2016/02/03

Cười cợt sau sự ra đi của một con người, Tạ Phong Tần có xứng đáng là con người?

http://molang0205.blogspot.com/2016/02/cuoi-cot-sau-su-ra-i-cua-mot-con-nguoi.html


Chiềng Chạ

Sáng hôm nay nhiều tờ báo trong nước đồng loạt đưa tin xác nhận "Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu - Đại tá Nguyễn Chi Lăng đã chết ngày 28/01/2016. Hưởng dương 49 tuổi". Trang Một thế giới nói rõ hơn về con người đoản mệnh này như sau: 
"Sau một thời gian trị bệnh hiểm nghèo nhưng không khỏi, đại tá Nguyễn Chi Lăng - Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu đã qua đời.

Chiều 1.2, lãnh đạo UBND tỉnh Bạc Liêu xác nhận, Giám đốc công an tỉnh này là đại tá Nguyễn Chi Lăng đã qua đời ở tuổi 49 vào cuối tháng 1.2016.
Ông Chi Lăng sinh năm 1967 ở thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình (Cà Mau). Trước khi làm Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu, đại tá này là Trưởng Công an huyện Vĩnh Lợi và Phó giám đốc Công an Bạc Liêu. Tháng 10.2015, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu nhiệm kỳ 2015 - 2020, ông Chi Lăng tái đắc cử vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Nhưng sau nhiều tháng điều trị bệnh hiểm nghèo, đại tá đã không qua khỏi".
Thông thường trước sự ra đi của một con người, dù họ là ai, đã từng làm gì thì bản năng của một con  người sẽ  tự bảo cho họ cần phải làm gì. Đó có thể là một giọt nước mắt thương cảm, đó cũng có thể là một nén hương gửi đến người quá cố. Nhưng sự ra đi của Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu lại là sự ra đi của một con người "không bình thường" bởi lẽ ở độ tuổi 49 ông đã đứng đầu Công an một địa phương và có tên trong Ban  lãnh đạo cao nhất của địa phương đó (Ban Thường vụ tỉnh ủy Bạc Liêu). Với những gì đã xảy ra tại Việt Nam thì cũng xin xác nhận luôn 49 tuổi đứng đầu một Sở không phải là chuyện quá lạ lùng song với ngành Công an thì đấy cũng là điều đáng phải suy nghĩ thực sự. Và đấy là lí do khiến rất nhiều người, trong đó có tôi tiếc nuối sau khi tiếp cận thông tin trên. 
Thông tin về sự ra đi của Đại tá Nguyễn Chi Lăng trên một trang báo (Nguồn: internet). 

Vậy nhưng, tôi đã thực sự sốc hơn khi nghe Tạ Phong Tần (một người đã từng bị bắt, xét xử với tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam và hiện đang sống lưu vong tại Mỹ) khi giãi bày sau thông tin về sự ra đi của Đại tá Nguyễn Chi Lăng - Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu. Tần viết: 

"Ô hô! Chính tên ác ôn này đã chỉ đạo lính nó bao vây phá đám tang mẹ tôi, âm mưu cướp xác ko cho các em tôi đem về nhà làm đám tang, cắt điện cắt nước những nhà nghỉ, khách sạn nào cho người ở xa đến dự đám tang nghỉ. Chính thằng ác ôn này cho lính đánh đập, bắt bớ cha Anton Lm Le Ngoc Thanh khi cha và các anh em tín hữu đến nhà dự đám 100 ngày của mẹ tôi. Chính nó cũng cho lính đánh đập em gái tôi Tú Tạ Minh, chỉ đạo không làm visa cho người nhà tôi.



Chính thằng này cũng cho tay chân dùng thủ đoạn bẩn thỉu đàn áp Thượng tọa Thích Thiện Minh. Trời cao có mắt, ơn Chúa trừng trị đích đáng kẻ ác ôn,Nguyễn Chi Lăng ơi, mày cũng ko sống lâu hơn để hưởng cho hết cái nhiệm kỳ 2015 - 2020 mới tranh giành được. Đồng đội mày nó chơi mày đó. Thằng nào sẽ thay thế chức vụ của mày thì thủ phạm chính là thằng đó. Những thằng côn an ác ôn khác hãy nhìn cái gương Nguyễn Chi Lăng mà sám hối đi, may ra còn cứu vãn kịp tính mạng chúng mày". 

Khi nghe Tần nói tôi đã tự dặn lòng rằng với một kẻ vốn không thiện cảm với chế độ, xã hội hiện tại trong nước (đó cũng là lí do khiến Tần ra đi khi có cơ hội và chấp nhận không bao giờ quay về) và tinh thần chống Cộng quyết liệt (sau khi sang Mỹ) thì rất dễ hiểu tại sao người đàn bà từng công tác trong ngành Công an buông ra những lời độc địa, vô tâm và lạnh lùng sau sự ra đi của một con người đứng bên kia "chiến tuyến". Tuy nhiên, dường như từng ấy lí do thôi chưa đủ để thuyết phục tôi và để tôi tạm cho qua những lời lẽ của người đàn bà này (?). 

Trước khi bị bắt vào tháng 9 năm 2011 với tội danh tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam theo điều 88 - BLHS, Tạ Phong Tần đã từng có thời gian công tác tương đối lâu trong ngành Công an và do sinh năm 1968 nên Tần cũng thuộc thế hệ với vị Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu vừa qua đời. Sự đồng niên về tuổi tác và đã từng công tác cùng lĩnh vực, ngành nên lẽ ra khi tiếp cận những thông tin trên Tạ Phong Tần nên có một thái độ đúng mực thay vì xem đó như một thứ tin vui của bản thân. 

Mỗi một con người đều tự có trong mình một thứ là lí tưởng và trên hành trình của mình suốt 49 năm Đại tá Nguyễn Chi Lăng đã tự chọn cho mình một con đường riêng là đứng trong hàng ngũ của lực lượng Công an. Ông cũng  đã thể hiện sự kiên quyết, bản lĩnh của mình trong cái trận tuyến một mất, một còn của mình với tội phạm. Điều đáng nói là cái lí tưởng của vị Giám đốc Công an quá cố này lại không giống như những điều được Tạ Phong Tần cùng một đám người đồng "lí tưởng" thực hiện. Sự va chạm giữa hai lí tưởng đã khiến Tần phải vào tù và nay đang lưu vong nơi xứ người. Nói như thế để thấy rằng, dù với bất cứ điều gì, lí do ra sao và trạng huống hiện tại có khổ đau, bi đát như thế nào thì Tạ Phong Tần không có quyền oán trách. Bởi lí tưởng vốn dĩ nó là một thứ không có tội. 

Mặt khác, dù không thể xem là đại diện có tính tiêu biểu song về bản chất cuộc chiến mà Đại tá Nguyễn Chi Lăng từng thực hiện đối với Tạ Phong Tần và những người từng cổ vũ, khích lệ người đàn bà này là cuộc chiến giai cấp; là một cuộc chiến có tính tất yếu gắn với nhu cầu tự bảo vệ của mọi chế độ. Tạ Phong Tần thua không những cho thấy lí tưởng của những người như cô chưa xứng đáng được đứng trong xã hội, thậm chí chưa được chấp nhận và thế - lực của phía cô quá yếu so với những gì chính quyền đã và đang tạo dựng được. Cho nên, sẽ không có bất cứ điều gì ủng hộ Tạ Phong Tần trong những câu chửi rủa cay độc ở trên. Nó chỉ cho thấy cô không xứng đáng được gọi là con người theo nguyên nghĩa của nó!

No comments: