2016/06/21

Đoan Trang đang tuyển người cho Việt Tân đào tạo ở Philippine

Loa Phường


Từ một bài viết của fb Đồng hành với NO-U tiết lộ, Đoan Trang đã cống nạp thành công Thảo Gạo cho VOICE, tổ chức ngoại vi của Việt Tân đang ở Philippines để học kỹ năng viết báo cáo xin tiền từ các tổ chức phi chính phủ (NGO) dân chủ, nhân quyền nước ngoài cũng như kỹ năng viết báo cáo xuyên tạc tình hình dân chủ trong nước với hy vọng các Chính phủ và quỹ dân chủ nước ngoài đầu tư mạnh tay hơn vào lật đổ Chính phủ Việt Nam hiện nay.

Thảo Gạo và Đoan Trang

Đây là cách hoạt động chủ yếu của VOICE/Việt Tân hiện nay. Trước đây, Việt Tân và các tổ chức ngoại vi của nó dễ dàng xin tiền từ Chính phủ Mỹ, các NGO nước ngoài và nhất là quyên góp tiền từ kiều bào. Nhưng những nguồn tiền này ngày càng bị đóng lại, khó tiếp cận hơn, bởi lớp Việt kiều hận thù quá khứ ngày càng ít đi và do Việt Tân ngày càng mất uy tín, những tổ chức ngoại vi đều bị vạch mặt, nên cách thức duy nhất là phải thông qua những cá nhân đấu tranh trong nước mà chúng khống chế được trực tiếp viết vẽ, giải ngân dự án. Số tiền thu được nuôi dưỡng liên minh ma quỷ của Việt tân, theo kiểu cộng sinh hợp tác …
Nội dung bài viết trên rất logic, phù hợp với diễn biến đang diễn ra ở trong nước. Ngay chính trong bài viết “Kể chuyện Obama sang thăm Việt Nam”, Đoan Trang thể hiện rõ ý đồ của mình vào định hướng hoạt động cho các nhóm chống đối trong nước:
““Những người đấu tranh cho nhân quyền phải xây dựng và phát triển quan hệ. Bạn có câu chuyện để kể và muốn kể, bạn cần phải có người sẽ giúp bạn khuếch tán câu chuyện đó.
Vậy hãy thiết lập quan hệ với báo chí quốc tế và các tổ chức dân sự quốc tế. Hãy có những người bạn, những đồng minh ở các quốc gia khác. Hãy tiến hành các nghiên cứu chung, làm báo cáo chung, ra tuyên bố chung. Luôn luôn hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự trong nước và quốc tế.
Cũng đừng quên vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Các bạn biết là quốc hội các nước không tự nhiên mà ra chính sách. Họ đều phải dựa vào công luận, vào ý kiến của cử tri, của những người đã bầu ra họ. Cho nên, hãy tìm đến những nơi nào có nhiều cử tri quan tâm đến tình hình Việt Nam”
Như vậy, hoạt động cả cái gọi là “phong trào dân chủ” hiện nay hoàn toàn hướng ngoại vận. Đoan Trang sau thời gian được VOICE đào luyện, trở thành tú bà y như Nguyễn Văn Đài, cung cấp người cho Việt Tân để hưởng lương thưởng hàng tháng. Sau khi ra được nước ngoài, VOICE/Việt tân đào tạo, đánh bóng, câu móc cho thành phần này tiếp cận các NGO Nhân quyền trở thành cộng tác viên hưởng lương hoặc ít ra cũng có mỗi quan hệ để cộng tác khi phía NGO nước ngoài kia có đơn đặt hàng trong Việt Nam sẽ trưng dụng đến. Như vậy, mang tiếng là học kỹ năng thúc đẩy XHDS nhưng thực chất, biến các nhà zân chủ thành các cỗ máy giúp kiếm tiền bằng kỹ năng vận động người nước ngoài quan tâm, đấu tranh dân chủ cho Việt Nam, còn chúng tha hồ hưởng “phúc lợi” xã hội miễn phí, không đổ xương đổ máu, mơ ngày thành chính trị gia lập quốc. Chúng học lịch sử Việt Nam, lịch sử ĐCSVN, những cái đáng/cần phải học thì không chịu học (quá gian nan, cực nhọc, đòi hỏi tâm huyết và hy sinh) mà chúng chỉ khai thác những kỹ năng mà chúng cần, chỉ dựa vào cầu viện nước ngoài để giành chính quyền, để lòe mị đám ảo tưởng chính trị đi theo con đường đó và mộng tưởng ngày viên mãn.
 Con đường và cách thức hoạt động trở thành sản phẩm VNCH đệ nhị này giải thích vì sao những kẻ nhân danh đấu tranh dân chủ Việt Nam hiện nay ngày càng thực dụng, thoái hóa, cắn xé nhau vì tiền, vì ảnh hưởng, vì ai được truyền thông đánh bóng (hot facebooker, hot blogger hay CLB ngàn like), vì ai dễ kiếm tiền, vì ai được chính khách nước ngoài quan tâm hơn, vì ai được lên báo nước ngoài hơn… để biết đâu may mắn trở thành Ngô Đình Diệm thứ hai khi lọt vào mắt xanh của trung tâm tình báo nước ngoài đang xây dựng kịch bản Việt Nam hậu cộng sản. Bảo sao chúng nhân danh đấu tranh dân chủ mà cứ phải quấn quít quanh ĐSQ các nước để cầu xin mưa móc và được gặp “chính khách” để được lên truyền thông…bất chấp người dân nhìn chúng như những kẻ tay sai bợ đỡ bán nước một cách khinh bỉ.

No comments: