Viễn
Truyền thông Mỹ, nhất là đài phát thanh Á châu tự do đang tuyên truyền ầm ỹ về cái gọi là dự luật nhân quyền Magnistky. Dự luật này được Thượng viện Mỹ thông qua đầu tháng 12 và tiếp tục chờ để được thông qua thành luật. Dự luật do hai dân biểu John McCain và Ben Cardin đệ trình lên Thượng viện. Đáng chú ý, tại Hạ viện, một dự luật tương tự cũng đã được hai dân biểu Chris Smith và Jim McGovern đệ trình lên để hạ viện thông qua.
Theo mô tả của đài RFA thì đây là dự luật nhân quyền có tính chất bước ngoặt và nó sẽ giúp cho công cuộc thúc đẩy nhân quyền toàn cầu diễn ra hiệu quả hơn, nhất là những nước vi phạm nhân quyền như Việt Nam?
Theo nội dung của dự luật này thì Chính phủ Mỹ, các dân biểu Mỹ có quyền đệ trình lên tổng thống để tổng thống đưa vào trong danh sánh những quan chức, những lãnh đạo của các quốc gia mà họ cho rằng là vi phạm nhân quyền. Và khi bị đưa vào danh sách này thì Mỹ có quyền áp dụng hai chế tài:
Thứ nhất, cấm nhập cảnh vào Mỹ kể cả đi công vụ và thứ hai là phong tỏa tài sản.
Hưởng ướng lời phóng đại của đài RFA, rất nhiều nhà “dân chủ” Việt cả nội cả ngoại đang tỏ ra rất hào ứng và mong chờ. Theo họ nếu dự luật được thông qua thì đây là động lực quan trọng thúc đẩy phong trào dân chủ Việt đi đến thành công và Việt Nam sẽ được “cải thiện nhân quyền”.
Điển hình như nhà “dân chủ” ngoại Nguyễn Đình Thắng, khẳng định với đài RFA:
“Sẽ rất quan trọng nếu chúng ta làm đúng việc, đúng cách. Chẳng hạn trong thời gian qua, chúng tôi có cách thức ‘kết nghĩa’. Cứ mỗi cộng đồng trong nước bị đàn áp như Hòa Hảo, Cao Đài, Tin lành, hay Công giáo…v.v.., chúng tôi lại kèm một nhóm ‘kết nghĩa’ để kết nối, cập nhật thông tin với nhau, liên tục theo dõi. Nếu có một dấu hiệu nào bị đàn áp thì họ lập tức thu thập thông tin và chuyển cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ lập báo cáo nộp cho Liên hiệp quốc hay Bộ Ngoại giao Mỹ. Đó là trước đây. Bây giờ, với luật mới, chúng ta có thể dùng những thông tin đó để đề nghị chế tài những giới chức can dự hay chỉ thị đàn áp người dân. Thành ra, đây là biện pháp để bảo vệ trực tiếp cho người dân bằng sự răn đe rằng người vi phạm sẽ bị chế tài.”
Tuy nhiên khi xem kĩ nội dung dự luật này, thấy có vẻ như hi vọng của các nhà “dân chủ” Việt là quá xa vời, bởi mấy điểm sau:
Thứ nhất, rất là vô lý khi một lần nữa có một Dự luật cho phép chính phủ Mỹ đi phán xét tình hình nhân quyền của các quốc gia khác. Mỹ không phải ông chủ của nhân loại, Mỹ không phải Liên hợp quốc, Mỹ chỉ là một quốc gia bình đẳng với hơn 200 và vùng lãnh thổ khác. Vậy Mỹ có quyền gì để đi phán xét, thậm chí là ra chế tài với các quốc gia khác. Đây là sự vi phạm nghiêm trọng đối với các nguyên tắc tối thiểu trong quan hệ quốc tế.
Thứ hai, dựa vào khung tiêu chí nào để đáng gía một quan chức, một lãnh đạo của quốc gia khác, trong đó có Việt Nam là vi phạm nhân quyền. Mỗi nước có đặc thù về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử khác nhau do đó tiêu chí, quan niệm về nhân quyền cũng khác nhau. Không thể lấy tiêu chí nhân quyền của Mỹ để làm hình mẫu, tiêu chuẩn chung cho nhân quyền của các quốc gia khác. Nếu như thế, rõ ràng quá lợi cho người Mỹ.
Thứ ba, bản thân nước Mỹ cũng đâu có đủ tư cách để phán xét nhân quyền thế giới và đòi chế tài với các quốc gia khác. Bởi nước Mỹ cũng đầy rẫy các vi phạm về nhân quyền. Cái này đã có nhiều bài viết phân tích. Ngay lúc này đây, cứ nhìn vào tình trạng phân biệt chủng tộc của Mỹ sẽ thấy rõ được bức tranh nhân quyền tồi tệ của Mỹ. Cớ sao Mỹ còn định to tiếng về vấn đề nhân quyền.
Thứ tư, những dự luật nhân quyền do các dân biểu đề xuất ở Mỹ không phải là hiếm. Thế nhưng, rất ít các dự luật được thông qua do tính chất vô lý của nó. Dự luật Magnistky chắc cũng không phải ngoại lệ.
Tóm lại, người Mỹ càng làm những trò này càng khiến cho thế giới nhìn nhận rõ hơn chính sách “ngoại giao nhân quyền” của chính phủ Mỹ, xem nhân quyền là vỏ bọc để thực hiện các mưu đồ chính trị của chính phủ Mỹ.
No comments:
Post a Comment