2016/06/25

Tin gây sốc từ EU

Mõ Làng

Vậy là nước Anh, một trong những thành viên chủ chốt của EU đã quyết nói lời chia tay. EU - tổ chức liên minh tồn tại 60 năm qua với 28 thành viên, 508 triệu dân đã bắt đầu long lay và có nguy cơ tan rã trong nay mai.

Liên minh trong một cộng đồng với những chuẩn mực chung tiến bộ cùng những tương trợ, giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau là mục tiêu tốt đẹp nhưng nước Anh đã ra đi, vì sao vậy?

Có ý kiến cho rằng, "người dân Anh đã đòi lại quốc gia của mình". Một dân tộc đòi lại quốc gia của mình chỉ khi họ phải chịu những thua thiệt, chịu những ràng buộc vô lý hoặc là họ đang đứng trước những nguy cơ.

Ở EU có nguy cơ gì vậy? Có đấy, và nó đã diễn ra. Đó là do sức ép của khủng bố, của khủng hoảng kinh tế, của nạn di cư bất hợp pháp... đang làm các quốc gia châu Âu lo lắng. Sự yên bình trước đây không còn nữa, súng nổ, người chết, những cuộc bố ráp ngày một nhiều. 

Một châu Âu đất rộng, người thưa, dân số giảm không còn nữa. Những dòng người tị nạn ào ạt đổ vào châu Âu làm tăng dân số đột biến, người bản địa mất việc làm, thậm chí người ta còn dự báo về sự thay đổi màu da, tín ngưỡng Hồi giáo sẽ thay thế Công giáo... do tỉ lệ sinh của dân bản địa và người di cư tỉ lệ nghịch với nhau.

Một châu Âu giàu có, thừa mứa đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế do phải còng lưng gánh đỡ những quốc gia mới gia nhập nghèo khó từ Đông âu, hay phải trút hầu bao để nuôi những quốc gia vung tay quá trán, nợ nần như Hy Lạp và Italia...

Một châu Âu lệ thuộc bị hút vào cuộc chơi của các siêu cường trên bàn cờ địa chính trị phải chịu thua thiệt bới theo đuổi cấm vận kinh tế, chạy đua vũ trang.

Một châu Âu kênh kiệu vì nắm trong tay trí tuệ về kinh tế, kỹ thuật không còn nữa. Trong lấn bấn như gà mắc tóc bởi những thứ nói trên thì Trung Quốc có thời cơ trỗi dậy thành gã khổng lồ về kinh tế đã thò vòi bạch tuộc của mình vào quấy đảo buộc phải đối phó. Người Trung Quốc phấn khởi ra mặt. EU phân rã sẽ có lợi cho nước này trong tham vọng thao túng thị trường và gây ảnh hưởng chính trị của mình với thế giới.

Gấu Nga đang rủ lông đứng dậy sau mùa đông suy thoái kinh tế vì giá dầu xuống đáy, vì cơ cấu nền kinh tế thiếu hợp lý cũng khoái chí không kém khi cục diện EU đang tan rã. Đòn cấm vận của châu Âu hướng vào họ đã như một thứ xúc tác để thức tỉnh ý chí tự cường, tự trọng từ họ.
Vì sao nên nỗi? Cốt lõi là EU đã không ý thức được vị trí của mình trên bàn cờ chính trị thế giới. Họ chưa đủ lực để trở thành một cực của thế giới đa cực. Họ thiếu sự tự chủ trước nức Mỹ hùng mạnh nhưng lại xa xôi về địa lý. Trong lúc đó, họ lại quá gần với những thùng thuốc súng Trung Đông, Bắc Phi mà lại biến mình thành người lính xung kích dưới cái gậy điều khiển của nước Mỹ.

Trong tương lai, cán cân đối trọng về kinh tế - chính trị - quân sự lớn chỉ còn lai trong thế chân kiềng giữa ba siêu cường China - Mỹ - Nga. Thế giới sẽ lắng nghe những cơn hắt hơi sổ mũi từ họ mà toan tính việc nhà.

Thế mới thấy chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, làm bạn với bất cứ ai có thiện chí của Việt Nam là đúng đắn.

No comments: