Gửi anh Đào Tuấn, tác giả bài viết trên tờ lao động: Cái nắm tay hay cú đá đó không phải là để dành cho dân!
Anh Đào Tuấn viết rất dài, tôi xin phản bác những ý chính thôi. bài anh viết đây :http://laodong.com.vn/…/cai-nam-tay-hay-cu-da-do-khong-phai…
Đầu tiên, anh ạ, ai cũng là dân.
Anh công an khi bỏ bộ quân phục về nhà cũng là dân và cũng ong đầu cơm áo gạo tiền cùng vợ, chưa chắc ai nghèo hơn ai đâu, anh ko phải kể lể hoàn cảnh kiểu diễm - tình.
Anh nói: "Phong không có tội. Cái lỗi, chỉ là mưu sinh vỉa hè! và quá sợ phạt nên định dắt xe đi....". hết trích.
Anh ĐÀO TUẤN đã đi xe vào 1 phố chợ chưa ?? nhẽ ra, nó là 1 phố sạch đẹp, nhưng hàng rong đã đến, từ một gánh hàng, dân dần biến nó thành cái chợ, họ bán luôn trên lòng đường, xe máy dừng mua, tiếng mặc cả cãi cọ lần còi xe, mùi rác rưởi nồng trong chiều nắng Sài Gòn 35 độ.
Anh có để ý, những người bán rong xài những xe máy hay những đồ rất rẻ tiền không ?? họ hiểu luật và chấp nhận bị thu, đống xe rẻ tiền lẫn dụng cụ của họ chất đống như rác, mới anh đến xem. Thoạt nhìn, tôi đố anh dám gọi xe của họ là xe máy đó ??
Đó là cách lách luật, họ chấp nhận bị thu sạch vẫn rẻ hơn nộp phạt.
Anh nói Phong không có tội gì là sai, tôi nói: Phong có có tội, tội là cản trở giao thông, bán hàng không có kiểm định an toàn, trốn thuế và rất có thể đầu độc đồng bào bằng những hoa quả phủ đầy hóa chất mà ko ai quản đc.
Anh nói: "Nói thật, cảm giác của tôi khi xem cái clip đang được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội kia chính xác là giận dữ, là bất nhẫn, là không thể chịu nổi! Tại sao một vi phạm hành chính nhỏ mà lại bị chà đạp, bị đánh đập thô bạo, bị đối xử bạo lực đến như vậy?.." .... hết trích .
Tôi cũng xem clip, và tôi thấy anh Phong cố đào tẩu, giằng co, và có ý xô xát với anh công an.
clip đó đây mời anh xem kỹ:
Một xã hội cần thượng tôn pháp luật, quý anh ạ, lúc này, giàu nghèo như nhau, anh không thể lơ là cho họ chỉ vì họ nghèo, anh công an đã làm đúng phận sự, và khi bị bật lại, anh hoàn toàn có quyền khống chế đối tượng. Hay anh ca thả anh hàng rong đi hoặc quỳ lạy ảnh để mời đc về phường ?
Các anh tung hô công an khống chế cướp, trộm, côn đồ, ăn cắp, tại sao các anh lại phân biệt đối xử với cùng 1 hành vi khống chế 1 người phạm luật, chỉ vì anh ta nghèo ???
Hay nghèo được phép phạm luật, thế thì tôi thua anh rồi ??
Anh nói về tình trạng bệnh tật của anh Phong sau cú khống chế của ca, đó là tại nạn, là người dân thượng tôn luật pháp, cái anh Phong cần làm là nghe lệnh công an, hãy xuống xe, về phường giải quyết, rất có thể anh Phong được họ tha bổng sau đó vì nghèo, nhưng đầu tiên, là 1 công dân, anh phải tuân theo người đang đại diện cho pháp luật, chứ không phải chống đối.
Bên Mĩ hay Anh, anh Phong sẽ bị bắn chết đó, nếu cần, tôi cho anh xem clip số phận những người chống đối cảnh sát.
Anh cũng viết: "Tôi chỉ biết đó là một vết nhơ. Rất nhơ trên khuôn mặt xã hội về lý thuyết luôn đề cao dân quyền.Và một vết nhơ, chỉ có thể tẩy rửa bằng cách đưa ra khỏi lực lượng công an nhân dân những viên công an đánh dân còn quá là đánh kẻ thù! Bởi bất luận họ vi phạm gì thì cái nắm tay hay cú đá đó không phải là để dành cho dân! " hết trích.
Anh nói đó là "VẾT NHƠ" là anh hoàn toàn cưỡng tình đoạt lý.
Những nhân viên đang cố gắng làm đẹp phố phường sẽ phiền lòng, họ không vui gì khi thu đồ của những người hàng rong nghèo, không vui khi phải khống chế, nhưng họ phải làm để Saigon không tràn ngập toàn đồ rác rưởi.
Và nếu cái gọi là “vết nhơ” của anh thành hiện thực, đuổi anh công an mẫn cán đã làm đúng nhiệm vụ của mình, thì rất có thể giao thông Sài gòn sẽ kẹt cứng vì hàng rong ba gác, và một sáng cuối tuần, anh và vợ bị đánh thức bởi một người lạ mặt với một cái xe ba gác, đứng ngay đầu gường ngủ của anh mà rao: “Ai bánh mì nào !!!!
Để kết thúc, tôi xin đc ví dụ nhỏ, một anh kê dao vào cổ anh, cướp xe máy của anh, và khi bỏ đi, nó nói: Tôi nghèo quá phải làm vậy...
Anh Đào Tuấn trả lời tôi, anh có tha thứ cho anh cướp nghèo đó ko, hay anh đào mả tổ lũ công an và chửi họ lơ là cảnh giác ?
Nguồn: ở đây
No comments:
Post a Comment