Nguyen Quang
Vì miền trung ăn lũ, và lũ kền kền mất nết, lại đổ cho thủy điện, tôi lại nhọc lòng 1 phen hỡi ôi.
Như chúng ta đã đạt được thỏa thuận, thủy điện ko sinh ra nước, trời mưa sinh ra nước, thủy điện chỉ hứng lại.
Thủy điện miền trung quá nhỏ, ko có thiết kế chống lũ, đơn giản là miền trung dốc và hẹp, thêm hồ thì tốn tiền, ko ai phá núi đào hồ đc.
Thủy điện vừa ngăn đc những cơn lũ nhỏ, nếu không có đập, lũ ào về, đập ngăn lại đc rồi thả ra từ từ đỡ lắm, lũ to thì chịu.
Nhiều anh chị bám vào lập luận thủy điện tích nước, khi lũ về thả nước ra gây lũ chồng lũ, đây là 1 kiểu cưỡng tình đoạt lý của quân ngu học, lũ về 1000m3/giây, thủy điện để nó tràn qua đúng 1000m3/giây, không nhiều hơn 1 giọt. ko có chuyện lũ chồng lũ.
Nếu ko có đập, nước xuôi dòng lao xuống ầm ầm lẫn thân cây, gỗ mục rác rưởi vvv, lụt vẫn lụt, và hoàn toàn hung dữ ko thể kiểm soát.
Chính tôi đã đi Huế xây lại 1 trạm xá tong 1 chương trình từ thiện của sứ quan Canada, ở cái gì vùng tên là Điền gì đó.. hồi 1998 hay 99 ko nhớ, hồi đó chưa có thủy điện nhưng vẫn ngập nóc nhà.
Nhưng quan trọng nhất, tôi nói đập thủy điện làm yếu đi dòng nước lũ.
Khi nước quá cao, sẽ qua cửa xả phía trên ( 99% đập thủy điện miền trung ko có xả đáy ) nước tràn qua, trôi xuống 1 máng dốc bằng bê tông, tại điểm cuối, họ làm máng cong để tung nước lên cao theo dạng mưa bụi.
để dễ tưởng tượng, anh chị hắt 1 xô nước ào xuống đất, và vẫn xô nước đó, hắt lên trời, xô hắt lên trời sẽ hạ cánh bởi các hạt nhỏ, đỡ phá lắm.
Sở dĩ các đập phải thiết kế để tung nước lên trời, vì họ lo cho thân đập của chính họ, chứ đéo phải lo cho dân, nếu nước xối thẳng mà ko tung lên, sẽ làm xói mòn dần chân đập.
Tung nước lên cao dạng mưa bụi sẽ triệt tiêu hoàn toàn sự phá phách.
Nhưng vậy, thủy điện miền trung ngăn đc lũ nhỏ, kiềm chế đc lũ lớn, làm yếu hẳn dòng chảy, và hoàn toàn vô can trước thiên tai, anh chị hãy lắc não trước khi chửi.
( ảnh : thủy điện xả lũ, nước đc tung lên cao thành mưa bụi triệt tiêu lực phà ơi hay quá)
No comments:
Post a Comment