2016/06/20

Về nguyên nhân máy bay rơi: NƯỚC MĨ NÊN NHỜ MAI PHAN LỢI VÀ NHÀ BÁO VIỆT NAM

Phú Ngẫn Phố Cổ


Vào một ngày mùa hè năm 1996, chiếc máy bay Boeing 747 mang số hiệu 800 của hãng hàng không TWA bị nổ tung ngay sau khi cất cánh chỉ 4 phút ở sân bay Kennedy, New York, toàn bộ 230 hành khách thiệt mạng. Các nhân chứng ở hiện trường đều cho rằng có một vệt sáng bay tới phía chiếc máy bay trước khi nó bị nổ, nghi vấn máy bay bị trúng tên lửa đối không nhanh chóng lan truyền trong dân chúng khiến FBI và NTSB (Uỷ ban về an toàn giao thông Quốc gia Mỹ) vào cuộc điều tra. Cuộc điều tra có thể coi là một kỳ tích trong lịch sử tư pháp nhân loại, khi các cơ quan chức năng đã thu gom gần như toàn bộ các mảnh vỡ của chiếc máy bay và phục dựng lại 97% nguyên bản với sự hỗ trợ của hàng trăm kỹ sư, chuyên gia đầu ngành về hàng không vũ trụ.

Trong suốt 4 năm, các thợ lặn, nhà thầu của chính phủ và cả những tình nguyện viên, đã lùng sục trong khu vực biển rộng nhiều km2 để trục vớt từng mảnh vỏ, từng con ốc, từng mét dây điện, túi hành lý... và đương nhiên là thi thể của những hành khách xấu số. Tất cả những mảnh vụn được chuyển đến toà nhà trụ sở cũ của tập đoàn Grumman, sân bay Calverton nơi đã được chính phủ bỏ tiền thuê lại nhằm phục dựng lại chiếc máy bay.

Họ đã tìm ra điều gì?

- Kết luận các chuyên gia tên lửa của quân đội: Không tìm thấy dấu vết trúng tên lửa, không một vệt thuốc nổ nào được xác nhận ở bất kỳ bộ phận nào của máy bay, dù đã ra soát tỉ mỉ từng inch vuông đặc biệt là phần cánh nơi phát nổ đầu tiên.

- Không có sự hiện diện của bất kỳ tàu quân sự nào trong bán kinh 15 hải lý khi vụ tai nạn xảy ra, nơi tập trung quân tàu quân sự gần nhất cách đó 160 hải lý về phía Nam. Các dữ kiện radar được ghi lại cũng không tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của tên lửa.

- Căn cứ vào hiện trạng đã phục dựng của máy bay, nguyên nhân được xác định chắc chắn đó là thùng dầu ở cánh máy bay đã phát nổ.

- Nguyên nhân thùng dầu phát nổ được kết luận là hỗn hợp khí và nhiên liệu trong thùng bắt cháy ở áp suất cao (nhiên liệu máy bay không cháy ở nhiệt độ và áp suất thường dù có tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa).

Nước Mỹ, với tiềm lực khoa học công nghệ, kinh tế hàng đầu thế giới, đã phải tiêu tốn nhiều trăm triệu đô la (chỉ riêng việc thuê tàu trục vớt đã tốn 60,000-100,000 đô la mỗi ngày), và ròng rã 4 năm mới có thể đưa ra được kết luận về một vụ máy bay rơi cách bờ biển 8 hải lý ngay trước sự chứng kiến của 7 triệu nhân chứng là người dân New York. 

Tất nhiên quan điểm của tôi là nước Mỹ đã quá sai lầm, vì họ hoàn toàn có thể nhờ các nhà báo Việt Nam điều tra hộ với chi phí rẻ hơn uống ly Starbucks ở Manhattan. Vì mới đây thôi, có một đại nhà báo lừng danh suốt cuộc đời trăn trở với công tác điều tra online, đã lập một poll điều tra để huy động trí tuệ tập thể của hơn 1 vạn đồng nghiệp đưa ra kết luận nhanh hơn pha mì tôm Gấu Đỏ về vụ rơi máy bay quân sự ở Việt Nam mà hiện mới chỉ trục vớt được khoảng 1% mảnh vỡ. Tất cả chỉ bằng suy luận, gúc và ngồi thiền nhìn ảnh chụp trên VNexpress.

