2016/12/06

TIẾN ĐỒNG VIỆT NAM CÓ GIÁ BAO NHIÊU?

Thiên lương

Kinh tế Việt Nam là một trong những nước phát triển nhanh nhất năm 2016

Đó là tựa đề bài viết được nickname NGUYEN HUY VU (một trong những thành viên đồng sáng lập và tham gia hoạt động của trang Web Nhabaotudo cùng với Nguyễn Quang A, Lê Công Đinh, Nguyễn Thái Hợp…) đăng tải trên facebook cá nhân của mình.

Nội dung bài viết xoay quanh câu chuyện đó là giải thích các nguyên nhân dẫn đến việc đồng tiền Việt Nam mất giá so với đồng tiền một số nước trên thế giới, và cụ thể ở đây tác giả đã so sánh với Mỹ. 

Sự thật thì những bài viết có nội dung nói xấu chế độ, hạ bệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của nhà dựa trên việc “phân tích một cách xuyên tạc” những vấn đề, những vụ việc phức tạp của đất nước từ lâu vẫn là những bài viết có tính chất chủ đạo trên Website Nhabaotudo, và vấn đề này cũng không khiến nhiều bạn đọc ngạc nhiên khi mà chủ nhân của những bài viết là những người có thâm niên chống Đảng, Nhà nước.

Quay trở lại bài viết TIỀN ĐỒNG VIỆT NAM CÓ GIÁ BAO NHIÊU? Nguyên nhân mà tác giả đưa ra để dẫn đến việc đồng tiền Việt Nam mất giá đó là:

Thứ nhất là do lạm phát “Giữa hai nước, một nước có lạm phát thấp và một nước có lạm phát cao, thì giá trị của đồng bạc của nước có lạm phát thấp tăng cao hơn nước có lạm phát cao theo thời gian”. Tuy nhiên thực tế lại chứng minh điều hoàn toàn ngược lại, so sánh Việt Nam với Venezuela, CHDCND Triều Tiên, Argentina… những nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới (nằm trong Top các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới) , cao gấp nhiều lần Việt Nam, nhưng giá trị đồng tiền của những quốc gia này vẫn cao hơn Việt Nam. Như vậy, nguyên nhân mà tác giả muốn gán ghép cho việc đồng tiền Việt mất giá do lạm phát là không chính xác.

Một nguyên nhân khác mà HUY VU nhắc đến đó là nợ công “Quốc gia có mức nợ công cao thì đồng tiền thường có xu hướng mất giá” Tuy nhiên, con số nợ công của Việt Nam vẫn chưa được lọt vào Top 17 các quốc gia có nợ công lớn nhất thế giới (Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thì Mỹ quốc đứng thứ 10 trong tổng số 17 quốc gia có nợ công cao nhất thế giới, đứng đầu là Nhật Bản, Hy Lạp…hoàn toàn không có Việt Nam). Vẫn biết rằng vấn đề nợ công là chủ đề mà nhiều nhà “dân chủ” tìm cách khai thác để tuyên truyền, làm giảm sút lòng tin của quần chúng nhân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nhưng việc áp dụng vào bài viết này có phần hơi thô kệch.

Ngoài ra tác giả còn đưa ra một số nguyên nhân khác như: lãi suất, thâm hụt tài khoản vãng lai, tỉ giá mậu dịch, hay là sự ổn định và phát triển về mặt vĩ mô (mặc dù hãng tin Bloomberg công bố Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6,27% trong năm 2015, cao thứ 6 trong số các nền kinh tế mới nổi trên thế giới, trang Bloomberg cũng đã nhận định rằng tốc độ tăng trưởng vững chắc ở mức 7% trong năm 2016 sẽ giúp Việt Nam lọt vào nhóm những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất năm 2016). 

Thực ra vấn đề chênh lệch giá trị đồng tiền này không hề khó hiểu. Điều chúng ta cần giải đáp ở đây liên quan đến tỷ giá hối đoái, tức là giá trị của một đồng tiền này so với đồng tiền khác. 
Giá trị của một đồng tiền phụ thuộc vào nền kinh tế và sự kiểm soát tỷ giá của Ngân hàng nhà nước. Tiền là một loại hàng hóa đặc biệt. Cho nên giá trị của nó được xác định trên cung cầu. Nếu cung tiền lớn, giá trị của nó sẽ giảm, nếu cầu lớn, giá trị của nó sẽ tăng. 

Hiện nay 1 USD đổi được gần 21000VND. Tuy nhiên, giả dụ trong những tháng cuối năm, lượng kiều hối về vô cùng nhiều, đầu tư nước ngoài lớn (họ cần đổi USD ra VND để tiêu dùng ở Việt Nam, tức là cầu VND lớn) theo quan hệ cung-cầu như tôi nói ở trên, Ngân hàng thương mại chỉ đồng ý đổi cho bạn 1000 USD ăn 100 VND (tất nhiên đây chỉ là giả thiết). Lúc này, VNĐ lên giá so với USD. tiền Việt Nam theo cách nói nôm na là giá trị hơn usd , đúng không? 

Như vậy bạn đã hiểu tại sao đồng tiền Việt Nam lại giá trị thấp hay giá trị cao so với đô la mỹ rồi chứ? Tất cả dựa vào cung-cầu. Gạo là lương thực và nó quan trọng hơn nhiều lần đối với con người so với vàng bạc. Nhưng 100 gam vàng lại có giá trị hơn nhiều 1 tấn gạo. bởi vì sao? vì gạo thì rất nhiều (cung lớn) còn vàng thì hiếm hơn nhiều (cung thấp), đó là 1 lý do. Tuy nhiên, nếu mất mùa hiếm gạo thì dù có núi bạc núi vàng cũng có thể chết đói, tức là có nhiều vàng bạc cũng không mua được gạo (vì lúc này cung lương thực rất thấp). Như vậy, nếu ta coi gạo là tiền VND, và vàng là USD thì bạn hiểu lý do tại sao mà USD lại giá trị hơn VND và trong trường hợp nào thì VND lại giá trị hơn USD.

Và có ý kiến rằng, giá trị đồng tiền của một quốc gia là giá trị thật của hàng hóa, của cải thật từ sản xuất, từ tài nguyên của quốc gia, vậy thì không thể đem của cải của một nước có hàng trăm năm phát triển và không bị chiến tranh tàn phá, phạm vi lãnh thổ rộng lớn với nhiều nguồn tài nguyên như Mỹ với số của cải của một đất nước nhỏ bé mới phát triển được mấy mươi năm và từng bị chiến tranh tàn phá nặng nề như Việt Nam ta.

Không thể phủ nhận Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới đều có lạm phát và nợ công, mặc dù so với nhiều nước lớn trên thế giới thì đó là con số không đáng kể nhưng với quan điểm giữ vững ổn định kinh tế để phát triển thì Đảng, Nhà nước Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chính sách để giảm tỉ lệ những con số này. Tuy nhiên, việc NGUYEN HUY VU quy chụp rằng nợ công, lạm phát là nguyên nhân chính dẫn đến việc đồng tiền Việt mất giá, để rồi sau đó là màn tát nước theo mưa của đám “dân chủ” là điều không hoàn toàn chính xác, mà nó bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Và với tốc độ tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, và với chính sách mở cửa tạo môi trường thông thoáng để cho người dân và doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả của Đảng và Nhà nước, chúng ta có quyền hy vọng về những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, đúng như lời ông Eugenia Victorino (chuyên gia kinh tế) "Trong năm 2016 và 2017, chúng tôi hoàn toàn tin rằng Việt Nam có thể là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất”

No comments: