Rác sau lễ hội, “sản phẩm” từ sự thiếu ý thức
Câu
chuyện “rác sau lễ hội” không còn là điều mới mẻ và dư luận đã nhiều
lần lên tiếng, song việc giải quyết xem ra còn nhiều khó khăn. Chúng ta
vẫn phải chứng kiến khung cảnh lễ hội mở đầu với các sắc màu rực rỡ,
nhưng sau khi kết thúc đọng lại là tình trạng ngập tràn rác.
Ảnh không liên quan, chỉ để ngắm.
Sáng
1-1, sau khi kết thúc lễ hội bắn pháo hoa đón giao thừa năm mới 2016
tại TP Hồ Chí Minh, trước khung cảnh đường phố tràn ngập rác, một nhóm
bạn trẻ đã cùng nhau ở lại dọn dẹp phố đi bộ Nguyễn Huệ. Họ lý giải hành
động của mình là sau mỗi lần phố đi bộ này tập trung đông người, các
phương tiện truyền thông lại phàn nàn chuyện ngập rác, hình ảnh xấu xí
đã khiến các bạn suy nghĩ cần phải làm điều gì đó. Họ coi dọn rác là
việc mà ai cũng có thể làm để đường phố, đô thị sạch đẹp. Việc làm của
các bạn trẻ tác động tới người chung quanh, vì rất nhiều người đã cùng
họ chung tay làm sạch con đường. Rồi chỉ sau 30 phút, con đường mới, như
bãi rác khổng lồ, đã trở nên phong quang như thường ngày. Ai đó có thể
không quan tâm một hành vi ứng xử đẹp của các bạn trẻ, song thiết nghĩ
đó là việc làm cần nhân rộng.
“Vẻ
lung linh, huyền ảo đã biến mất thay vào đó là sự tiêu điều, xơ xác.
Rác thải ngập các khu vực trọng điểm tổ chức Đại lễ” - đó là trích đoạn
một bài báo mô tả khung cảnh Thủ đô sau dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long -
Hà Nội. Hiện tượng đó không còn là đơn lẻ. Có thể đọc trên báo chí
những đoạn mô tả như: “Cây cỏ nát bươm, hàng rào gãy đổ, giày dép thất
lạc tứ tung sau đêm chen lấn xem lễ hội tới ngất xỉu”, “Kết thúc màn
pháo hoa, người dân lục tục ra về để lại rác, ni-lông, vỏ chai... trên
những thảm cỏ, mặt đường mà họ từng ngồi. Chỉ trong khoảng 20 phút sau
màn pháo hoa, nhiều tuyến đường ở trung tâm thành phố trở thành những
con đường ngập ngụa rác”, “cảnh tượng đường phố ngổn ngang rác không
khác gì một bãi chiến trường”, “Sau đêm countdown (đếm ngược), rác lại
ngập trắng khắp mọi nơi”; “Sau màn pháo hoa chào năm mới, con đường
Nguyễn Huệ thành đại công trường rác”. Thật đáng phê phán hành vi của
một số người khi tham gia các sinh hoạt công cộng ồn ào, náo nhiệt, vui
tươi bằng những hành vi để lại sự “tan hoang”, “ngập rác”, “nhếch
nhác”,… Họ cũng chẳng ngại ngần khi ngang nhiên tàn phá cả cảnh quan nơi
lễ hội diễn ra, với hậu quả là hoa cảnh và thảm cỏ cây bị giẫm nát
bươm, cây cổ thụ cành gẫy tơi tả vì bị nhiều người đu bám, leo trèo,
hàng rào bị xô đổ… Thậm chí, nóc trung tâm điều khiển phố đi bộ Nguyễn
Huệ ở TP Hồ Chí Minh cũng bị xô đẩy đến méo mó vì người đến dự lễ hội đã
leo lên, đã giẫm đạp không thương tiếc!
Vậy,
rác ở đâu ra? Rác do chính người đi dự lễ hội xả một cách bừa bãi. Chai
nước uống hết: quăng xuống đất! Túi bỏng ngô ăn xong: Quăng xuống đất!
Cây kem ăn xong: quăng xuống đất! Miếng kẹo cao-su nhai chán: nhả xuống
đất! Lẽ ra sau khi tham dự lễ hội, chúng ta sẽ còn lưu giữ cảm xúc khó
quên về một sinh hoạt văn hóa rất có ý nghĩa của cộng đồng thì giờ đây
với nhiều người, sự hào hứng, phấn chấn dường như biến mất, để lại nỗi
day dứt. Không day dứt sao được khi chỉ vì muốn có một bức ảnh để khoe
trên facebook, có người đã giẫm nát cả thảm hoa đang khoe sắc. Chỉ vì
muốn có một chỗ đứng tốt, có nam thanh nữ tú sẵn sàng mắng chửi, cãi cọ,
lấn đạp lên người khác. Chen lấn xô đẩy đến mức không ít người ngất
xỉu, phải đi cấp cứu. Có đoạn phố trở nên “bốc mùi” vì một số người dự
hội vô tư “giải quyết nhu cầu cá nhân”! Cá biệt có hiện tượng các nhóm
thanh niên nam chòng ghẹo, sàm sỡ các cô gái trẻ; kẻ xấu trà trộn trộm
cắp, móc túi; các hàng quán tranh thủ “chặt chém”… Tham dự lễ hội, nhất
là lễ hội đầu năm ai cũng mong có nhiều may mắn và niềm vui, thì giờ đây
họ như trải qua cuộc “hành xác” hãi hùng. Vì thế với một số người, đi
lễ hội đã trở thành nỗi khiếp sợ!
Tất
nhiên đi dự hội có đủ mọi thành phần lứa tuổi, sự thiếu ý thức cũng có
thể bắt gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng nếu quan sát kỹ là có thể
nhận thấy hành vi gây rối loạn, mất trật tự phần lớn được thực hiện bởi
những người “cậy” tuổi trẻ và sức khỏe nên tự cho mình cái “quyền” trèo
leo, xô đẩy, chen lấn… làm ảnh hưởng đến người khác. Những bức ảnh chụp
hiện trường các vụ lộn xộn cho thấy điều đó. Và thật sự không hiểu
những người đã thực hiện hành vi thiếu văn hóa ấy có thấy xấu hổ khi xem
những bức ảnh được báo chí đăng tải? Vì lẽ ra, họ cần nhường nhịn người
già, trẻ em; đàn ông cần nhường phụ nữ. Lễ hội là dịp để mọi người cùng
tụ họp đông vui chứ không phải là một cuộc đua tranh ăn thua giành lấy
phần hơn, phần thuận lợi về mình. Hậu quả của các hành vi không đẹp ấy
không chỉ làm tổn thương người chung quanh, mà còn ảnh hưởng đến bộ mặt
xã hội, mỹ quan của các đô thị. Văn hóa ứng xử không được tôn trọng, và
hậu quả “nhãn tiền” là cảnh nhếch nhác sau khi “cơn bão” lễ hội qua đi.
Những thùng rác nơi công cộng không hề được đếm xỉa mặc dù đã in dòng
chữ với thông điệp thống thiết “Hãy cho tôi xin rác”, và mặt đất trở
thành thùng chứa rác khổng lồ, thậm chí thiệt hại vật chất do hành vi
thiếu văn hóa gây ra là hết sức nặng nề.
Một
cán bộ Công ty Môi trường đô thị Hà Nội phân trần: Lễ hội kết thúc cũng
là lúc những công nhân vệ sinh phải làm việc quần quật mà không xuể. Số
liệu thống kê công bố vài năm trước cho thấy, vào dịp lễ hội bình quân
mỗi ngày nhân viên công ty thu gom được gần 3,5 tấn rác, ngày cao điểm
con số còn cao hơn nhiều. Vị cán bộ Công ty Môi trường đô thị Hà Nội
thốt lên: “Phố Tràng Tiền nơi có cửa hàng kem, khu vực Thủy Tạ rác xả
nhiều quá trời. Có người gọi phố Tràng Tiền là “phố rác”. Chúng tôi phải
tăng cường lực lượng trực và các xe tải nhỏ thu gom kịp thời. Nhân viên
thì phải cầm túi ni-lông len lỏi trong các đám đông để thu gom rác. Các
nhân viên phải sử dụng que kẹp để nhặt rác. Bởi lẽ, nếu cúi xuống nhặt
thì bị xô ngã và bị giẫm đạp ngay”, “Công ty bố trí nhân viên trực ca
nhưng không thể chen chân vào dọn rác thải. Phải nhờ các lực lượng can
thiệp công ty mới thu dọn được vệ sinh tại khu vực Bờ Hồ…”.
Bảo
vệ môi trường bằng “kỷ luật thép” là điều mà chúng ta có thể học hỏi từ
Xin-ga-po (Singapore). Theo quy định của pháp luật Xin-ga-po, người xả
rác bừa bãi lần đầu sẽ bị phạt cao nhất 1.000 đô-la Singapore, tái phạm
thì mức phạt sẽ tăng lên 2.000 đến 5.000 đô-la Xin-ga-po, phải lao động
công ích. Người lao động công ích phải mặc bộ quần áo quy định riêng để
ai cũng có thể nhận diện, phải thực hiện việc nhặt rác ở nơi đông người
như công viên, nhà ga… và truyền thông địa phương có thể được mời đến
phản ánh nhằm phục vụ việc tuyên truyền, nâng cao ý thức trong cộng
đồng. Không chỉ hành vi xả rác bừa bãi bị xử phạt mà ở Singapore, việc
ăn quà vặt, uống nước khi tham gia các phương tiện công cộng cũng bị
ngăn cấm nhằm giữ trật tự văn minh đô thị. Khách du lịch dễ dàng bắt gặp
các biển cảnh báo nhắc nhở xuất hiện nhiều nơi và hành vi vi phạm sẽ bị
phạt tiền. Vì thực thi một chính sách có tính “kỷ luật thép” như vậy
nên không ngạc nhiên khi tới đảo quốc xinh đẹp này, cảm nhận đầu tiên
của nhiều người chính là môi trường sạch sẽ, trong lành.
Về
luật pháp, ở Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường, nhưng có lẽ
việc xử lý các hành vi vi phạm cần cụ thể chi tiết hơn, có tính răn đe
mạnh hơn. Bên cạnh sự can thiệp của pháp luật, việc tuyên truyền nâng
cao ý thức của mỗi cá nhân khi tham gia các sinh hoạt cộng đồng trong
việc giữ vệ sinh môi trường và ứng xử có văn hóa cần tiếp tục được đẩy
mạnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như trong các
công sở, trường học và toàn xã hội. Đồng thời, để ngăn chặn hành vi
thiếu văn hóa, cần biểu dương những việc làm thể hiện tính văn hóa trong
lễ hội. Tết Nguyên đán Bính Thân đang đến và một mùa lễ hội sắp bắt
đầu. Đó là một khoảng thời gian vừa có các hoạt động đón chào năm mới,
vừa có nhiều sự kiện cộng đồng sẽ được tổ chức. Đó cũng là lúc khách
nước ngoài sẽ tới Việt Nam để tham quan, du lịch. Vì thế, việc giữ gìn
vệ sinh, bảo vệ môi trường không chỉ là việc có ý nghĩa với chúng ta, mà
còn giúp chúng ta nhận được sự trân trọng của bạn bè quốc tế.
No comments:
Post a Comment