http://molang0205.blogspot.com/2016/01/hon-cot-hoang-sa-khong-co-hai-tu-phan.html
Mõ Làng: Nhân ngày cách đây 42 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa.
(Dân trí)
- "Để gìn giữ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, biết bao người con đất Việt
đã ngã xuống, kể cả binh lính Việt Nam Cộng hòa vào năm 1974 và sau này
nhiều ngư dân của Việt Nam đã ngã xuống vùng biển này" - Ông Đặng Ngọc
Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.
Đã
từ nhiều năm nay, cứ mỗi độ tết đến, xuân về là hàng triệu trái tim
Việt Nam ở mọi miền đất nước và cả ở nước ngoài đều hướng về Hoàng Sa -
Trường Sa với một tình cảm thương nhớ thiêng liêng, nỗi niềm đau đáu và
cả sự căm giận.
Thương
nhớ thiêng liêng, vì Hoàng Sa - Trường Sa là một phần máu thịt của Tổ
quốc Việt Nam, miền đất biên cương xa xôi nơi đầu sóng ngọn gió đã phải
đổi bằng biết bao mồ hôi và máu xương của con dân nước Việt qua biết bao
thế hệ.
Nỗi
niềm đau đáu vì một phần của mảnh đất này đang bị Trung Quốc dùng vũ
lực chiếm đóng trái phép, chưa đòi lại được và căm giận vì ngay lúc này
đây, Trung Quốc vẫn không ngừng các hành động khiêu khích, cường bạo đối
với ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá trên vùng biển chủ quyền của đất
nước mình.
Vì
vậy, việc ngày 17.1 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đặt viên đá đầu
tiên, khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn
để tưởng niệm những người con đất Việt đã hy sinh để bảo vệ vùng biển,
đảo Hoàng Sa đã trở thành một sự kiện trọng đại không chỉ của người dân
Quảng Ngãi mà là của nhân dân cả nước.
Trong
khi rất nhiều tượng đài, công trình kỉ niệm không được dư luận ủng hộ
thì ngược lại, Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa lại được đón nhận hồ hởi
bởi đây chính là tâm tư, tình cảm của đồng bào cả nước.
Với
tổng nguồn kinh phí hơn 70 tỷ đồng do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
đầu tư, được xây dựng trên diện tích khoảng 2ha, đây chưa phải là công
trình lớn so với những công trình trăm tỉ hay vài trăm tỉ. Thế nhưng ý
nghĩa của nó thì không phải công trình nào cũng so sánh được bởi Khu
Tượng đài nằm trên đỉnh núi Thới Lới, phía đông bắc đảo Lý Sơn, cách
Hoàng Sa khoảng 170 hải lý này là quê hương của Hải đội Hoàng Sa thời
nhà Nguyễn ra thực thi chủ quyền tại quần đảo.
Cũng
không chỉ ghi nhớ công lao hay thể hiện tình cảm của dân tộc đối với sự
hi sinh to lớn của cha ông và những người đã khuất vì Tổ quốc, công
trình tưởng niệm còn bày tỏ thái độ kiên định của chúng ta đối với thế
giới về chủ quyền miền đất này.
Tại
buổi lễ khởi công, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng
đã nói: “Chính phủ Pháp đã trao trả chủ quyền Hoàng Sa cho Việt Nam Cộng
hòa, Chính phủ Việt Nam sau này đã kế thừa chủ quyền này. Để gìn giữ
chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, biết bao người con đất Việt đã ngã xuống,
kể cả binh lính Việt Nam Cộng hòa vào năm 1974 và sau này nhiều ngư dân
của Việt Nam đã ngã xuống vùng biển này. Việc xây dựng khu tưởng niệm là
bắt nguồn từ nguyện vọng của nhân dân, ngư dân và đặc biệt là để cho
thế giới và thế hệ sau này hiểu rằng quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh
thổ thiêng liêng của Việt Nam”.
Vâng,
tất cả những người Việt Nam đóng góp và hi sinh vì Hoàng Sa, Trường Sa
đều được trân trọng ghi nhận và tưởng nhớ mà không phân biệt như lời của
Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng và cũng chính là tâm tư của Cựu binh Lê Hữu
Thảo, người trực tiếp tham gia trận hải chiến Gạc Ma ở quần đảo Trường
Sa ngày 14.3.1988.
Trên
báo Thanh niên ngày 17/1, ông Thảo nói: “Tôi tin rằng một phần khu
tưởng niệm chắc chắn để tri ân 74 người lính Việt Nam Cộng hòa đã hi
sinh trong trận chiến Hoàng Sa. Là người Việt Nam và không tiếc máu
xương bảo vệ lãnh thổ Việt Nam thì phải coi đó là người có công đối với
dân tộc. Trong trận Hoàng Sa đó, những người lính Việt Nam Cộng hòa
không đụng độ với quân đội nhân dân Việt Nam mà là đánh nhau với ngoại
xâm để bảo vệ biển đảo thì sự hi sinh của họ cần được ghi nhớ”.
Vâng, tất cả những ai hi sinh trong công cuộc chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc đều cần được ghi nhớ.
Hồn cốt Hoàng Sa không có hai từ “phân biệt”, phải không các bạn?
Bùi Hoàng Tám
No comments:
Post a Comment