Để
tăng lượng theo dõi trên trang cá nhân, nhiều Facebooker sẵn sàng bịa
ra một câu chuyện tưởng tượng, gán người vô tội thành kẻ bắt cóc trẻ em
bất chấp những hệ lụy xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến người khác.
Cô gái bán hàng online bịa chuyện về danh thủ Mạc Hồng Quân
Câu
chuyện về một cô gái tố danh thủ Mạc Hồng Quân vay 15 triệu không trả,
đồng thời nói xấu và phủ nhận đứa con trong bụng bạn gái cũ là của mình -
đang cực kỳ ồn ào trên mạng xã hội ngày hôm nay.
Chỉ
sau 30p chia sẻ trên trang cá nhân, câu chuyện của cô gái có tên L.M.C
đã nhận được hàng ngàn lượt like và share điên đảo. Sóng gió thực sự đã
sờ đến Mạc Hồng Quân bởi từ sau vụ lùm xùm với bạn gái cũ Khánh Ly, cái
tên của anh luôn bị để ý, nhất là chuyện đời tư.
Mạc Hồng Quân tức giận và tuyên bố không để yên chuyện bị cô gái tên L.M.C tố lừa tiền, phụ bạc
Thế
nhưng, bên cạnh làn sóng ào ào lên án chàng cầu thủ, vẫn có những người
tỉnh táo và "mở to mắt" phát hiện ra "có gì đó không bình thường ở
đây". Chỉ cần vào trang cá nhân của cô gái có tên L.M.C này, dễ dàng
nhận ra đây là tài khoản bán mỹ phẩm online có tới 28 nghìn lượt theo
dõi. Đến lúc này, cư dân mạng mới cảm thấy "mát gáy" vì một câu hỏi đã
thường trực bao lâu nay: "Tại sao tất cả những cú phốt trên đời đều rơi
vào tay những người bán hàng online?".
Lập
tức, trên trang cá nhân của Mạc Hồng Quân, chàng cầu thủ đã lên tiếng
xác nhận facebook Mac Hong Quan chat với cô gái kia là giả mạo, anh sẽ
tố cáo sự việc này và gửi gắm tới cô gái L.M.C: "chắc chắn sẽ gặp rắc
rối vì anh sẽ không để chuyện này yên đâu vì nó ảnh hưởng đến anh. Tất
cả nhà báo từng nói chuyện với anh biết đó không phải là cách nhắn tin
của anh. Mong là em sẽ đọc được để lần sau có muốn lừa đảo thì làm chu
đáo hơn".
Không
còn nghi ngờ gì nữa, việc Mạc Hồng Quân bị fake facebook đi "vay tiền"
và "nói xấu bạn gái cũ" là sự thật hiển nhiên được chính anh lên tiếng
xác nhận. Còn về facebook L.M.C đã nói chuyện nhầm với facebook giả của
Quân, hay cố tình tạo scandal dựa hơi chàng cầu thủ nhằm mục đích tăng
follower, phục vụ việc bán hàng online, thì có lẽ sự việc sẽ sáng tỏ
trong một thời gian ngắn nữa thôi, khi mà cầu thủ Mạc Hồng Quân "xịn"
muốn đi tới cùng.
Thời
gian gần đây, mạng xã hội càng phong phú hơn trong việc tưởng tượng
những câu chuyện không có thật, để tăng sub, tăng follow, câu like cho
vài trang cá nhân nhằm phục vụ mục đích riêng. Ngày trước, nhiều người
chỉ bịa chuyện liên quan đến tình yêu đôi lứa, hoặc vô thưởng vô phạt
ngoài đường, còn giờ đây lại là những câu chuyện giật gân thật sự, điển
hình là việc "bắt cóc trẻ em" mà dư luận đang quan tâm.
Nhiều facebooker bịa chuyện bắt cóc trẻ em
Những
ngày gần đây, cư dân mạng truyền tay nhau hình ảnh hai người phụ nữ
ngồi bên bàn nhậu và cảnh báo rằng họ là 2 kẻ bắt cóc trẻ em đến từ...
Trung Quốc. Ngay lập tức, bức ảnh này và lời cảnh báo trở thành làn sóng
lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Rất nhiều người sử dụng facebook
lấy ảnh về và thêm thắt chi tiết, còn khuyên người dân nếu thấy 2 người
này thì báo công an gần nhất. Còn cư dân mạng thì thi nhau share lại
lời cảnh báo ấy.
Facebook N.D.T cho biết đây chỉ là trò câu like
Sau
đó, đã có người lên tiếng và khẳng định đây chỉ là trò câu like. Một
bạn trẻ có tên N.D.T cho biết đây là hai bà cô trong xóm, người thì bán
nước mía, người thì bán nước ngọt tại chung cư 341 Cao Đạt, phường 1,
quận 5, TP. HCM. Anh này kêu gọi mọi người chia sẻ thông tin để tránh
ảnh hưởng tới cuộc sống của 2 người phụ nữ, tự nhiên mang tiếng bắt cóc
trẻ em oan uổng.
Sự
việc càng sáng tỏ hơn nữa, khi 2 người phụ nữ này cho biết bức ảnh lúc
đầu chỉ là do em dâu chụp đăng lên facebook để đùa nhau. Họ vẫn hay
thường đùa nhau như vậy. Nhưng sau đó, rất nhiều người đã chia sẻ lại và
thêm thắt các tình huống như "bắt cóc trẻ em đến từ Trung Quốc". Câu
chuyện đi xa khiến cuộc sống hai cô bị đảo lộn hoàn toàn, họ bị nhìn và
xa lánh như kẻ bắt cóc trẻ em trong khi tất cả chỉ là một bức ảnh trêu
đùa. Vậy là xuất phát từ việc đăng một bức ảnh đùa nhau của cô em dâu
lên mạng xã hội, những "chú kền kền" mạng xã hội đã lao vào thêm mắm
muối câu chuyện và đẩy nó lên đỉnh điểm bằng những lời cảnh báo "y như
thật", như là mình đang ở hiện trường vậy. Từ đó khiến cuộc sống của 2
"nạn nhân" trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, ảnh hưởng rất lớn tới họ và
gia đình.
Những đoạn chia sẻ hoàn toàn là bịa đặt, câu like của 2 cô gái trẻ về
những người phụ nữ Chăm
Trước
đó, đã có 2 thiếu nữ bịa chuyện thôi miên, bắt cóc trẻ em khiến cộng
đồng mạng nổi giận và vạch mặt vì hành vi bịa chuyện câu like. Một cô
gái có tên facebook là N.N chia sẻ trên mạng: "Các bạn đề phòng nha. Mấy
bà này hôm nay đã đi tới quận 4 rồi nha. Lúc nào đi cũng 3 người chung
với nhau, vừa giật 1 em bé trên tay mẹ đang bế chạy, nhưng nhờ có người
la nên bắt lại. Cẩn thận vẫn tốt hơn, nãy mình mới thấy, mốt kêu công
an bắt...".
Hình
ảnh minh họa là một người phụ nữ trong trang phục váy xanh, áo đỏ, đội
mũ rộng vành trắng và trên tay có cầm theo một túi xách rất to. Một
facebook khác cũng đăng hình ảnh tương tự với lời cảnh báo khác "Mọi
người ơi căn dặn người nhà nếu thấy mấy bà như thế này thì đừng bao giờ
tiếp chuyện nha... sẽ bị thôi miên không biết gì đó, lúc đó có gì thì
đưa hết cho mấy bà thì thua".
Tuy
nhiên, hành vi "dắt mũi" cư dân mạng nhanh chóng bị bóc mẽ. Nhiều người
cho biết đây không phải kẻ bắt cóc trẻ em hay thôi miên lừa đảo gì cả,
họ là những người phụ nữ Chăm nghèo ở Ninh Thuận đi bán lá thuốc cổ
truyền của họ để có tiền nuôi gia đình. Rất nhiều người xác nhận đã gặp
họ, họ chỉ là những phụ nữ vô hại, hiền lành, không hại ai.
Ngày
10/6/2015, trước việc nhiều người dân hoang mang trước tin đồn những
người phụ nữ ăn mặc lạ lùng có hành vi sai trái, trao đổi với phóng viên
Báo Người Lao Động, thượng tá Nguyễn Tấn Vũ, Trưởng Công an TP Đà Lạt,
khẳng định: “Ngay sau khi có thông tin phản ánh, Công an TP Đà Lạt đã
họp bàn và có văn bản chỉ đạo đến các công an phường, xã tiến hành điều
tra, làm rõ thông tin. Tuy nhiên, đến nay, chúng tôi vẫn chưa phát hiện
hay có ai đến trình báo là nạn nhân của nhóm người này”.
Theo
thượng tá Vũ, xác minh ban đầu từ cơ quan điều tra cho thấy nhóm phụ nữ
này là người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, đi bán dạo thuốc nam, rễ cây đinh
lăng với giá khoảng 30.000 đồng/thang. Ngoài việc bán thuốc, họ còn mời
người mua xem chỉ tay, bói tướng số. “Do những loại thuốc này không rõ
nguồn gốc nên người dân cần thận trọng. Đặc biệt, không nên chia sẻ
những thông tin trên cộng đồng mạng, tạo dư luận xấu, gây hoang mang cho
xã hội” - ông Vũ khuyến cáo.
Việc
bịa đặt thành một câu chuyện hoàn toàn sai lệch về người khác, vu oan
cho người vô tội thành tội phạm thôi miên, bắt cóc trẻ em chỉ để phục vụ
mục đích tăng sub, tăng follow là mánh câu like mới rất độc ác của
nhiều người sử dụng mạng xã hội bây giờ. Không chỉ còn là những câu
chuyện vô thưởng vô phạt, họ còn bịa đặt những chuyện khiến dư luận
hoang mang, khiến cuộc sống người khác bị ảnh hưởng.
Một
phút câu like không hiểu đem lại bao nhiêu lợi ích, nhưng chắc chắn một
điều rằng, sẽ đem đến hậu quả khó lường đối với cuộc sống của người
thật/việc thật. Một lần nữa, lời nhắc nhở về sự tỉnh táo đối với cư dân
mạng quả không là thừa, khi mà trình độ câu like giờ đây đã đạt đến
"cảnh giới": bịa hết chuyện này tới chuyện khác bất chấp vấn đề đạo đức.
Theo kênh 14/ trí thức trẻ
No comments:
Post a Comment