Tình
trạng cá chết bất thường vào mấy ngày cuối tháng 4/2016 vừa qua đã làm
hoang mang trong dư luận trong thời gian qua bởi nó đã làm ngư dân miền
Trung nói riêng và ngư dân cả nước nói chung điêu đứng, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến cuộc sống mà từ bao đời nay sống nhờ vào biển của họ. Người
tiêu dùng không dám mua hải sản, các tiểu thương thì lao đao, ngư dân
thì không dám ra khơi vì đánh bắt về cũng không có người mua dù được
đánh bắt ở khu vực biển sạch...Ngày
2/6 vừa qua, Văn phòng Thủ tướng Chính phủ đã có thông báo là các
chuyên gia đã có kết quả về nguyên nhân cá chết tại các tỉnh miền Trung.
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đang mời các chuyên gia
có chuyên môn phản biện kết quả này. Sau khi có phản hồi của nhóm phản
biện thì sẽ công bố kết quả trên của nhóm chuyên gia vào thời gian sớm
nhất.
Thế nhưng, những kẻ tự nhận là "dân chủ", là "tôi chọn cá", "yêu môi trường"
đang có những hành vi bẩn thỉu, tung tin đồn thất thiệt về tình hình
môi trường biển ở một số khu vực. Trong đó, trên facer mang tên Trần Tử
Long, hắn ta đã đăng tải và tung những tin đồn ác ý, vu khống khi nói
rằng, ghẹ cua cá mực chết ở biển Phan Thiết. Chúng lu loa rằng, nguyên nhân cá mực, ghẹ, cua chết ở biển Phan Thiết là do "bị nhiễm độc, tắm ngứa", thâm độc hơn, chúng còn "khuyên" rằng, "đừng đưa hải sản vào thực đơn"!?
Hình
ảnh ghẹ, cua được luộc chín, ném xuống biển rồi tru tréo rằng, hải sản
chết do bị "nhiễm độc" (bên trái) và kết quả phiếu xét nghiệm các kim
loại nặng cơ bản trong hải sản (mực) để xuất khẩu sang thị trường EU.
Được biết, hải sản vẫn xuất khẩu sang EU bình thường, từng lô hàng trước
khi xuất sang EU đều được kiểm nghiệm chính xác, khách quan. Và
cho đến nay, hải sản ở Phan Thiết chưa hề phát hiện bị nhiễm kim loại
nặng như thông tin đồn thất thiệt của những phần tử xấu cố tình gây ra
(Nguồn: FB).
Nhìn
vào bức ảnh và luận điệu của những phần tử xấu này tung ta, nếu không
quan sát kỹ thì thị giác rất bị dễ đánh lừa. Vì vậy, nếu quan sát kỹ,
cộng thêm tí nền kiến thức, nhạy cảm trước kiểm chứng thông tin thì
những hình ảnh và luận điệu của bọn chúng không dễ dàng lừa dối được.
Về nước biển bị ngứa, xin thưa lũ "zân chủ cuội" ngu học, não phẳng rằng:
Khởi
đầu mùa mưa hầu như năm nào cũng vậy, thuỷ sản sống gần bờ đều bị chết.
Đầu mùa Nam là mùa con sứa di cư vào gần bờ, theo nguồn nước nên ai tắm
biển vào mùa này cũng sẽ đều bị ngứa cả (vì chất ngứa trong con sứa
phát tác ra bên ngoài, quyện hoà vào nước biển). Thứ nữa, thường thường
vào mùa này, biển Phan Thiết đều có thuỷ triều đỏ, rong
biển chết trôi đến nỗi vàng biển, nước biển có các bọt nhỏ màu nâu đậm
được người dân gọi là trứng cá nục (mùa này là mùa sinh sản).
Còn
những tấm hình có một số con ghẹ và cá chết trôi lững lờ ở trên mặt
biển được bọn chúng đăng lên để vu vạ rằng, biển Phan Thiết đang bị "nhiễm độc",
nếu tinh ý thì sẽ nhanh chóng phát hiện ra, những con ghẹ này đã bị
luộc chín, để đổ xuống biển nhằm mục đích chụp ảnh. Tại sao tôi có thể
khẳng định như vậy? Vì ngoài trực giác chủ quan ra thì đây cũng thuộc
vào lĩnh vực mà những người rành về ẩm thực, đặc biệt là về các món hải
sản dễ phát hiện ra một lỗi sơ đẳng của những kẻ muốn vu oan giá hoạ lên
chính quyền và muốn du lịch ở biển Phan Thiết doanh thu đi xuống.
Ghẹ (cũng
như các loại cua, tôm, giáp xác khác) khi luộc chín thì vỏ mới chuyển
sang màu đỏ. Đó là do trong vỏ của ghẹ (tôm, cua) có nhiều loại sắc tố,
trong đó có một loại carotenoid gọi là astaxanthin, tạo nên sắc đỏ cam
cho ghẹ (tôm, cua). Bình thường khi ghẹ (tôm, cua) chưa luộc, sắc tố này
không thấy được do bị bao bọc bởi các chuỗi protein khác. Khi luộc
chín, các protein khác bị phá hủy và phân giải ở nhiệt độ cao, trong khi
astaxanthin bền, không bị phân hủy nên hiện ra màu đỏ cam.
Trong
tự nhiên, nếu các con vật này chết lâu ngày, hoặc phơi nắng thì cơ chế
nó diễn ra tương tự. Tuy nhiên, sẽ không có hiện tượng này xảy ra trong
nước biển vì nước biển luôn có nhiệt độ thấp (khoảng 20 độ). Ghẹ, tôm,
cua chết trong biển sẽ nhanh chóng phân hủy và bị chìm chứ không thể nổi
lên mặt biển vì khi protein phân hủy, nước biển lập tức ngấm vào cơ thể
cua ghẹ và nhấn nó chìm xuống biển. Việc ghẹ
luộc chín quăng xuống biển nó nổi là vì ghẹ này thịt chưa bị phân hủy,
thịt ghẹ xốp, có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng nước biển
nên mới nổi lên trên. Những con ghẹ luộc này sẽ rất lâu chìm vì khi luộc
chín, thịt ghẹ sẽ lâu phân hủy hơn so với khi thịt còn sống. Tóm lại, không bao giờ có chuyện ghẹ chết dưới biển mà nổi lên mặt nước với cái màu đỏ tươi (da cam) như vậy.
Luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, vu khống và trắng trợn hơn là giả tạo bằng chứng để đánh vào những nỗi sợ hãi của người khác nhằm gây hoang mang dư luận, lấy cớ để diễn mấy trò chống phá, gây rối trật tự công cộng núp bóng dưới mác "bảo vệ môi trường". Tuy nhiên, đã có một số bộ phận người dùng mạng nhẹ dạ, cả tin đã tin vào tin đồn ác ý trên khi bấm nút like và share (chia sẻ) một cách vô tư mà không biết bản thân vừa góp phần tạo ra hậu quả lớn.
Ngư dân miền Trung nói riêng và ngư dân cả nước nói chung thời gian qua đã đủ khốn đốn với sự khủng hoảng môi trường gây ra. Vậy nhưng, lũ "dân chủ cuội" vẫn không loại trừ bất cứ thủ đoạn nào, chúng "ném đá giấu tay", dựng lên các chiêu trò môi trường bị ô nhiễm, vu vạ chính quyền, đổ lỗi cho Nhà nước nhu nhược, sợ TQ...để cố tình gây rối, lợi dụng nó để dễ dàng thực hiện các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và sự an yên của nhân dân Việt Nam.
Qua đây, hy vọng những người dùng mạng internet phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác cao độ, phải kiểm chứng nguồn thông tin trước khi tin, bấm nút like (thích) và share (chia sẻ) trước những thông tin không rõ nguồn, tin đồn thất thiệt, ác ý. Ví dụ như thông tin biển Phan Thiết "nhiễm độc" của lũ "zân chủ giả hiệu" tung tin ác ý như mấy ngày qua trên mạng xã hội facebook.
Luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, vu khống và trắng trợn hơn là giả tạo bằng chứng để đánh vào những nỗi sợ hãi của người khác nhằm gây hoang mang dư luận, lấy cớ để diễn mấy trò chống phá, gây rối trật tự công cộng núp bóng dưới mác "bảo vệ môi trường". Tuy nhiên, đã có một số bộ phận người dùng mạng nhẹ dạ, cả tin đã tin vào tin đồn ác ý trên khi bấm nút like và share (chia sẻ) một cách vô tư mà không biết bản thân vừa góp phần tạo ra hậu quả lớn.
Ngư dân miền Trung nói riêng và ngư dân cả nước nói chung thời gian qua đã đủ khốn đốn với sự khủng hoảng môi trường gây ra. Vậy nhưng, lũ "dân chủ cuội" vẫn không loại trừ bất cứ thủ đoạn nào, chúng "ném đá giấu tay", dựng lên các chiêu trò môi trường bị ô nhiễm, vu vạ chính quyền, đổ lỗi cho Nhà nước nhu nhược, sợ TQ...để cố tình gây rối, lợi dụng nó để dễ dàng thực hiện các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và sự an yên của nhân dân Việt Nam.
Qua đây, hy vọng những người dùng mạng internet phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác cao độ, phải kiểm chứng nguồn thông tin trước khi tin, bấm nút like (thích) và share (chia sẻ) trước những thông tin không rõ nguồn, tin đồn thất thiệt, ác ý. Ví dụ như thông tin biển Phan Thiết "nhiễm độc" của lũ "zân chủ giả hiệu" tung tin ác ý như mấy ngày qua trên mạng xã hội facebook.
An Chiến
No comments:
Post a Comment