2016/01/04

KHI TRÍ THỨC TỨC GIẬN

 http://vietnamngayve.blogspot.com/2016/01/khi-tri-thuc-tuc-gian.html
 
 
 
"Luật sư gì mà mất dạy vậy trời?", Đó là lời thốt lên của Ngoc Nhi Nguyen khi chứng kiến một số hình ảnh chụp lại Stt, bình luận đăng trên FB cá nhân của Luật sư Lê Thiệp. Xin được đăng tải toàn bộ hình ảnh chụp lại từ FB của LS Lê Thiệp trước khi nói đôi điều. 
Trước hết phải thú nhận rằng đối với bất cứ ngành nghề gì thì phạm trù đạo đức đều có thể chi phối và đều quan trọng. Đó cũng là nguyên do phạm trù này được nói đến ở hầu hết các nghề nghiệp của các cá nhân khi xuất hiện những điều mà tạm gọi là "phi/vô đạo đức". Vấn đề đặt ra ở đây là nên đối xử như thế nào đối với những kẻ mà với chúng sự liêm sỷ, yếu tố đạo đức trong nghề nghiệp chỉ là một khái niệm xa lạ và chưa bao giờ được thực hiện trên thực tế. 

Mặc dù ủng hộ quan điểm cần một sự nhẹ nhàng, lịch thiệp trong phê phán, lên án và tẩy chay hành vi "phi/vô đạo đức" trong đời sống xã hội và yêu cầu người trí thức phải nói đúng giọng điều của kẻ có học, có trình độ. Vậy nhưng, sẽ phải làm gì nếu sự lên án, phê phán một cách có học đó chẳng đi đâu, về đâu và não trạng của những kẻ bị lên án, phê phán đó vẫn không thể thay đổi dù chỉ la một tí rất ít? Trường hợp LS Võ An Đôn (hiện đang làm việc, sinh sống tại tỉnh Phú Yên là một ví dụ). 

Được biết đến trong vụ án Ngô Thanh Kiều bị chết trong trại giam của Công an TP Tuy Hòa và thực tế phải công nhận rằng để một vụ án có dấu hiệu oan khuất, phạm tội của người thực thi pháp luật được đưa ra ánh sáng, vai trò của LS Đôn là rất lớn. Tuy nhiên, giũa cái ánh hào quang mà LS này có được với những thứ sau đó được LS Đôn tiến hành lại hoàn toàn khác nhau. Nhân danh cái nhãn mác "LS đem lại sự công bình cho nạn nhân Ngô Thanh Kiều" thay vì phát huy những điều tương tự thì LS Đôn lại hiện rõ là một kẻ "kỳ đà cản mũi" đối với việc thực thi công vụ của các cơ quan chuyên môn như Tòa án, Viện kiểm sát và cả cơ quan điều tra. 

Chân dung LS Lê Thiệp (Nguồn: Internet). 

Theo đó, LS Đôn tự cho mình được tham gia, tự nguyện tham gia vào những vụ án được cho là nhạy cảm và nổi lên theo đánh giá của dư luận. Việc tự nguyện bào chữa cho bị cáo Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) trong phiên tòa do Tòa án nhân dân Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức xét xử là một ví dụ. Với một người Việt Nam bình thường dù chỉ 1 lần tiếp cận thông tin vụ án của Nguyễn Viết Dũng cũng sẽ tự biết làm gì và tự phán xét được tại sao Nguyễn Viết Dũng lại bị tòa án đưa ra xét xử và không quá khó để đưa ra quyết định ủng hộ Tòa án trong vụ án vừa qua. Hơn nữa, một người học qua trường lớp tương đối bài bản như LS Võ An Đôn cũng thừa hiểu rằng mọi chế độ đều tự thân có nhu cầu tự bảo vệ mình trước những nguy cơ đe dọa; và sẽ là chuyện lạ nếu như chế độ đó đứng để nhìn một kẻ đang cổ súy, nhân danh một chế độ từng "cộng rắn cắn gà nhà', gây nên nỗi ác mộng lớn nhất thế kỷ 20 đối với dân tộc Việt Nam. 

Điều đáng nói, trước việc LS Đôn thể hiện ý định tham gia bào chữa cho Dũng và không ngừng thể hiện các quan điểm cá nhân trái chiều không ít người (trong đó có giới LS) đã khuyên ngăn bằng rất nhiều hình thức. LS Lê Thiệp là một trong số đó. Sự kiên trì có thể vô hạn nhưng thử hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu những góp ý nhiệt thành lại lãnh nhận những câu chưởi rủa, mạt sát đến khó hiểu. Cho nên, hiểu tường tận như thế để thấy rằng việc đưa ra những câu chưởi khó nghe của LS Lê Thiệp có thể sẽ đáng trách bởi dù sao ông Thiệp cũng là một trí thức như Ngoc Nhi Nguyen nói ("Móa ơi , cái ông LS Lê Thiệp này là ai mà nói chuyện mất dạy như côn đồ đứng đường vậy trời ? Cho dù ổng có ghét LS Đôn vì lý do gì đi nữa thì bản thân là trí thức , là LS mà mở miệng còn hơn hàng tôm hàng cá thất học ngoài chợ nữa !! - Ngoc Nhi Nguyen). Nhưng ở khía cạnh tâm lý con người thì tôi hoàn toàn đồng tình với LS Lê Thiệp bởi có thể LS Đôn chỉ sợ những câu chưởi như thế mà không chịu nghe lời hay ý đẹp. 

Vậy nên, nếu có trách tại sao LS Lê Thiệp lại nói những điều khó nghe thì nên chăng LS Võ An Đôn mới là kẻ đáng trách! 

An Chiến

No comments: