2016/01/20

Có gì phải ồn ào khi "cụ rùa" chết

http://molang0205.blogspot.com/2016/01/co-gi-phai-on-ao-khi-cu-rua-chet.html


Mõ Làng

Cư dân mạng ồn ào về sự kiện "cụ rùa" Hồ Gươm vừa chết. Một số người, nhất là nhóm "lề trái" thì tranh thủ thêu dệt những liên tưởng về cái chết ấy với vận hội dân tộc, với đại hội Đảng diễn ra hôm nay... Những người khác thì cho rằng nó là bình thường, bênh tật, già yếu thì qua đời, chẳng có gì phải ồn ào. Một con rùa chết chẳng làm gì thay đổi được vận mệnh quốc gia.




















                               "Cụ Rùa" Hồ Gươm

Về mặt sinh học, rùa là loài bò sát lưỡng cư (sống cả trên cạn và dứi nước), có tuổi thọ cao và thân hình vững chắc. Nó có thể nhịn ăn uống mà vẫn sống trong một thời gian dài. Rùa không ăn nhiều, nhịn đói tốt nên được coi là một con vật thanh cao, thoát tục. Trên bàn thờ ở các đền chùa, miếu mạo, chúng ta thường thấy rùa đội hạc, rùa đi với hạc trong bộ đỉnh thơm ngát và thanh tịnh.

Trong văn hóa Á Đông, rùa tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Hình ảnh rùa đội bia đá, trên bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt Nam chứng tỏ rùa là loài vật chuyển tải thông tin và văn hóa. Tuy không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng là biểu trưng cho sự trường tồn của Phật giáo. Trong một số ngôi chùa thời Lý - Trần, rùa được chạm thành tường bằng đá làm bệ đội bia. Dáng rùa đầu to, mập, vươn ra khỏi mai, mõm thuôn nhọn, mắt nhỏ, bốn chân khép sát vào thân mai. 82 tấm bia đã ghi tên tiến sĩ đỗ đạt được đặt trên lưng rùa, một con vật biểu hiện sự trường tồn, hiện còn lưu giữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Rùa Hồ Gươm, còn được dân gian gọi là "Cụ Rùa" là con rùa đã sống tại Hồ Gươm từ rất lâu. Rùa Hồ Gươm là một loài rùa có tên khoa học là Rafetus vietnamensis, thuộc họ Ba ba (Trionychidae) trong bộ Rùa(Testudines), lớp Sauropsida (Mặt thằn lằn).

Theo di thể rùa chết vào năm 1967, hiện lưu giữ trong đền Ngọc Sơn thì cá thể đó có tuổi đời khoảng 900 năm, cân nặng 250 kg với chiều dài 2,1 m và chiều rộng 1,8 m. Cá thể còn lại mới chết nặng 169 kg với chiều dài toàn thân của Rùa là 185 cm; chiều rộng mai là 99 cm, chiều dài đuôi là 35 cm.

Trong dân gian, việc phân biệt họ rùa rất rành mạch. Xét về ngoại hình thì Rùa Hồ Gươm được xếp là ba ba lớn hay giải, là loại có mai mềm, trơn bóng, chân có màng (để bơi), chân và đầu không thể rụt hết vào mai, sống chủ yếu ở dưới nước. Khi trời nóng thường hay ngóc cổ lên khỏi mặt nước để thở. Mùa đông thỉnh thoảng phơi nắng.

Loại rùa da trơn có vỏ mai mềm này không được xếp vào hàng tứ linh của các loài Long, Lân, Quy, Phụng vì nó không phải là Quy về mặt danh xưng.




















                                "Cụ Rùa" trong Tứ linh

Loài rùa trong tứ linh được mô tả trong các tranh dân gian, trên các chạm khắc ở những nơi thờ tự, linh thiêng chủ yếu sống trên cạn, mai cứng, nhô cao, chân có móng, đầu và chân có thể thu hết vào mai khi ngủ hoặc tự vệ.

Truyền thuyết thần Kim Quy có từ những ngày khai thiết. Ngược dòng lịch sử của người Việt xa xưa sẽ gặp truyền thuyết về thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa và tặng nhà vua cái móng để làm lẫy nỏ chống quân của Triệu Đà. Còn rùa trong Hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm thần Thuận Thiên cho rùa thần Kim Quy. Ngay địa danh Hồ Gươm, hò Hoàn Kiếm của nó cũng căn cứ trên huyền tích đó vào đầu thời nhà Hậu Lê.  

Theo các chuyên gia về rùa thì rùa Hồ Gươm từng có 4 cá thể được xác định và số phận của chúng như sau:

Một cá thể có xác được lưu trong chùa Hưng Ký (Hoàng Mai, Hà Nội, không rõ chết năm nào), hiện đã chuyển về Bảo tàng Hà Nội.

Một cá thể bị chết năm 1962, khi bò lên vườn hoa Chí Linh (nay là vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ) sau một cơn mưa lớn. 

Một cá thể chết ngày 2 tháng 7 năm 1967, xác hiện nay được lưu giữ trong đền Ngọc Sơn. 

Cá thể duy nhất còn lại vừa mới chết hôm qua (19/1). Cái chết của "cụ" đã làm người dân thủ đô cũng như cả nước bâng khuâng, luyến tiếc vì nó gắn với truyền thuyết mà ai cũng được học, được nghe từ tấm bé.
Trở lại vấn đề đang bàn đến, cái chết của "cụ rùa" liệu có ảnh hưởng gì đến vận mệnh đất nước? Chắc chắn là không, vì đấy là một hiện tượng tự nhiên, nếu gắn nó với vệnh mệnh ai đó, chủ thể nào đó thì là mê tín. Người cộng sản không mê tín.

Ai đó đem nó gắn với sự kiện đại hội Đảng thì sao lại không gắn với ngày đó (19/1) là ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, ngày mà giàn khoan 981 của Trung Quốc đang được kéo vào Biển Đông.  

Còn nhớ mới đây, con đại bàng đầu trắng (biểu tượng của nước Mỹ) có tuổi thọ 38, bị ô tô tông chết hôm 2/6/2015 ở New York mà nước Mỹ vẫn bình yên, thịnh vượng. Tương tự như vậy, còn nhiều ví dụ nữa trên khắp thế giới về biểu tượng quốc gia bị hủy hoại mà chẳng hề hấn gì.

Chẳng có gì phải ồn ào khi "cụ rùa" chết cả.

No comments: