2016/01/19

74 TỬ SĨ VNCH VÀ SUY NGẪM VỀ THỨ GỌI LÀ "ĐỒNG MINH" CỦA MỸ

 http://vietnamngayve.blogspot.com/2016/01/74-tu-si-vnch-va-suy-ngam-ve-thu-goi-la.html
 
 
Lại một ngày 19/1 đến và trôi qua, ngày mà những hậu duệ của "thây ma" VNCH lại ra rả đòi phía chính quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm với 74 lính hải VNCH đã mất trên quần đảo Hoàng Sa vào ngày này năm 1974 và những người thân của họ. Nói đi thì phải nói có lại, dù 2 bên đó là Mỹ đã ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; dù nội dung cơ bản trong Hiệp định Paris, trong đó có các nội dung là:

Mỹ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Mỹ phải rút hết quân Mỹ và quân của các nước thân Mỹ, phá hết các căn cứ quân sự, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Các bên để cho nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai của mình thông qua tổng tuyển cử tự do. Nhưng thực tế, Mỹ vẫn để lại một số lượng lớn cố vấn ở lại miền Nam Việt Nam hòng bí mật dùng quân VNCH tiêu diệt Quân và nhân dân Việt Nam, biến VN trở thành "thuộc địa kiểu mới" của Mỹ.
Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa (Nguồn: báo Vietnamnet)

Với tư cách là "đồng minh" của chế độ VNCH, vậy mà khi số lính hải quân VNCH ra bảo vệ Hoàng Sa trước sự tấn công của Trung Quốc thì "thiên đường" Mỹ đã thể hiện tính "đồng minh" như thế nào? Vâng, không hề có một bóng dáng người Mỹ nào hay một động thái nhỏ nào của Mỹ thể hiện tinh thần "đồng minh" với VNCH trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974 với Trung Quốc. Nói trắng ra, Mỹ đã bỏ mặc lính VNCH - chế độ do Mỹ dựng lên, nuôi dưỡng để trở thành tay sai trung thành, là chế độ để Mỹ sai khiến giúp tham vọng thâu tóm toàn bộ mảnh đất cong cong hình chữ S thuộc Mỹ nhằm tiến tới các tham vọng bá chủ khác. 

Ngược dòng lịch sử, tháng 2/1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông tại Bắc Kinh. Theo tài liệu của Đại sứ quán Mỹ trên Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Mỹ tháng 4/2006 thì sau cuộc gặp này, Mỹ và TQ đã cùng đưa ra tuyên bố chung phản đối "bá quyền" tại châu Á - Thái Bình Dương. Đến năm 1973, Bắc Kinh và Washington mở “văn phòng liên lạc” ở thủ đô mỗi nước. Động thái này được cho là sự đánh tráo khái niệm, tên gọi "văn phòng liên lạc" không khác gì Đại sứ quan, hay chăng chỉ khác tên gọi. Nó đánh dấu cho sự bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Chính những sự kiện trên đã chứng tỏ Mỹ đang trong thời gian "làm lành" với TQ nên Mỹ đã bỏ mặc "đứa con" VNCH bằng cách "án binh bất động" trong trận chiến Hoàng Sa 1974.

Theo nguồn tin thì sau khi TQ chiếm được Hoàng Sa thì ngay lập tức Tổng thống VNCh Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho 4 phi đội tiêm kích F5 bay từ Biên Hòa ra Đà Nẵng (mỗi phi đội có 24 tiêm kích) kết hợp với 1 phi đội ở Đà nẵng để chuẩn bị giành lại Hoàng Sa. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã không ra lệnh cho chiến đấu cơ xuất kích để oanh tạc tàu chiến Trung Quốc, dù rằng với thực lực F-5 lúc bấy giờ có thể giúp VNCH giành lại được Hoàng Sa từ tay Trung Quốc. Tại sao Nguyễn Văn Thiệu lại không ra lệnh cho các tiêm kích xuất kích ra Hoàng Sa để giành lại biển đảo của Tổ Quốc? 

Nhiều tài liệu quốc tế cho rằng, chính "thiên đường" Mỹ đã gây áp lực để chính quyền Nguyễn Văn Thiệu không ra lệnh xuất kích vì không muốn đụng chạm, không muốn làm ảnh hưởng đến mối quan hệ vừa hàn gắn và "làm lành" giữa Mỹ và Trung Quốc. Sâu xa hơn, thâm độc hơn đấy là Mỹ đã dự liệu được vào một thời gian gần nhất, phía Quân đội và nhân dân Việt Nam sẽ đánh thắng chế độ tay sai của chúng - Ngụy quân, ngụy quyền và sẽ đưa VN phát triển theo con đường Xã hội Chủ nghĩa - một chế độ đối trọng với chế độ của Mỹ. Hành động bỏ mặc, "làm ngơ" của Mỹ trước tình hình "đứa con" của mình - lính VNCH đã bỏ mạng ngoài Hoàng Sa bởi súng đạn của Trung Quốc là muốn tạo ra xung đột, thù địch giữa VN và TQ để Mỹ trở thành "ngư ông đắc lợi". Mỹ đã "bán đứng" đồng minh VNCH khi "đứa con" kiêm "đồng minh" của mình đã hết hạn lợi dụng, để thực hiện bàn cờ chính trị mới, có lợi cho đế quốc. 

Công bằng mà nói, Việt Nam ngày nay đã xóa bỏ quá khứ, hướng tới tương lai, tích cực thực hiện các chính sách hòa hợp dân tộc, tạm gác những nỗi đau của lịch sử, của quá khứ để dựng xây và phát triển đất nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn đặt vấn đề chủ quyền quốc gia thiêng liêng, đất liền, biển đảo của VN là bất khả xâm phạm lên trên hết. Dù lũ sâu mọt ẩn nấp phá hoại đất nước, dù các tổ chức, hội/nhóm phản động ra rả các luận điệu chống phá khi lợi dụng các sự kiện, khoét sâu, kích động thù hằn dân tộc thì nhân dân VN, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước luôn khẳng định đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Xin được mượn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay lời kết cho bài: "Không đánh đổi chủ quyền để lấy hữu nghị viển vông". Lũ "zân chủ", "nhân quyền" đừng hòng có thể dùng thủ đoạn dựng lên chuyện nội bộ Đảng chia rẽ, bị ảnh hưởng của "thiên triều" Tàu khựa để lừa bịp dư luận, xuyên tạc, bịa đặt về các thông tin. 


An Chiến

No comments: