2016/01/19

Kế Hoạch Xâm Nhập Vào Đỉnh Cao Quyền Lực VN Của Vatican

Võ Đông Cung /KBCHN
 10-Jan-2016
Sự xâm nhập tôn giáo của Vatican vào cơ chế chính quyền trung ương của miền nam VN thực sự yểu tử từ năm 1965 chứ không phải năm 1975 như nhiều người trong chúng ta lầm tưởng - Võ Đông Cung
LTS: Nhưng coi chừng sự trở lại của họ, vẫn trèo cao lặn sâu, mặc dù có thể không bằng hình thức cũ. Link nguồn và hình ảnh do sachhiem.net cung cấp. (SH)
Chào quý khán thính giả,
Nhân đọc bài "Nhất giang lưỡng quốc..." nói về hai ông Phụ chính Đại thần Tôn Thất thuyết và Nguyễn văn Tường lộng quyền sát hại 3 vua nhà Nguyễn trong vòng 4 tháng, tôi có vài lời về giai đoạn lịch sử có liên quan đến việc này. Để có một nhận thức khách quan tôi xin đưa ra một chuỗi sự kiện quan trọng đã được bạch hoá mà các nhà nghiên cứu nước ngoài tóm lược tuần tự theo từng thời điểm.
Alexander de RhodesNhư chúng ta từng nghe biết qua, giáo sĩ Alexander de Rhodes đến Hà nội vào năm 1620 và được họ đạo Dòng Tên (Jesuits) ủng hộ cố gắng biến hai miền của Việt nam, Tonkin (Đàng Ngoài) và Annam (Đàng Trong) thành 2 nước toàn tòng đạo Thiên Chúa La mã. Đây là bước quan trọng nhất của Vatican trong kế hoạch thôn tính bằng quân sự lẫn chính trị vào Đông dương sau này. Alexander de Rhodes ở Hà nội thuộc Đàng Ngoài và dưới quyền cai trị của Chúa Trinh Tùng và Trịnh Tráng. Đến năm 1624 ông được Vatican gởi tới East Indies cho tới năm 1627 mới trở về và lưu lại Đàng Ngoài.
Năm 1630, ông bị Chúa Trịnh Tráng trục xuất, Chúa Trịnh phán: "Thiên Chúa giáo là một hiểm hoạ". Ông lánh sang Macao và năm 1640 ông vào Đàng Trong và giảng đạo cho tới năm 1649 thì bị Chúa Nguyễn Phúc Lan kết án tử hình. Chúa Ng Phúc Lan cũng phán:"Thiên Chúa giáo là một hiểm hoạ". Tuy nhiên ông được giảm án và bị trục xuất.
Alexander de Rhodes không xứng đáng là một nhà truyền giáo vì ông khích động người dân chống lại Chúa Nguyễn. Giáo sư tiến sĩ sử học Đông Nam Á, Mark McLeod, viết:
Giáo sư tiến sĩ sử học Đông Nam  Á, Mark McLeod"Các giáo sĩ cố ý tách rời người theo đạo Thiên Chúa ra khỏi quyền lực của Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn. Khuyến khích giáo dân chống lại và từ chối hợp tác xây dựng đền miếu mà họ cho là mê tín. Trong nội bộ, các giáo sĩ ngăn cấm giáo dân thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong các đền miếu trong làng. Ngăn đa thê mà luật lệ Việt Nam cho phép. Để biện minh, các giáo sĩ còn nói Thượng Đế của họ là chúa tể vũ trụ, tất cả các chủ thuyết và tất cả các đạo khác là tà đạo, là sai lầm. Các giáo sĩ là đại diện cho tất cả muôn loài trên quả địa cầu, và quyền lực của họ là đứng trên tất cả thế quyền của các giới chức".("The Vietnamese response to French intervention 1862-1874, Mark McLeod, Praeger Publishers, New York 1991, trang 6.)
Từ nhận xét này, ta thấy rõ âm mưu của Vatican có ý đồ, đem giáo quyền áp đảo trên thế quyền, của các lãnh đạo nước ta. Tôi xin trình bày hôm nay về ý đồ xâm nhập tôn giáo vào thượng tầng kiến trúc của chính quyền Việt nam
Đợt thứ nhất 1802-1835:
Vatican nhắm vào vùng Nam kỳ Lục tỉnh phì nhiêu màu mở nhưng còn hoang vu cần khai phá nên dốc công truyền giáo tại đây cho nhiều sắc dân đang sinh sống như Ấn, Thái, Mã lai, Miên, Lào, Tàu, Việt...trước khi đặt bộ máy chính quyền giáo phiệt vĩnh viễn. Nhưng Nguyễn Huệ bất thình lình thống nhất phỏng tay trên, nên Vatican ôm hận âm thầm sai giám mục Pigneau de Behaine, Bá Đa Lộc, tìm cách giúp Chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh vua Cảnh Thịnh tạo tình cảm với Chúa Nguyễn mở đường cho cơ hội tách miền nam ra khỏi nước Việt nam.
Bá Đa Lộc mang thế tử Cảnh theo làm con tin, sang Pháp xin cứu viện, đã thuyết phục thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam vì tham vọng thuộc địa, được các nhà viết sử Tây Phương ghi lại:
"Giám Mục Bá Đa Lộc đến Verseilles đầu năm 1787, cung cách ngoại lai của ngài làm mọi người luôn chú ý… Lúc đó Pháp đang trong thời kỳ gần sụp đổ hệ thống tiền tệ. Trước tiên, vua Louis XVI bác bỏ ý kiến mạo hiểm và hao tốn, nhưng Bá Đa Lộc cảnh cáo là Anh Quốc sẽ vồ lấy Việt Nam nếu Pháp tiếp tục chần chờ. Ngay lúc đó, Bá Đa Lộc liền đưa ra một kế hoạch đánh chiếm Việt Nam, ngay cả việc phát hoạ chính xác kế hoạch tổ chức quân đội cần thiết để Pháp có thể đánh chiếm một cách dễ dàng đến vua Louis XVI". (Vietnam a History, Stanley Karnow, Penguin Books 1997, trang 76.)
"Giám mục Bá Đa Lộc luôn nuôi nấng tư tưởng dựng lên một Đế Quốc Thiên Chúa (Catholic Empire) tại Á Châu, và lý luận rằng sự thắng thế một cách từ từ của chúa Nguyễn, với sự trợ giúp của ông là một giám mục Thiên Chúa giáo, sẽ đóng một vai trò quan trọng đem lại nhiều lợi ích cho đạo Thiên Chúa". (The Vietnamese response to French intervention 1862-1874, Mark McLeod, Praeger Publishers, New York 1991, trang 9)
Vua Gia Long vô ý nên Bá Đa Lộc cải đạo được hoàng tử Cảnh với âm mưu sau này Việt nam có một vị vua đạo Thiên Chúa. Lúc sắp lâm chung, Vua quyết định lập hoàng tử Đởm, con một vị hoàng phi lên kế vị, tức vua Minh Mạng. Đây là keo thứ nhất Vatican cài người Thiên Chúa giáo vào đỉnh cao quyền lực VN bị thất bại.
Đêm 10-5-1833, Lê văn Khôi phá ngục khởi nghĩa chiếm thành Phiên an Gia định, tuyên bố lật đổ triều đại Minh Mạng, đưa con hoàng tử Cảnh dòng chính thống là Nguyễn Phúc An Hoà lên làm vua. Vua Minh Mạng được tin truyền đem Nguyễn Phúc An Hoà và mẹ ra chém đầu.
Lê văn Khối mất, quân cách mạng đưa con trai Khôi là Lê văn Cu 8 tuổi lên thay, phụ tá là Nguyễn văn Chân làm tổng chỉ huy quân cách mạng. Cuộc chiến giữa triều đình và loạn quân dằng dai hơn 2 năm. Ngày 8-9-1835, quân triều đình đồng loạt tấn công ồ ạt khắp các cửa thành, đến trưa thì thành thất thủ. Trong số 6 lãnh tụ bại trận bị bắt có Lê văn Cu và Cố Du tức giáo sị Marchand. Họ bị đưa về kinh và bị xữ lăng trì. Dân quân trong thành bị giết tất cả 1831 người hợp táng vào chung vào một "mã nguỵ". Thành Phiên an bị san thành bình địa.
Bàn về sự tham gia của đạo Thiên Chúa vào việc nổi dậy của Lê Văn Khôi, sử gia Phạm Văn Sơn viết:
cũng như với các người ngoại quốc, họ Lê không để mất lòng ai, do đó uy tín của nước Việt Nam vang dội ra ngoài khá xa. Như vậy thì họ Lê bị “minh tru”, giới Thiên Chúa có lẽ nào vô tình? Nhiều người đã mang thư của Khôi đi tìm Giám Mục Taberd lúc đó ở Chantaboun có ý mời Giám Mục về Phiên An tiếp tay cho quân khởi nghĩa. Mưu đồ này bị chận đứng ở ngoài khơi Phú Quốc, nhưng sự kiện trên đây đã làm cho Minh Mạng hoảng sợ, và từ đó đã thi hành mọi biện pháp quyết liệt với các giáo sĩ và tín đồ. Có điều khiến ta ngạc nhiên trước vấn đề giáo dân Gia Định tham gia cuộc cách mạng ở thành Phiên An, là một số đại diện Thiên Chúa Giáo thuở ấy cũng như gần đây, đã cực lực phủ nhận. Họ nói Cố Du bị ép buộc và cả giáo dân cũng bị lôi cuốn theo phong trào khởi nghĩa, Thiên Chúa có bao giờ chủ trương đánh đổ vuachúa! Vô tình hay hữu ý, họ quên rằng trong các chính cương hay lý tưởng của đạo Thiên Chúa đã có thực chất cách mạng vì phải có chiến đấu cho công bằng và bác ái của loài người, thì cái đức công bằng và bác ái đó dung hoà thế nào được với cái gì làđộc tài, phong kiến, chuyên chế? Đạo Thiên Chúa ngót 20 thế kỷ trước đã bị vua chúa Tây Phương đàn áp cũng vì nó cấp tiến, vì nó muốn dẹp những mối bất bình và bất công trong xã hội loài người cũng như lý thuyết Khổng Mạnh ở Á Đông đã chủ trương Nhân Trị, Đức Trị, và Dân vi quý, quân vi khinh, khiến những lãnh tụ của nó là Chúa Jesus, là Khổng Khâu đã bị chà đạp thảm bại lúc sinh thời và đều chỉ thành công với thế hệ hậu sinh… Giáo dân Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử đã bị ngược đãi trong đức tin của mình, lại có ân nhân bị sỉ nhục quá đáng, luôn luôn bịchánh quyền đe doạ đàn áp, sao có thể bó gối ngậm tăm được? Trước phong trào nổi dậy này, sử gia M. Gaultier cương quyết nói rằng các giáo sĩ và đồng bào Thiên Chúa ở Nam Phần thuở đó có dự vào cuộc cách mạng của Lê Văn Khôi và sau khi lý luận về tôn chỉ của Thiên Chúa Giáo, M. Gaultier nhìn vào thực tế mà đặt ra câu hỏi này:
Ngoài ra, liệu ta có thể tưởng tượng rằng, giữa những giông tố làm rung động toàn quốc hồi đó, giáo dân và các giáo sĩ của họ, có thể bàng quan toạ thị, có thể yên lặng mà nghiền ngẫm đạo Chúa là đạo nhất thể, hoặc Thượng Đế với Chúa chỉ là một để đừng nghĩ rằng còn có một vấn đề quan trọng hơn, và những ưu tư về chiến tranh chẳng khuấy động sự bình thản của họ sao? Và theo ý chúng tôi ngày nay, nếu giáođường Miền Nam bây giờ phải chối cãi sự tham gia vào cuộc khởi nghĩa không khỏi là muốn tránh sự hận thù và khủng bố của chánh quyền thuở ấy. Như vậy những giấy tờ cực lực cải chính việc trên đây, trong khi Minh Mạng thẳng tay đàn áp Thiên Chúa, nếu dùng vào việc viết sử ắt phải hết sức thận trọng.(Việt Sử Tân Biên, IV, Phạm Văn Sơn, Khai Trí Xuất bản 1956, trang 359-361)
Trong trận đánh tại An Giang, sử gia Phạm Văn Sơn viết:
"Trong đám hải quân này có 2 ngàn giáo dân người Việt dưới quyền một linh mục tên là Nguyễn Văn Tâm tham gia trận An Giang. Họ chiến đấu rất hăng bên cạnh người Tàu, Tim, và Mã Lai nhưng khi quân của Trương Minh Giảng đánh mạnh quá thì nhiều quân Tim ra hàng. Cuộc chiến thắng của quân triều đình nhờ vậy được mau lẹ. Đối với tù binh là giáo dân, hai tướng của Minh Mạng đã tàn sát dã man không sao tưởng tượng được". (Việt Sử Tân Biên, IV, Phạm Văn Sơn, Khai Trí Xuất bản 1956, trang 367)
Tiến Sĩ Sử Học Đông Nam Á Mark McLeod đã nghiên cứu và viết:
"Tháp tùng với quân của Thái Lan có 2 ngàn quân “Thập Tự Chinh”, dưới sự chỉ huy của Linh Mục Nguyễn Văn Tâm. Quân của linh mục Nguyễn Văn Tâm bị cánh quân của Trương Minh Giảng đánh bại vào mùa Hè năm 1834". (The Vietnamese response to French intervention 1862-1874, Mark McLeod, Praeger)
Có lẽ lời kết luận của McLeod dưới đây đã làm các nhà bình luận gia Thiên Chúa giáo Việt Nam không còn chối cãi nữa gì được:
"Mặc dù không có tài liệu nói thẳng về sự tham gia của các giáo sĩ Thiên Chúa về cuộc khởi quân của Lê Văn Khôi, nhưng với sự có mặt của Cố Du vào lúc quân Minh Mạng chiếm được thành; với 2 ngàn “Quân Chữ Thập” của Linh Mục Nguyễn Văn Tâm; với sự kiện các giáo sĩ bản xứ làm việc dưới sự cố vấn của các giáo sĩ Âu Châu; với cuộc điều tra cho thấy trong 499 người nổi dậy có 66 người giáo dân bản xứ; cộng với bức thư kêu cứu gởi cho Monsignor Tabert tại Thái Lan, vì vậy sự tham gia của các giáo sĩ cũng như giáo dân địa phương là một điều không thể chối cãi được". (The Vietnamese response to French intervention 1862-1874, Mark McLeod, Praeger)
Chiến dịch gài giáo dân vào đỉnh cao quyền lực VN đợt dầu của Vatican thất bại hai lần: Hoàng tử Cảnh và Nguyễn Phúc An Hoà. Tôi nghĩ nếu Lê Văn khôi không chết sớm và quân triều đình không thể thắng được, có phải vùng đất Nam kỳ Lục tỉnh tách rời ra khỏi Việt nam và thành một quốc gia Thiên Chúa giáo từ hơn trăm năm trước rồi sao?
Đợt thứ hai 1884- 1955
Giống như Thái Lan, Trung quốc, Pháp và Vatican tranh thủ lập một người theo đạo nối ngôi khi vua Tự Đức mất. Nhưng trước khi băng hà năm 1883, vua Tự Đức ban di chiếu phong ba đại thần đương triều Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường và Trần Tiến Thành làm Phụ chính Đại Thần. Ba ông được vua trao cho quyền "Tam Ban Triều Điễn", xử tử bất cứ vua nào, con cháu của Vua Tự Đức, thông đồng với giặc Pháp và giặc Thiên Chúa giáo. Tam ban triều điển là cho phép hoàng tộc phạm tội tự tử giữ toàn thây bằng cách chọn một trong ba: tự tử bằng đoản đao, bằng cách thắt cổ với 6 thước lụa trắng hoặc bằng cách uống thuốc độc.
- Khi Vua Tự Đức băng hà, triều thần tôn Dục Đức, 31 tuổi lên ngôi. Pháp và các Giám mục tìm mọi cách can thiệp nhưng quá trể. Sau đó Pháp sắp sếp để Giám mục lẻn vào cung rửa tội cho Dục Đức. Nhờ có cắt cử nội thị theo dõi, Tôn thất Thuyết có đầy đủ các dữ kiện. Giửa buổi lâm triều, ông đưa ra tất cả các chứng cớ. Dục Đức nhận tội và chọn chén thuốc độc tự tử, chỉ làm vua được vài ngày.
- Triều thần lập Hiệp Hoà, 36 tuổi, lên thay. Chỉ được vài tháng vua Hiệp Hoà lại dẫm lên vết xe của vua Dục Đức. Tuy chọn chén thuốc độc nhưng vua không chịu uống nên bị áp lực đổ thuốc vào miệng.
Quan Phụ chính Trần Tiến Thành bị Pháp và linh mục mua chuộc trong vụ này nên bị ông Tôn Thất Thuyết sai nội vệ đến nhà giết chết.
- Trước tình thế này, các linh mục xúi Pháp buộc triều đình Huế phải cho Pháp tham dự và quyết định trong việc lập tân vương. Triều thần lập Kiến Phúc, 15 tuổi lên ngôi. Không lâu sau vua Kiến Phúc bất đắc kỳ tử vì bạo bệnh mà không rõ bệnh gì.
Kế đó triều thần âm thầm lập vua Hàm Nghi, 13 tuổi, em ruột của vua Kiến Phúc lên ngôi. Pháp buộc tội tôn lập mà không thông báo. Hai ông Thuyết và Tường năn nĩ, Pháp và các linh mục tạm ngừng chờ giải quyết sau. Trong khi chờ đợi, ông Thuyết cảm thấy không chịu nổi áp lục của Pháp và Vatican nên hai ông mở cuộc tấn công đồn Mang Cá. Việc bất thành, hai ông hộ giá vua Hàm Nghi chạy về chiến khu Tân Sở.
Thời đó có câu đối không biết của ai và ai đã dán trước cổng Bộ Lại, được dân Huế truyền miệng, tố giác âm mưu bẻ cong lịch sử của những giáo gian như sau:
Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết, Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường.
(Một sông hai nước làm sao nói, Bốn tháng ba vua hiểu đặng nào.)
Ý nói rằng trời không hai mặt sao đất lại nở hai vua, Bốn tháng chết ba vua là do âm và tham vọng của ai?
Hai ông phụ chính Thuyết, Tường vâng theo ý chỉ trong di mệnh của tiên đế Tự Đức chống việc Thiên Chúa giáo ngồi vào đỉnh cao quyền lực quốc gia, đưa đất nước vào vòng chư hầu cho ngoại bang, áp đặt toàn dân cải đạo như thời trung cổ ở Âu châu.. Ai cho rằng hai ông lộng hành thí quân chính là tiếp tay bọn xâm lược bẻ cong lịch sử, đánh lừa thế hệ mai sau.
Khi chiêu dụ vua Hàm Nghi không được, Pháp đưa Đồng Khánh, người đã cải đạo, lên ngôi làm "vua bù nhìn". Tiếp theo là một loạt vua cải đạo bù nhìn, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, và Bảo Đại, cùng với các quan cải đạo bù nhìn như Nguyễn Thân (tên Việt gian đốt xác cụ Phan Đình Phùng, trộn với thuốc súng bắn xuống Song La); Nguyễn Hữu Bài, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Thiên Chúa giáo, cha vợ của Ngô Đình Khôi (Khôi làm Tổng Đốc Quảng Nam cho Pháp); và Ngô Đình Khả (thân sinh của Ngô Đình Diệm) cũng được Đồng Khánh tiến cử vào. Đồng Khánh là ông cố ngoại của Trần Lệ Xuân (vợ của Ngô Đình Nhu), toàn bộ là một lũ cải đạo phản quốc phản bội tổ tiên làm tay sai cho Pháp…và tôi tớ cho Vatican.
Vua Đồng KhánhVua Thành TháiVua Duy Tân
Vua Đồng Khánh - Vua Thành Thái - Vua Duy Tân - ảnh chụp năm 1907
Đây là thời gian dân Việt hoàn toàn bị thống trị dưới sự bảo hộ của Pháp và đám giám mục linh mục, những vòi bạch tuộc của Vatican.
Năm 1933, Phó tổng thống Mỹ, Henry Agard Wallace qua đời, tổng giám mục Francis Spellman giới thiệu và xin với Tổng thống Franklin Roosevelt cho ông Harry Truman kế nhiệm chức Phó Tổng thống. Truman là một giáo dân dòng Đền (American Freemason). Ta có thể nhìn thấy được kế hoạch của Vatican trước khi thế chiến thứ 2 bắt đầu.
Nhưng TT Rosevelt tuyên bố hãy trả độc lập cho Đông dương gồm Việt miên Lào khiến Vatican không hài lòng. Trong một bài diễn văn trước quốc hội ngày 01.03.1945, tổng thống Roosevelt đọc:
"Buổi họp Crimean phải tuyên bố chấm dứt hệ thống hành động độc quyền, chia rẽ đồng minh, phân chia ảnh hưởng, cân bằng quyền lực, và tất cả các thứ khác, đã cố gắng hàng thế kỷ qua – nhưng luôn thất bại. Chúng ta phải đưa đề nghị để thay thế những thứ này, bằng một tổ chức quốc tế, mà tất cả các quốc gia yêu chuộng hòa bình, đều được một cơ hội tham dự".
Sau bài diễn văn, Tổng Thống Franklin Roosevelt đột ngột chết mà không tìm ra được nguyên nhân chính xác. Ký giả Stanley Karnow viết trong quyển “Vietnam a History”:
"tháng 5.1945, không bao lâu sau khi Tổng Thống Franklin D. Roosevelt chết, Phó Tổng Thống Harry Truman lên thay. Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Edward R. Stettinius xác nhận với Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Pháp Georges Bidault là Mỹ nhìn nhận chủ quyền của Pháp trên bán đảo Đông Dương". (Vietnam a History, Stanley Karnow, Penguin Books 1997, trang 18)
Tại sao Mỹ vừa mới tuyên bố trả độc lập cho Đông Dương chỉ được vài ngày, rồi lại xoay qua ủng hộ chính sách thuộc địa của Pháp tại Đông Dương? Chỉ cần là một người bình thường, không cần một kiến thức chính trị gì cả, ai cũng có thể thấy ngay tức khắc Vatican đã xâm nhập vào chính quyền Mỹ. Đã thay thế Franklin Roosevelt bằng Harry Truman. Và Truman sẽ ủng hộ Vatican tàn sát dị giáo tại Á châu
Giáo sư tiến sĩ sử học J. P. Daughton viết về "tên điếm" Vatican như sau:
"Các quan chức Đông Dương có lý do để tin rằng các nhà truyền giáo và các con chiên cải đạo hài lòng với kế hoạch của họ. Năm 1884, khi Pháp cộng thêm vào hai lãnh thổ bảo hộ là Annam (Trung Kỳ) và Tonkin (Bắc kỳ) vào sở hữu của Pháp tại Nam Kỳ và Campuchia, không những chỉ có các nhà truyền giáo Pháp được đưa vào Việt Nam, mà họ còn vận động đến các ngôi làng Thiên Chúa giáo đã có sẵn tại địa phương, đẩy mạnh phong trào Thiên Chúa hóa. Theo dự đoán, hội Société desètrangères de Paris địa phương đã có hơn 350 ngàn người Thiên Chúa giáo ĐôngDương, phần lớn tại Việt Nam. Thêm vào, các mục vụ truyền giáo còn tạo thành một mạng lưới hành chính sâu rộng, bao gồm 6 đoàn tông đồ (apostolic vicars), hơn 150 nhà truyền giáo Pháp, cộng với hơn 225 linh mục bản địa có thể rao giảng tại hơn 700 nhà thờ hay nhà nguyện (chapels). Để chuẩn bị cho kế hoạch Thiên Chúa hóa thế hệ tương lai, họ đã điều động 9 chủng viện (seminaries), hơn 600 trường học và trại trẻ em mồ côi, dạy hơn 10 ngàn học viên. Ngoại trừ Philippines, Đông Dương thuộc Pháp lúc đó là khu vực Thiên Chúa giáo đông nhất Đông Nam Á". (An Empire Divided,J.P.Daughton, Oxford University Press, NY, NY 2006,trg 65-66)
Với một số lượng đầu tư to lớn như vậy vào Đông Dương, thì làm sao Vatican có thể từ bỏ Đông Dương một cách dễ dàng?...
Nhưng Vatican không ngờ sự hợp tác chặc chẻ của người Quốc gia và người Cộng sản trong chiến thắng Điện biên phủ. Pháp đầu hàng vô điều kiện, cơ hội Thiên Chúa hoá Đông dương lần thứ 2 bị tan thành mây khói. Và Vatican sắp xếp thế cờ mới nhằm tách rời miền nam ra khỏi nước VN trong cuộc chiến mang tên "Chiến tranh lạnh". Vatican thành công trong việcxâm nhập vào toàn bộ đầu não bộ máy chính quyền VN một thời gian khá lâu. Nhưng Thế chiến thứ 2 và cuộc đảo chánh của Nhật một lần nữa khiến họ bị thất bại. Tuy nhiên, vẫn còn tiếc rẽ và đeo đuổi xâm nhập lần thứ 3 dưới hai chế độ VNCH của Ngô Đình Diệm và Nguyễn văn Thiệu.
Đợt thứ 3 1955 - 1965
Cuộc di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 thật ra đã được Vatican sắp xếp từ trước và đưa vào nghị trình hội nghị Geneve 1954. Đồng thời họ cũng móc nối với Pháp và Mỹ qua tay Hồng y Spellman tạo ra một Tổng thống Thiên Chúa giáo Ngô Đình Diệm để đưa về miền Nam trong vai trò Thủ tướng với vòng rào vững chắc bảo vệ của giáo dân di cư. Đàng sau hậu trường chính trị, họ đạo diễn cho ông Diệm truất phế Bảo Đại huỷ bỏ tổng tuyện cử toàn quốc và thành lập một quốc gia riêng biệt tại miền Nam và một chính quyền giáo phiệt. Hiệp định đình chiến Geneve 1954 đã bị Vatican biến thành hiệp định chia đôi đất nước một cách vĩnh viễn. Tiếp theo là chiến dịch cải đạo và tàn sát dị giáo thực hiện một cách tinh vi và hiệu quả nhờ khối viện trợ vật chất thực phẩm khổng lồ của Mỹ.
Biến cố Phật giáo ở Huế đã khiến chế độ Diệm mất lòng dân. Biểu tình khắp nơi, đàn áp bắt bớ khắp nơi và tự thiêu khắp nơi. Chế độ giáo phiệt của NDD cũng bị nhân dân tại Mỹ chỉ trích và biểu tình chống đối. Vào bước đường cùng Ông Diệm âm thầm bắt tay với Bắc Việt qua những cuộc họp trong rừng dưới danh nghĩa đi săn bắn. Hành động bắt tay với CS đi ngược lại với kế hoạch và quyền lợi của Vatican. Đi ngược lại với chiến lược domino của Mỹ, đi ngược lại với hiến pháp VNCH tức đã phản bội quân dân miền Nam. Là một Tổng thống mà phản quốc, thử hỏi còn chổ nào để dung thân.
Nhưng cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 cũng chỉ biến chế độ miền Nam từ giáo phiệt thêm phần quân phiệt. Súng nổ nhiều hơn, người chết nhiều hơn, chiến tranh kéo dài dai dẳng với liên quân 7 nước do Mỹ cầm đầu cố gắng giữ miền Nam tiếp tục là một nước giáo phiệt dùm cho Vatican. Trong lúc miền Bắc, ông Hồ vận động toàn dân nung nấu trong tim lý tưởng thống nhất đất nước. Với chi phí phải nuôi liên quân 7 nước và hơn một triệu quân bản địa mà một phần ba là lính kiểng lính ma người Mỹ ngày càng uễ oãi.
Đồng thời trước những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và nhân văn thế giới, những giáo điều cuồng tín, toà án dị giáo, kỳ thị tôn giáo... dần dà trở thành lỗi thời, không còn thuyết phục nhân dân thế giới nữa. Ngày kết thúc Cộng đồng Vatican II năm 1965 đã mở mắt cho Vatican không còn dám đem ý đồ đen tối đối với các tôn giáo khác như thời Trung cổ nữa. Vatican chỉ còn nghĩ tới làm thế nào để đừng bị sụp đổ, dừng lại và giữ gìn thể diện. Nhưng với tội ác như núi chồng lên núi đối với nhân loại khắp thế giới Vatican như một con tàu hoả khổng lồ trên cao tốc không thể dừng ngay lại mà không bị lật. Việc hảm phanh từ từ của Vatican khiến Nguyễn văn Thiệu vẫn còn trong mơ và nhục nhã khi nhiều người cho rằng ông bị Vatican và đồng minh bỏ rơi như từng bỏ rơi Ngô Đình Diệm.
Sự xâm nhập tôn giáo của Vatican vào cơ chế chính quyền trung ương của miền nam VN thực sự yểu tử từ năm 1965 chứ không phải năm 1975 như nhiều người trong chúng ta lầm tưởng.
Trước khi chào tạm biệt khán thính giả, tôi xin chân thành cảm ơn ông Duyên Sinh đã dày công tra cứu theo sách "Việt sử Tân biên" của sử gia Phạm Văn Sơn căn cứ và sử liệu đã được bạch hoá của phương Tây làm sáng tỏ nhiều nghi vấn mà sử liệu Việt nam dưới thời Pháp thuộc và giáo phiệt bị các giáo gian nằm vùng trong triều đình và chính quyền "bù nhìn" bóp méo sự thật, đánh lạc hướng thế hệ mai sau để tôi có cơ hội cô đọng lại trong một đề tài hội luận ngắn gọn hầu quý vị. Một điều mà ông Duyên Sinh trân trọng nhắc nhở các cấp chính quyền NNVN cũng như chúng ta ghi khắc vào tim là:"Thiên Chúa giáo là một hiểm hoạ".
Kính chào quý vị chúc quý vị một ngày bình an. 
Võ Đông Cung

No comments: