể hiện rõ trong từng phát ngôn, từng động thái của mình, nhất là với vấn đề can thiệp nhân quyền ở các nước khác, thứ mà 8 năm qua Mỹ chưa thể một lần thực hiện thành công ở Việt Nam. Và để tiếp tục đưa ra lời giải cho bài toán ảo mang tên nhân quyền, thượng nghị sĩ John McCain và Ben Cardin đã đệ trình cái gọi là “dự luật nhân quyền Magnitsky”.

Dự luật Magnitsky là dự luật về nhân quyền đã được thượng viện Mỹ thông qua đầu tháng 12 và đang chờ được thông qua để thành luật. Nội dung quan trọng nhất của dự luật này, là cho Chính phủ Mỹ, các dân biểu Mỹ có quyền đệ trình lên tổng thống để tổng thống đưa vào trong danh sách những quan chức, những lãnh đạo của các quốc gia mà họ cho rằng là vi phạm nhân quyền. Và khi bị đưa vào danh sách này thì Mỹ có quyền áp dụng hai chế tài: cấm nhập cảnh vào Mỹ kể cả đi công vụ và thứ hai là phong tỏa tài sản.

Đây có lẽ sẽ là một cái phao lớn cứu cánh cho cả các quan thầy ở Mỹ vốn chỉ có một bài nhai đi nhai lại là can thiệp vào vấn đề nhân quyền của các nước khác để phá hoại, và cũng là miếng ăn lớn cho các nhà rận chủ cuội đang đói ăn cắn càn, nhất là trong bối cảnh các phong trào nhân quyền ở Việt Nam đang trải qua thời kỳ ảm đạm vì đã lộ rõ bản chất phá bĩnh. Chả thế mà các lều báo thân phản động như RFA liên tục đưa tin về dự luật này với thái độ háo hức, mong chờ như chó quẫy đuôi chờ chủ cho ăn. Thế nhưng, vì vui mừng quá mà hóa mất khôn, chúng không hiểu rằng, đây có thể chỉ là đòn gió, hoặc là chiêu bài nhằm duy trì ảnh hưởng của chính quyền Mỹ trước khi một nhiệm kỳ mới của một người mới, một tư tưởng mới bắt đầu.
Thượng nghị sĩ John McCain tung “đòn gió” về nhân quyền
Thật vậy, chúng ta chỉ cần qua những lý do sau cũng có thể thấy dự luật này chỉ là cái bánh vẽ không hơn không kém:

Thứ nhất, các dự luật nhân quyền của Mỹ vốn không được chú trọng như những gì mà các lều báo vốn rêu rao. Các dự luật nhân quyền của nước Mỹ được đưa ra không phải là hiếm, nhưng vì chúng không có tính khả thi và thường yêu cầu một khoản ngân sách lớn để thực hiện. Bởi đơn giản là ngân sách Mỹ dù có nhiều, thì cũng sẽ dùng để làm những việc khác, còn việc can dự vào công việc của nước khác để thực hiện những mưu đồ của mình thông qua chiêu bài nhân quyền cũng chỉ là một phần rất nhỏ. Nhất là trong tình hình hiện nay thế giới đã quá “ngấm đòn” với những cái gọi là “dân chủ nhân quyền” như tình cảnh mà Syria và Lybia đang gặp phải. Ai cũng muốn một cuộc sống hòa bình ổn định, tránh khỏi tiếng bom tiếng súng, chứ không phải như những đất nước ngoài kia luôn được sống với “dân chủ nhân quyền” đầy máu và nước mắt. Và chính những người trong thượng viện và hạ viện Mỹ cũng thừa hiểu bản chất của những dự luật này, nên ít khi, nếu không muốn nói là rất hiếm đạo luật nào được thông qua. Dễ hiểu thôi, một đạo luật mà không làm cho lợi ích của nhân dân nước Mỹ tăng thêm mà chỉ làm nhân dân những nước khác phải đau khổ thì làm sao có thể được thông qua. Do đó, dự luật Magnitsky sẽ không có tiếng nói ủng hộ của lịch sử.

Thứ hai, Mỹ chẳng có quyền hạn gì được phán xét vấn đề nhân quyền của nước khác. Trong thế giới phẳng không có chỗ cho sự thao túng, nhất là Mỹ vốn cũng không phải là một đất nước được coi trọng về vấn đề dân chủ nhân quyền. Ngay tại Mỹ, với chính sách kiểm soát súng không chặt chẽ, người nào cũng có thể có cho riêng mình một khẩu súng sát thương, thì vấn đề nhân quyền ở đây mới đáng báo động. Thật vậy, một năm tại Mỹ có hàng chục vụ xả súng đẫm máu, gây ra cái chết cho biết bao người vô tội. Bên cạnh đó, vấn đề phân biệt chủng tộc cũng là một vấn nạn mà ngay cả một tổng thống da màu như Barack Obama cũng phải bó tay trong suốt 8 năm cầm quyền của mình. Vậy Mỹ hãy tự mình giải quyết vấn đề nhân quyền của chính mình trước khi phán xét nhân quyền của các nước khác.

Thứ ba, nội dung của dự luật này là một mớ phi lý đến tột cùng. Với xu thế hợp tác phát triển như ngày nay, Mỹ thừa hiểu, cải thiện quan hệ với Việt Nam là một nước đi khôn ngoan, và một trong số đó là tạo điều kiện cho các lãnh đạo Việt Nam và Mỹ có cơ hội giao lưu để phát triển mối quan hệ này. Nếu chỉ vì một vấn đề nhân quyền vốn vớ vẩn và không có lý do chính đáng để xử phạt hay áp dụng chế tài thì việc cấm lãnh đạo Việt Nam nhập cảnh, nhất là nhập cảnh với lý do công vụ, và phong tỏa tài khoản của họ là một hạ sách, thậm chí là một sự ngu dốt về chính trị. Nếu dự luật này mà thành luật, thì chắc Mỹ sẽ chẳng bao giờ có cơ hội được tiếp những vị nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam trên đất Mỹ, bởi với lũ dân biểu vốn thiển cận về chính trị thì những vị này luôn nằm trong danh sách đen về dân chủ nhân quyền của chúng.

Dựa vào những lý do rất đơn giản trên, chúng ta có thể dễ dàng khẳng định dự luật nhân quyền Magnitsky đơn giản chỉ là một đòn gió không hơn không kém của giới dân biểu và nghị sĩ rảnh rỗi sắp hết thời của Mỹ. Thêm một điều nữa, khi Donald Trump chính thức ngồi vào chiếc bàn bầu dục vào ngày 20/1/2017, chắc chắn dự luật này sẽ chỉ còn lại một đống giấy vụn. Lũrận chủ Việt Nam và các quan thầy của chúng tại Mỹ có lẽ sẽ rất thất vọng, nhưng đó là kết cục của những kẻ phá hoại.

No comments: