http://molang0205.blogspot.com/2016/01/chua-khong-thanh-hien-nhung-ke-chuyen.html
Chiềng Chạ
"Linh mục người được Chúa thánh hiến" là tiêu đề trong môt đoạn luận được chủ FB Hung Tran chia sẻ.
Linh mục Đặng Hữu Nam, Quản xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu (Nguồn: Internet).
Người viết hoàn toàn đồng ý với luận điểm này bởi nếu không có "Thánh
hóa" của Chúa thì làm sao một người trần, mắt thịt (trước khi trở thành
một vị tu sỹ, Linh mục) có thể rao giảng, đem Tin mừng của Chúa đến với
các cộng đoàn, tới tín đồ của mình. Sự "Thánh hóa" cũng có vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc thiết lập sự tôn trọng của cộng đồng dân chúa
giành cho người được lãnh nhận sự thánh hóa đó bởi dù không phải là sự
hiện diện phồn thực đến 100% của Chúa nhưng các tín đồ đã gửi gắm tình
yêu vào Chúa thông qua người đại diện của người.
Để làm rõ hơn ngữ nghĩa tốt đẹp và thiêng liêng của hai từ "Thánh hóa",
xin được trích dẫn định nghĩa về điều này trên Wikipedia:
"Thánh hóa theo nguyên nghĩa là biệt riêng ra cho một mục đích đặc biệt, đó là làm nên thánh hoặc trở nên thiêng liêng. Vì vậy Thánh hóa ngụ ý một tình trạng hoặc một tiến trình được biệt riêng ra để được nên thánh.
Đối với Công giáo Rôma: Thánh hoá một trong hai kiểu ơn ban của Thiên Chúa dành cho loài người (kiểu còn lại là Trợ giúp). Thánh hóa là sự sống siêu nhiên của Chúa Ba Ngôi thông ban cho con người, làm cho con người nên giống Chúa Kitô, và đáng được hưởng gia nghiệp Nước Trời. Ơn này được ban khi tín hữu nhận phép Thanh Tẩy và bị mất khi ta phạm tội trọng.
Về việc Thánh hóa qua hình thức phong Thánh, Giáo lý Công giáo giải thích rõ trong số 828: "Bằng cách phong Thánh một số tín hữu, nghĩa là bằng cách long trọng tuyên bố rằng họ đã thực hiện các nhân đức một cách anh dũng và sống trung thành với Ơn Chúa, Giáo hội nhận biết quyền năng Thánh Thần của sự Thánh thiện nơi Giáo hội và duy trì niềm hy vọng của các tín hữu bằng cách đề xuất các vị Thánh là những tấm gương sáng và la những người cầu thay nguyện giúp. Các vị Thánh luôn là nguồn canh tân trong những hoàn cảnh khó khăn nhất trong lịch sử Giáo hội".
Sự thánh hóa được Hung Tran nhắc đến trong trường hợp này là "Thánh hóa qua hình thức phong Thánh". Về ý nghĩa này thì Hung Tran
đã đúng (nhưng chưa hoàn toàn) khi cho rằng: "Thân thể của một linh mục
không phải là bình thường như người thường, linh mục người được Chúa
thánh hiến, là hiện thân của Chúa Giesu ở trần gian, đụng chạm tới linh
mục là đụng chạm tới niềm tin của người công giáo. Linh mục không phải
chỉ có quyền nơi mình cai quản hay không phải chỉ được giảng nơi mình
cai quản mà bất kỳ nơi nào linh mục cũng được phép giảng dạy bởi vì linh
mục là người cha chăn dắt đời sống linh hồn cho con chiên. Linh mục là
người của công lý, sự thật". Tuy nhiên, cái sự "đúng" ở đây vẫn chưa thể
hoàn toàn bởi lẽ sự nhận thức về ý nghĩa của "thánh hóa" được nói đến ở
trên chỉ là góc nhìn của những người theo đạo, những người mang trong
mình một tín ngưỡng, niềm tin tuyệt đối vào một đấng toàn năng nào đó.
Và với những người không theo đạo thì sao? thì xin thưa rằng đối với
những người không theo đạo, chủ thể được "Chúa thánh hóa" ấy cũng chỉ là
một con người bình thường có tín ngưỡng, có chăng điểm để phân biệt họ
với những người có tín ngưỡng khác là họ được Giáo hội (tổ chức) ban cho
một thứ quyền năng đặc biệt: Thay chúa trời chăn dắt, cai quản đàn
chiên nơi trần thế. Đây cũng là lí do khi nhìn nhận về một vị tu sỹ,
Linh mục sẽ luôn luôn có hai mặt "Đạo" và "Đời". Và có thể ở phương diện
tín ngưỡng "Linh mục là người của công lý, sự thật" nhưng điều đó chưa
chắc hiện diện ở phương diện đời sống quan hệ xã hội bình thường và
những lúc họ không chuyên tâm rao giảng lời Chúa.
Sự việc Linh mục Anton Đặng Hữu Nam va chạm giao thông với một nhóm
người trên đường đi chữa bệnh về nhà xứ đúng vào tối cuối cùng của năm
cũ (2015) vừa qua có thể xem là một minh chứng không thể rõ ràng hơn về
tính "đạo" và "đời" trong một vị Linh mục.
Ở bài viết trước,
tôi đã nhắc đến chi tiết, có thể do bệnh lý nên mỗi khi tức giận hoặc
có gì đó không bằng lòng Linh mục Anton Đặng Hữu Nam thường "xả" bực tức
lên đám con chiên của mình; một số người bị "Cha Nam" đánh mà không
hiểu lí do vì sao? Họ cũng hoàn toàn không có bất cứ sự phản kháng manh
động, đáp trả nào lại hành vi vô cớ, ngang ngược của Cha xứ bởi với họ
Đức tin là một thứ thiêng liêng và do Cha xứ mang trên mình quyền năng
của Chúa nên dù có bực tức đến mấy nhưng lí trí, đức tin không cho phép
họ làm cái gì đó thái quá. Nhưng đối với những người không theo đạo thì
hoàn toàn khác, hành động của họ chỉ bị chi phối chủ yếu bằng lí trí và
cảm quan của bản thân, cho nên với họ vị trí của 'sự thánh hóa" không có
chỗ để tồn tại.
Vậy nên, việc xảy ra ẩu đả giữa Linh mục Anton Đặng Hữu Nam với một đám
người không theo đạo là chuyện hết sức bình thường. Và tôi nghĩ rằng,
Linh mục Nam sẽ nhận được nhiều sự yêu mến hơn của không chỉ của những
người theo đạo Công giáo (cả người không theo đạo) nếu trong tình huống
vừa qua Linh mục Nam không có những hành động thái quá như thế. Sự
"thánh hóa" của Chúa đối với Linh mục Đặng Hữu Nam ban đầu có thể rất
tốt nhưng có vẻ như thời gian đã làm giảm đi rất nhiều cái tinh thần
"thánh hóa" thiêng liêng đó trong con người vị Linh mục ngoa ngôn và bất
chấp đạo lý này.
No comments:
Post a Comment