“Ưu tư và những trăn trở của Nguyễn Cao Kỳ lúc cuối đời thật đáng trân trọng và người Việt Nam đã đối xử với ông theo đúng cái cách mà họ đã làm với nhiều người từng lầm đường lạc lối: "Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người quay lại".
Có người nói “Ưu tư và những trăn trở của Nguyễn Cao Kỳ lúc cuối đời thật đáng trân trọng và người Việt Nam đã đối xử với ông theo đúng cái cách mà họ đã làm với nhiều người từng lầm đường lạc lối: "Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người quay lại". Thế nên những chuyến thăm quê hương vào những năm tháng cuối đời của Cựu Phó Tổng thống chế độ VNCH không chỉ là một lối mở để những đứa con của ông có thể noi theo, mà tiếp sau đó còn cho nhiều người Việt hiện HN còn đang mặc cảm hay còn nhiêu lý do nào đó mà họ vẫn do dự nay họ đã noi gương ông dũng cảm bước qua “Lằn ranh Quốc Cộng” và họ đã trở về. Nhìn những đoàn người hồi hương về với đất Mẹ mà không khỏi xe lòng bởi đa số họ là những người đã lớn tuổi, họ đã ở bên kia sườn dốc của cuộc đời. Thế mới biết đời người cũng “Ngắn chẳng tày gang” chẳng được dài như mong muốn “Mới ngày nào họ bỏ nước ra đi mái tóc vẫn còn xanh, nay họ trở về đã lơ thơ đầu bạc”, thế nên tâm thức của tuổi già, họ nhớ đến quê hương, đất nước, muốn lá rụng về cuội bởi họ vẫn là người Việt nam và họ cũng muốn về đất Mẹ dẫu chỉ có một lần.
Thời gian đã thức tỉnh con người ông, biến chuyển những suy nghĩ của chính ông. Từ quyết tâm của một người quyết đòi lại những gì đã mất, những cái đã từng thuộc về mình. Thế nhưng, giờ đây ông Cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ đã bằng lòng với cuộc sống hiện tại, bởi cuộc sống lưu vong ở xứ người đã là bài học“Trường đời” rất đắt giá thuần phục ông, đã biến ông thành một con người khác, nhưng vẫn cá tính ấy, vẫn mạnh mẽ, vẫn quyết liệt thẳng, thật như ngày nào đã giúp ông nay trở thành yêu nước theo đúng nghĩa. Nỗi nhớ quê hương, đất nước cũng bắt nguồn từ những day dứt khó quyên, không thể phai mờ trong tâm chí một vị Tướng, một Chính khách vì những gì mình đã không phải với Tổ quốc với Nhân Dân. Đây cũng là động lực chính, một cơ hội thôi thúc ông sẵn sàng chấp nhận những gì đến với mình để được về Việt Nam, để được làm một việc gì đó có ích cho quê hương, đất nước, chuộc lại những lỗi lầm mà mình đã mắc phải.
Mặc dù trong suy nghĩ còn có những khác biệt về nhận thức, cách nhìn nhận nhiều vấn đề “Trong và sau cuộc chiến”, nhưng khoảng cách bất đồng trong những khác biệt dần được thu hẹp, ông trở nên vui vẻ và cởi mở hơn và ông đã thực lòng trong các cuộc tiếp kiến với các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước VN một thời đã từng là kẻ thù của mình. Với tính bộc trực nói thẳng, nói thật ông có những câu nói “Rất nổi tiếng, đáng để lưu danh và đáng để đời” mà từ xưa đến nay người Việt Quốc gia ở hải ngoại không ai muốn nói và cũng không ai dám nói đến những điều được cho là “Phạm húy”, rất “Cấm kỵ”.
Thế nên, Chỉ đến khi ông dám nói ra những điều thật, những sự thật dù có nghiệt ngã, có đớn đau đến mấy cũng phải nói, đã khiến nhiều người có tật phải giật mình, phải suy nghĩ……? Ông thật xứng đáng là một người quân tử dám nghĩ, dám làm và dám chịu.
Cùng với ý định, ở lại sinh sống cuối đời ở VN đã đủ thấy tâm nguyện hướng về quê hương, Tổ quốc của ông là chân thành, là có thực, Và đáng quý hơn, từ những chuyến đi đầy chuyển biến của chính mình, ông đã chuyển tải "Tư tưởng muốn hàn gắn quan hệ giữa Việt Kiều ngoài nước và chính quyền trong nước, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ". Những ngày ở Việt Nam, ông là người đóng vai trò trung gian cho các doanh nghiệp rất thành công trong nhiều thương vụ trong đó có một thương vụ xây dựng Resort và sân Golf ở Quảng Ninh được báo chí tường thuật là tới 1,5 tỉ USD với một doanh nhân Mỹ".
Dẫu biết rằng, những đóng góp của ông chưa lớn, chưa đủ để gột rửa những lỗi lầm của một con người từng mang trọng tội, nhưng sự trở về của ông đã mang lại không ít những ý nghĩa mà lớp lớp người Việt ở Mỹ hay bất cứ nước nào trên thế giới cần suy nghĩ. Những mặc cảm của quá khứ cũng đã đến lúc được rũ bỏ, những hận thù và sự thiếu hiểu biết lẫn nhau cũng cần hóa giải để "Tập hợp của tất cả người VN trong cũng như ngoài nước để phục hưng đất nước, để VN trở thành một con rồng châu Á" như cách nói của Ông trong lần về thăm Tổ quốc đầu tiên sau gần 30 năm xa cách. Hiện nay trước họa ngoại xâm từ phương Bắc người Việt hiện nay đang cần đến nhau và vì nhau hơn lúc nào hết, để đại đoàn kết dân tộc thành một khối thống nhất, có đầy đủ sức mạnh chống kẻ thù chung bảo về Giang sơn, gấm vóc của Tổ tiên, cha ông để lại.
Tưởng nhớ đến ông, người viết chạnh lòng bùi ngùi như thương nhớ, ngưỡng mộ và một phần của sự kính trọng đối với Ông một người đã khuất. Nay, nhân việc Bà Đặng Tuyết Mai vợ cũ của Ông cũng ra đi. Xin được có nén hương thơm tưởng nhớ đến Bà và Ông cũng là nhân dịp 13 năm Ông về thăm quê hương, đất nước. Mong Ông cùng Bà ở dưới suối vàng của thế giới người hiền(Chứ không phải chín tầng địa ngục chuyên dành cho kẻ ác) linh hồn được siêu thoát, phù hộ độ trì cho đất nước được “Quốc thái Dân an” để “VN trở thành một con Rồng châu Á”như ước nguyện của Ông ngày nào sớm trở thành hiện thực.
Ngày 27 tháng 12 năm 2016
Nguyễn kim khanh
Nguồn: KBCHN.NET
No comments:
Post a Comment