Giờ chắc các bạn đã hiểu tại sao phần đa những vụ rơi máy bay bí ẩn sẽ mãi mãi là bí ẩn? Thứ nhất là do chi phí điều tra ngọn ngành lớn hơn cả tiền đền bù cho gia đình nạn nhân cộng với mua chiếc máy bay khác mới tinh và khép lại sự việc. Lý do nữa là vì họ không giỏi và tâm huyết như nhà báo Việt Nam.

Và một điều nữa, nếu máy bay TWA800 là máy bay quân sự, thì kết quả cuộc điều tra cũng sẽ vẫn được công bố, nhưng sẽ là 25 năm sau theo mệnh lệnh hành chính số 13526 của tổng thống Mỹ về giải mật thông tin, tất nhiên với những vấn đề nghiêm trọng hơn, thì thời hạn giải mật là không bao giờ, hồ sơ vụ ám sát vị tổng thống mà sân bay nơi TWA800 đã cất cánh được đặt tên theo, là một ví dụ.

Vì sao lại như vậy? Tôi lấy ví dụ như chiếc Sukhoi 30 mới rơi, vốn là quân bài chiến lược của Việt Nam trong bảo vệ vùng trời và vùng biển, được kết luận bị rơi là bị lỗi radar không thể xác định được phương hướng khi trời nhiều mây chẳng hạn, và thông tin này được công khai cho quần chúng nhân dân ngu học thối mồm với hiểu biết về hàng không duy nhất là gấp máy bay bằng giấy lộn, thì nó đồng nghĩa với ký bản án tử cho cả đất nước 4k năm lịch sử.

Là người từng đi khắp quả địa cầu, tôi khẳng định chỉ có duy nhất ở quê hương ta, mới có chuyện nhân dân đòi quân đội phải cung cấp bí mật quân sự để có tư liệu bốc phét với nhau. Một sự tật nguyền về nhận thức và kinh tởm hơn, những người đòi hỏi nhiều nhất, lại là những kẻ không ngu lắm, chắc là vậy vì tôi tin rằng đã đi làm báo thì nhiều khả năng cũng biết đọc biết viết chứ không phải không.

Nên nhớ ngay cả thủ tướng nước CHXHCNVN, cũng không được biết bản đồ quốc phòng. Chắc các nhà báo nghĩ bí mật quân sự có thể share nhau như checkers shrare pass trên ThiênĐịa?

Nếu bị lạc vào hoang đảo với 1 khẩu súng, 1 viên đạn cùng với 1 nhà báo và 1 tử tù can án giết người, tôi sẽ bắn thằng nhà báo trước tiên, rồi mới thong thả hợp tác với anh tử tù để cùng sinh tồn, tôi tin rằng đó là lựa chọn không tệ.

Nguyên nhân rơi 2 chiếc máy bay của không quân vừa rồi chắc chắn sẽ được điều tra ngọn ngành, tỉ mỉ, tập hồ sơ chi tiết chứa kết quả sẽ được canh gác cẩn mật 24/7 ở kho tư liệu, và những thông tin có thể công bố mà không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, chắc chắn sẽ sớm có trên mặt báo. Còn nếu huy động 30,000 nhà báo khắp Việt Nam bơi thuyền thúng ra hỗ trợ trục vớt, thì chắc chắn sẽ chỉ mất vài tháng để trục vớt toàn bộ và đưa ra được kết luận điều tra ngay, và nên làm vậy.

Ảnh quá trình lắp lại TWA800 từ hàng triệu mảnh vỡ, nếu sắp tới cần thực hiện điều này với Sukhoi và CASA, hãy cứ đừng ngần ngại trích kinh phí từ quỹ lương thưởng của bọn nhà báo ra mà dùng.

No comments: