Ti
vi lại báo có đợt rét mới, chắc chắn sẽ có thêm nhiều đoàn đi từ thiện ở
vùng cao và cũng lại có những trận tranh cãi kịch liệt giữa 2 trường
phái nên hay không nên đi từ thiện trên vùng cao như suốt những ngày qua
trên FB cũng như ngay trong Diễn đàn này. Tranh luận nhiều, nhưng thực
ra cũng chỉ xoay vào vấn đề
Một
là, Từ thiện như đa số chúng ta đang làm những ngày qua có tốt không?
có hiệu quả không? có nên làm như đa số đang làm không ?
Em xin mạo muội có mấy ý kiến cá nhân thế này:
Thứ
nhất từ thiện luôn là một hoạt động đáng trân trọng, Ngay cả khi ai đó
coi từ thiện như một biện pháp để PR cho một tổ chức hay cá nhân nào đó.
Bởi dù thế nào, hoạt động từ thiện, ngoài việc trợ giúp trực tiếp cho
một nhóm đối tượng cụ thể nào đó cũng luôn tạo ra sự khích lệ, khuyến
khích những tình cảm tương thân, tương ái trong xã hội, thứ mà dường như
đang ngày một ít đi trong xã hội chúng ta.
Thứ
hai, về tính hiệu quả của từ thiện: Không ít ý kiến cho rằng từ thiện
kiểu đứng ra mua, hay quyên góp đồ rồi mang lên phát 1 lần ở một điểm
nào đó là không hiệu quả, cho rằng " cần phải bài bản hơn, dài hơi
hơn..". Chúng ta đều biết, chẳng riêng gì làm từ thiện, làm bất cứ cái
gì việc gì nếu có phương tốt sẽ có hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên nói những
hoạt động quyên góp, phát đồ như đang làm không có hiệu quả là rất sai
lầm cả về lý luận, cũng như thực tế. Cách đây cả trăm năm, rất nhiều cá
nhân, tổ chức ở phương tây, mà đầu tiên là ở xứ ăng lê và mẽo đã nghiên
cứu và sinh ra cái chuyên ngành " Khoa học từ thiện" mà ngày nay,chuyên
ngành đó được gọi dưới cái tên Công tác xã hội ( Social work ). Từ đó
cho đên nay cho đến ông tác xã hội hiện đại ngày nay vẫn cho rằng, để
trợ giúp các thân chủ ( ta hay gọi là đối tượng ) thì cẩn tiến hành cả 3
loại trợ giúp: Một là trợ giúp khẩn cấp để đáp ứng những nhu cầu cơ bản
liên quan đến sức khỏe, tính mạng như ăn, mặc, ở, chữa bệnh. ( Việc
quyên góp quần áo, chăn màn chính là nhóm này ), hai là trợ giúp ngắn
hạn để giải quyết các nhu cầu cơ bản như trợ cấp hàng tháng và cuối cùng
mới đến nâng cao năng lực như thay đổi nhận thức, dạy nghề, giới thiệu
việc làm dài hơi chi chi đó.. để họ tự hòa nhập xã hội. Như vậy trợ giúp
áo ấm, lương thực đâu phải không quan trọng ?
Còn
về mặt thực tế, bạn thử hình dung cảm giác của bạn khi giữa cái lạnh 0
độ ờ 1 điểm vùng cao nào đó bạn chợt nhìn thấy đứa bé 2-3 tuổi, chỉ một
manh áo, cởi truồng, đầu trần, chân đất ? Các bạn có nghĩ đến sự bài
bản, dài hơi ? còn tôi lúc đó chẳng bao giờ kịp nghĩ điều gì khác, chỉ
mong có 1 cái áo ấm, chiếc bành mỳ nóng hay đơn giản hơn là vài cái kẹo
để dúi vào tay đứa trẻ tội nghiệp ấy. Giúp đỡ bà con một cách bài bản là
rất quan trọng, nhưng đó là việc mà một người, hay một nhóm người khó
mà làm được. Vì vậy, thay vì tranh cãi,chém gió, hãy làm điều gì đó cụ
thể hơn để giúp những đứa trẻ tội nghiệp,
Những
đứa trẻ lên 3, lên 5 còi cọc và đói rách ở vùng cao chưa đủ hiểu biết
để chịu những quy kết như ỷ lại, lười biếng.. và chúng cũng không có đủ
hơi sức để chờ đợi những cái gọi là bài bản, dài hạn một cách mơ hồ. Nếu
có điều kiện hãy đến vùng cao 1 lần trong những ngày này, tôi tin sẽ
rất có nhiều người thay đổi suy nghĩ ngay sau những trải nghiệm đầu
tiên.
P/s: Dành cho những người lần đầu đi từ thiện vùng cao:
1.
Hãy liên hệ với địa phương để lấy thông tin về điểm đến càng nhiều càng
tốt ( địa điểm, điều kiện giao thông đi lại, ăn ở, phong tục tập quán,
thông tin về các đoàn từ thiện trước, số điện thoại của cán bộ xã... ).
nên tìm người biết về vùng đó đi cùng với đoàn.
2.
Nên mang những thứ gì ? Đồng bào vùng cao cái gì cũng thiếu, nhưng họ
cần và thích nhất mấy nhóm đồ thiết yếu sau: gạo, mì tôm, cá khô, chăn
ấm, mũ len, găng tay, cặp lồng đựng cơm cho trẻ học bán trú. Bánh kẹo
rất tốt, nhưng hơi xa xỉ, chỉ nên mua số lượng hợp lý để dành tiền mua
mấy nhóm đứng trước
3.
Về trang phục, đây là điểm khá nhạy cảm. Nên mua đồ mới 100% và chỉ nên
mua áo ấm, dép, mũ len, găng tay, khăn ấm và ủng cao su cho trẻ em.
Tất, giày và ủng lông tuy ấm nhưng không phù hợp vì trên đó đường trơn,
lầy lội và đi qua nhiều khe suối. Nếu bạn định tặng quần áo cũ thì phải
lựa thật kỹ và chỉ nên tặng áo khoác còn dùng tốt, nhất là phải còn đủ
cúc và xéc măng tuya. Quần tây, quần bò, áo sơ mi,áo thun cũ chắc chắn
bà con không dùng ( Nếu bạn ở Hà nội và thiếu áo rét bạn có sẵn lòng mặc
chiếc váy H.mông để đến cơ quan, siêu thị không? chắc chắn không và họ
cũng vậy, đó là văn hóa! đừng thắc mắc )
Nguồn: Ở đây
No comments:
Post a Comment